“Truy tìm” xe bánh di động ngon nhất Sài Gòn
Ở Sài Gòn có một xe bán bánh lưu động đã tồn tại hơn chục năm trên khắp các ngả đường dù mưa hay nắng. Không dễ để tìm được nó và cũng chẵng khó nếu bạn và xe bánh ấy thật sự có duyên.
Lần đầu tiên tôi được ăn món bánh này là vào một chiều lạnh cuối năm 2010 tại con đường nhỏ trong ngõ Nguyễn Gia Thiều – quận 3. Lần đầu với bao nghi ngại về chất lượng và vệ sinh nên chỉ “rón rén” mua thử 3 loại là bánh mè đen, bánh da lợn cuộn và bánh plan kiểu Trung Hoa. Khi mấy đứa tranh nhau nếm thử hương vị ban đầu thì đã không kềm chế được trước cái ngon quá đỗi bất ngờ và tuyệt vời của nó, xôn xao một lúc, quay đi quay lại thì chú bán bánh đã “biến mất” phương nào. Tiếc “đứt ruột”!
Một vài lần sau đó chúng tôi có thử quay lại con đường này vào giờ cũ nhưng không gặp lại chú bán bánh di động nữa. Có một lần đi ngang nhà văn hóa phụ nữ thấy “giống giống người xưa” thì tấp vô mua thử – cảm giác thất vọng não nề, bánh không béo và thơm như đã từng ăn được, xui sao lại còn có mùi bánh cũ khiến tôi “chạy xa”.
Video đang HOT
Rồi may mắn đã đến, duyên phận thế nào mà tuần vừa rồi tôi lại được gặp chú bán bánh xưa khi đang lang thang trên con đường Nguyễn Văn Thủ – quận 1. Hỏi ra mới biết chú hay bán ở khu này mỗi giờ tan học (tầm 10h trở đi…), nơi chú dừng xe phục vụ khách là cái ngõ nhỏ phía sau trường Đinh Tiên Hoàng (đồng thời đây cũng là địa điểm gần trường Trần Văn Ơn). Sau đó thì sẽ chạy lòng vòng khắp các quán ăn, khu phố… (ví dụ như quán Hồ Tây – Trần Cao Vân vào mỗi buổi trưa).
Theo chú bán bánh tâm sự, tất cả bánh này đều cho nhà chú làm và đem đi bán, lấy công làm lãi. Chú bắt đầu công việc này đã hơn chục năm rồi, nhiều khách hàng ăn của chỗ bán “copy” không ngon nên cũng hay mắng vốn oan cho chú nhưng chú khẳng định là “họ và tôi không có giống nhau, bánh tôi làm chỉ có tôi bán” – bằng cái giọng lơ lớ người Hoa nghe thật thà.
Điểm cộng cho hàng bánh di động này là chất lượng cực ngon nhưng giá cực rẻ. Chỉ 5k/ phần bánh hình vuông béo ngậy và thơm lừng mùi gia vị. Bánh mè đen, bánh khoai mì, bánh da lợn (có 2 loại cuộn tròn nhân đậu xanh và loại vuông không nhân cho người ngán đậu), bánh đậu xanh… và đặc biệt nhất chắc có lẽ là món xôi xiêm – bánh plan tuyệt hảo.
Xôi xiêm được nấu với nước cốt dừa nguyên chất béo ngậy, thơm lừng – ăn chung với bánh plan gia truyền có gia vị (không ngọt như kiểu bánh plan bình thường) cực lạ miệng và ngon hết chỗ chê.
Theo TTVN
Bánh da lợn Hội An
Hội An chiều cuối thu, tôi tìm tới góc hàng cuối con phố nhỏ, nơi mấy du khách nước ngoài đang đợi những chiếc bánh da lợn từ tay cô bán hàng.
