Trung Quốc: Giáo viên ép học sinh ăn hết suất cơm trưa dẫn đến tử vong
Câu chuyện là bài học cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh về chế độ ăn uống cho con.
Nhà trẻ, trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên ngoài gia đình mà mỗi người phải trải qua. Nơi đây sẽ hoàn thiện nhân cách và tập cho trẻ em những kỹ năng sống ban đầu trước khi đến với các cấp học lớn hơn. Tuy nhiên, không phải ngôi trường nào cũng đủ chất lượng để cha mẹ tin tưởng gửi gắm.
Mới đây, một sự việc đáng buồn đã được báo chí Trung Quốc đưa tin. Theo đó, chị Vương có con trai 4 tuổi phải xin phép công ty nghỉ làm 1 tuần để trông con. Trước đó, nhà trường nơi chị gửi con đã thông báo cho phụ huynh đến đón con về ngay trong giờ học.
Chị Vương cho biết, mình đã tá hỏa vì nghĩ con đã xảy ra vấn đề gì ở lớp. Nhưng đến nơi, chị thấy không chỉ có chị mà còn nhiều phụ huynh khác cũng đang có mặt tại đó đón con về nhà. Ngoài sự có mặt của người thân các cháu nhỏ, còn có các đơn vị chức trách đang niêm phong lối đi vào bên trong khuôn viên trường.
Sau khi hỏi han, chị mới biết rằng đã có 1 cháu bé tử vong tại trường sau giờ nghỉ trưa. Bố mẹ của đứa trẻ xấu số này cũng có mặt tại hiện trường. Đi cùng có rất nhiều người thân, họ gây náo loạn khu vực cổng trường và không được phép cho vào.
Được biết, trong giờ ăn trưa, đứa trẻ trên đã không ăn hết suất ăn của mình và vẫn còn đồ ăn thừa, cậu bé còn tỏ ra khá nghịch ngợm. Cô giáo thấy thế liền nói với em nếu con không ăn hết thì cô sẽ phạt, các bạn cũng sẽ không ai thèm chơi với mình.
Với tâm lý của một đứa trẻ, khi nghe đe dọa liền tỏ ra sợ sệt mà nhanh chóng ăn hết những gì còn sót lại. Lúc sau, em nói cô giáo rằng mình muốn đi vệ sinh. Lúc này, cô cũng vừa cho các bé khác đi vào toilet 1 lượt, thấy cậu bé đã ăn chậm còn đòi đi vệ sinh không đúng giờ, giáo viên này lại trách mắng em lần nữa, cho rằng cậu bé đang cố tình quấy rầy mình.
Sau khi chơi được một lúc, cô giáo cho cả lớp đi ngủ trưa. Cậu bé nói mình không thể ngủ được, liên tục kêu khóc, buộc hiệu trưởng phải xuống và an ủi em. Vì thường ngày, đứa trẻ này khá hiếu động nên ai cũng nghĩ em đang cố tình nhõng nhẽo. Được một lúc, sau khi nghe dỗ dành, cậu bé cũng nằm xuống và ngủ.
Đến lúc chuông báo thức vang lên, trong khi các cháu khác nhanh chóng dậy và rời khỏi phòng thì cậu bé kia vẫn không có bất kỳ cử động nào. Khi tiến đến gần kiểm tra, cô giáo phát hiện em không còn thở nữa nên vội vàng đưa em vào bệnh viện gần đó. Không kịp nữa, cậu bé đã chết trước đó. Bác sĩ xác định nguyên nhân là do ngạt nước. Hóa ra, do buổi trưa cậu bé đã ăn quá no, thức ăn trào ngược vào khí quản trong lúc ngủ nên gây ra ngạt thở.
Sự việc trên khiến phụ huynh không khỏi hoang mang và ai cũng sợ con mình sẽ gặp phải trường hợp tương tự. Chị Vương cũng vậy, vì thế chị đã xin nghỉ hẳn 1 tuần vừa chăm con, vừa tìm trường mới để tránh những sự việc không mong muốn lại tiếp diễn 1 lần nữa.
Đây cũng là lời nhắc nhở cho các bậc cha mẹ không nên để trẻ đi ngủ ngay khi ăn quá no. Không ít người lớn luôn giục con đi ngủ ngay sau bữa ăn nhưng điều này có thể khiến các bé mắc các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa.