Những mâm bánh da lợn được bày bán dọc con phố nhỏ - Ảnh: T.LY
Phố Hội có quá nhiều món ăn để thực khách phải nhung nhớ, vấn vương và có lẽ trong đó không thể thiếu món bánh da lợn. Nhìn những chiếc bánh xinh xinh với màu sắc nhẹ nhàng quyến rũ trông như một tác phẩm nghệ thuật, hẳn ai cũng cảm nhận được để làm nên món bánh này là cả một sự kỳ công.
Cũng là đậu xanh, bột nếp nhưng cầu kỳ từ việc chọn nguyên liệu cho đến hấp bánh nên chiếc bánh da lợn ở Hội An có hương vị và cách trình bày riêng, không giống ở các nơi khác. Chẳng thế mà từ lâu nay, những tấm bánh này cũng trở thành một miếng ngon của phố Hội.
Bánh da lợn Hội An đặc biệt mang hương vị bột nếp lúa mới - thứ bột nếp được làm từ loại nếp ngon, mới gặt hột còn mẩy, chắc, ít lộn tẻ để mặt bánh luôn láng mượt, óng ả. Đậu xanh làm nhân bánh hạt phải nhỏ, ruột vàng, sau khi loại bỏ những hạt sâu, vo sạch đem hấp thật chín rồi đánh nhuyễn.
Thay cho sức người, ngày nay có thể dùng máy xay nhuyễn đậu xanh, như thế đậu sẽ rất mịn và bánh càng ngon.
Hấp dẫn những miếng bánh da lợn - Ảnh: T.Ly
Dáng hình và màu sắc của bánh là rất quan trọng, vì vậy người làm bánh phải cẩn thận, khéo léo. Khi làm bánh những người thợ khéo tay còn vắt nước cốt dừa, giã lá dứa tươi trong nước dừa để lấy màu xanh tự nhiên và tạo mùi vị hấp dẫn hơn. Nước cốt dừa, bột năng, bột nếp, đường chia làm đôi, một nửa đem hòa với hỗn hợp đậu xanh, nửa còn lại hòa với hỗn hợp lá dứa, lọc qua rây nếu thấy bột bị lợn cợn.
Bánh được hấp trong những khuôn nhỏ hình trái tim, hoa lá hoặc trong khuôn lớn rồi cắt nhỏ thành miếng hình vuông xinh xắn, vừa phải để du khách có thể vừa cầm vừa ăn.
Trước khi hấp, láng một lớp dầu ăn vào lòng khuôn, đặt khuôn vào nồi hấp. Đổ một lớp hỗn hợp lá dứa vào khuôn, hấp chín xong thì đổ tiếp hỗn hợp đậu xanh. Làm tương tự cho đến khi hết bột hoặc vừa đầy khuôn (các lớp bột cần hấp chín hẳn mới đổ tiếp). Khi chín lớp cuối cùng lấy khuôn ra, đợi thật nguội mới lấy bánh ra khỏi khuôn.
Bánh da lợn Hội An ăn hơi dai, vị thanh dịu, thoang thoảng mùi thơm hương nếp mới, beo béo vị nước cốt dừa. Chỉ cần cắn một miếng thôi mà như tận hưởng cả mùi thơm đặc trưng của hương đồng cỏ nội. Có thể thời gian trôi sẽ làm phai dấu đi nhiều thứ, nhưng nhìn những du khách hào hứng cầm những chiếc bánh trên tay, tôi tin rằng bánh da lợn phố Hội sẽ mãi thơm hương trong lòng mỗi người.
THANH LY
Theo tuổi trẻ
Bánh trung thu lạ vị với thạch rau câu béo ngậy Bánh trung thu từ lâu đã trở thành món truyền thống ngàn đời vào mỗi dịp tết Trung thu. Nhưng bạn có biết, "model" của những năm gần đây là bánh trung thu như thế nào không? Ghé thăm hàng rau câu nhân bánh plan ở gần trường đại học Văn Lang (quận Bình Thạnh)vào những ngày gần đây, bạn sẽ thấy có...