Phương pháp hồi sinh tim phổi trong sơ cấp cứu
Hồi sinh tim phổi là phương pháp được thực hiện trong các trường hợp cấp cứu tai nạn, ngạt nước, ngạt thở, điện giật, đau tim...
Video đang HOT
Trên thực tế, phương pháp này đã được thực hiện rất thành công, nhiều trường hợp tưởng như đã chết, nhưng sống lại sau khi được hồi sinh tim phổi
Hồi sinh tim phổi có thể gọi là hồi sức tim phổi, trong y học gọi là phương pháp CPR - là sự kết hợp của ấn ngực, hô hấp nhân tạo giúp phục hồi lượng máu giàu oxy tới não bệnh nhân. Rất nhiều trường hợp đã được cứu sống sau khi tiến hành hồi sinh tim phổi. Điều này cho thấy tầm quan trọng của phương pháp này trong sơ cấp cứu khẩn cấp.
1. Khi nào cần hồi sức tim phổi (CPR)?
Hồi sức tim phổi là một kỹ thuật cứu sinh hữu ích trong các tình huống cấp cứu, bao gồm đau tim, điện giật, đuối nước,... trong đó nạn nhân bị ngừng thở hoặc ngừng tim (ngừng tuần hoàn). Khi tim ngừng đập, tình trạng thiếu máu cung cấp oxy trong vòng vài phút có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.
Cơ chế hoạt động sau khi 8-10 phút không có máu giàu oxy đến não, bệnh nhân sẽ tử vong. Do vậy đây là thời gian lý tưởng để cứu sống người đang gặp nguy hiểm.
CPR bao gồm phương pháp ép tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo bằng miệng để đưa máu giàu oxy đến não. Phương pháp này giúp ngăn ngừa những nguy cơ tổn thương não, gây tử vong.
Kỹ thuật hồi sức tim phổi CPR bắt đầu càng sớm càng tốt để mang lại khả năng phục hồi tốt hơn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trước khi thực hiện kỹ thuật này, cần xác định thời điểm tiến hành phù hợp. CPR chỉ được thực hiện khi bệnh nhân không thở được hoặc máu lưu thông không đầy đủ.
2. Tầm quan trọng của hồi sức tim phổi
Dù vậy không phải trường hợp nào cũng hồi sinh tim phổi có hiệu quả. Chỉ được thực hiện khi bệnh nhân bị tim ngừng đập, ngưng thở, nhồi máu cơ tim, chết đuối, điện giật. Đây là kỹ thuật cấp cứu đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân còn có khả năng cải thiện sức khỏe.
Sau khi gặp nạn, nếu không được hồi sinh tim phổi ngay, bệnh nhân sẽ chết trong thời gian 5-10 phút. Do vậy trong trường hợp bệnh nhân vừa ngưng thở, cần thực hiện cấp cứu ngay, không được chậm trễ sẽ làm giảm hy vọng sống sót.
Tuy nhiên, hồi sức tim phổi không có tác dụng với bệnh nhân đang ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư hoặc đang hấp hối.
3. Hướng dẫn thực hiện hồi sinh tim phổi
Đánh giá tình hình nạn nhân trước khi hồi sinh tim phổi:
Hồi sinh tim phổi cho nạn nhân có 1 trong 3 dấu hiệu dưới đây:
- Bất tỉnh
- Ngưng thở hoặc thở ngáp
- Mạch bẹn hoặc mạch cảnh không bắt được
Cần gọi cấp cứu trước khi hồi sinh tim phổi. Nếu nạn nhân là trẻ 1 - 8 tuổi, nên tiến hành hồi sức tim phổi trong 2 phút trước khi gọi cấp cứu.
Hướng dẫn thực hiện
Bước 1: Nhấn ép tim ngoài lồng ngực: Phục hồi tuần hoàn máu:
Cách thức thực hiện khi ép tim ngoài lồng ngực như sau, cần chú ý và thực hành nhiều vì rất có thể trong đời sống sẽ có lúc bạn cần đến phương pháp này.
- Đặt gốc cổ tay lên giữa ngực nạn nhân, giữa các xương sườn, đặt tay kia lên trên tay này. Người sơ cứu cần giữ lông mày thẳng, tư thế bả vai thẳng góc với bàn tay;
- Dùng sức nặng của thân trên, ấn thẳng lồng ngực của nạn nhân xuống sâu ít nhất 5cm, ấn mạnh và nhanh với tần suất tối thiểu 100 lần/phút;
- Sau khi ấn 30 cái, đẩy đầu nạn nhân ngửa ra sau, nâng cằm lên để mở đường thở, chuẩn bị hà hơi thổi ngạt. Thực hiện kẹp chặt mũi, thổi vào miệng nạn nhân trong 1 giây.
- Nếu lồng ngực nạn nhân phồng lên, thực hiện thổi ngạt hơi thứ 2. - Nếu lồng ngực nạn nhân không phồng lên, đẩy cằm nạn nhân ngửa lại và thổi ngạt lần thứ 2. Đây được tính là 1 chu kỳ. Nếu có thêm người, phân công người đó thổi ngạt 2 lần sau khi đã ấn ngực 30 cái;
- Nếu nạn nhân chưa cử động sau 5 chu kỳ (khoảng 2 phút) và có sẵn máy khử rung tim ngoài tự động, hãy mở máy và làm theo hướng dẫn. Nếu không có máy khử rung ngoài, tiếp tục hồi sức tim phổi cho tới khi nạn nhân có dấu hiệu cử động hoặc cho tới khi nhân viên y tế tiếp nhận nạn nhân.
Bước 2: Làm thông đường thở:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng vững chắc; - Quỳ xuống cạnh cổ và vai nạn nhân;
- Đặt lòng bàn tay lên trán nạn nhân, đẩy nhẹ xuống và dùng tay kia đẩy nhẹ cằm ra trước để mở thông đường thở;
- Kiểm tra nhịp thở bình thường: Tìm cử động của ngực, nghe tiếng thở, cảm nhận hơi thở của nạn nhân bằng cách áp má hoặc tai vào mũi, miệng của họ. Khi thực hiện kiểm tra nhịp thở cần tiến hành nhanh, không quá 10 giây. Nếu nạn nhân không thở được bình thường, cần thực hiện hà hơi thổi ngạt.
Bước 3: Thổi ngạt:
- Hà hơi thổi ngạt có thể thực hiện theo kiểu miệng- miệng hoặc miệng- mũi nếu như miệng của nạn nhân bị tổn thương nặng không thể mở được.
- Khi đường thở đã thông, kẹp chặt mũi nạn nhân để hà hơi thổi ngạt miệng - miệng;
- Chuẩn bị thổi ngạt 2 hơi: Hơi thứ nhất kéo dài 1 giây, kiểm tra xem lồng ngực của nạn nhân có nâng lên không. Nếu lồng ngực không nâng lên, đẩy cằm nạn nhân ngửa lên trên và thổi ngạt lần thứ 2;
- Tiếp tục nhấn ép tim ngoài lồng ngực.
4. Nguy cơ khi hồi sinh tim phổi
Thực tế đã có nhiều trường hợp được cứu sống khi được hồi sinh tim phổi nhưng trong quá trình thực hiện thao tác, việc nhấn mạnh lên lồng ngực có thể dẫn đến đau ngực, gãy xương sườn hoặc vỡ phổi. Không quá 10% bệnh nhân được hồi sức tim phổi thoát qua cơn nguy kịch tại bệnh viện có thể hồi phục được chức năng như trước. Phần lớn bệnh nhân chỉ sống được một thời gian ngắn.
Thực hiện kỹ thuật hồi sức tim phổi CPR đúng theo hướng dẫn có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch, góp phần nâng cao cơ hội sống và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chuyên gia giải thích về 'có nên ngủ trưa hay không?' Một số người có thói quen ngủ trưa và không thể thiếu giấc ngủ trưa. Tuy nhiên, lại có những người khác cứ hễ ngủ trưa là uể oải khó chịu. Thời gian ngủ trưa lý tưởng là trong vòng 30 phút - ẢNH: SHUTTERSTOCK Tại sao lại như vậy? Nếu thiếu ngủ hoặc muốn nghỉ ngơi, bạn có thể chợp mắt một...