Trứng gà ‘ngon, bổ, rẻ’ nhưng kỵ với những người này, ăn vào hậu quả khôn lường
Trứng gà là thực phẩm quen thuộc, bổ dưỡng với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, ít ai biết rằng có những nhóm người không nên ăn trứng gà, hoặc cần hạn chế tối đa để tránh gây hại cho sức khỏe.
Người bị dị ứng trứng
Dị ứng trứng là một trong những loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất, đặc biệt là ở trẻ em. Phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch nhầm lẫn protein trong trứng là chất gây hại và tấn công chúng. Triệu chứng dị ứng trứng có thể nhẹ như nổi mề đay, ngứa ngáy, khó tiêu, hoặc nghiêm trọng hơn như sốc phản vệ, khó thở, thậm chí đe dọa tính mạng.
Người bị bệnh gan
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất béo. Ăn quá nhiều trứng gà, đặc biệt là lòng đỏ, có thể làm tăng gánh nặng cho gan, gây khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, ảnh hưởng đến chức năng gan. Người bị bệnh gan, đặc biệt là viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, nên hạn chế ăn trứng gà.
Một số nhóm người nên hạn chế hoặc không nên ăn trứng gà. Ảnh: Getty Images
Người bị bệnh thận
Trứng gà chứa nhiều protein, khi ăn vào cơ thể sẽ tạo ra sản phẩm phụ là urê. Thận là cơ quan chịu trách nhiệm lọc urê ra khỏi máu. Ở người bị bệnh thận, chức năng thận suy giảm, việc ăn nhiều trứng có thể khiến thận phải làm việc quá sức, làm bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Người bị bệnh tim mạch
Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều cholesterol. Mặc dù cholesterol trong trứng không làm tăng đáng kể lượng cholesterol xấu trong máu như quan niệm trước đây, nhưng những người bị bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao vẫn nên hạn chế ăn trứng, đặc biệt là lòng đỏ.
Người bị sỏi mật, bệnh gout
Video đang HOT
Sỏi mật hình thành do sự kết tủa của cholesterol và bilirubin trong túi mật. Ăn nhiều trứng gà có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật, đặc biệt là ở những người có tiền sử bệnh lý này.
Trứng gà chứa purin, một chất khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric. Axit uric tích tụ quá nhiều trong khớp sẽ gây ra bệnh gout. Vì vậy, người bị bệnh gout nên hạn chế ăn trứng gà để tránh làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
Người bị sỏi mật, bệnh gout nên hạn chế ăn trứng gà. Ảnh: Adobe Stock
Người bị tiểu đường
Mặc dù trứng gà có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho người tiểu đường, nhưng cần lưu ý kiểm soát lượng trứng tiêu thụ. Ăn quá nhiều trứng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, đặc biệt là khi kết hợp với các thực phẩm giàu carbohydrate khác.
Người bị tiêu chảy
Trứng gà, dù là nguồn protein chất lượng cao, lại chứa hàm lượng chất béo khá lớn. Khi hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề như tiêu chảy, khả năng hấp thu chất béo và protein bị giảm sút đáng kể. Việc tiêu thụ trứng gà lúc này sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức, gây khó tiêu, đầy bụng và thậm chí làm tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
Lưu ý khi ăn trứng gà
- Lựa chọn trứng tươi, đảm bảo chất lượng: Nên mua trứng ở những cửa hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Kiểm tra kỹ vỏ trứng, tránh mua trứng bị nứt, vỡ, có mùi hôi.
- Chế biến trứng đúng cách: Nên nấu chín trứng trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn có hại. Tránh ăn trứng sống, lòng đào, hoặc trứng chưa chín kỹ.
- Ăn trứng với lượng vừa phải: Mỗi người trưởng thành khỏe mạnh có thể ăn 1 quả trứng mỗi ngày. Đối với người già, trẻ em, người có bệnh lý nền, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng trứng phù hợp.
- Kết hợp trứng với các thực phẩm khác: Để đảm bảo dinh dưỡng cân đối, nên kết hợp trứng với các loại thực phẩm khác như rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc…
Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trứng tốt cho não, là một phần của chế độ ăn lành mạnh cho não, giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày có ích trong việc giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.
1. Ăn trứng có thể cải thiện đáng kể sức khỏe não bộ
Ngày càng có nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tăng lượng trứng có thể cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa chứng mất trí.
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nutrients (tạp chí khoa học về dinh dưỡng của Australia) tháng 10/2024 cho thấy những người tham gia ăn một quả trứng mỗi ngày có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ thấp hơn so với những người ăn trứng hàng tuần hoặc hàng tháng.
Tác giả chính Precious Igbinigie là một nhà nghiên cứu về sức khỏe và hạnh phúc tại Đại học Wolverhampton ở Anh cho biết: "Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn cung cấp choline, folate, vitamin D, iốt , vitamin B, protein chất lượng cao. Tác dụng bảo vệ của việc tiêu thụ trứng hàng ngày chống lại chứng mất trí ở người lớn tuổi có thể là do sự hiện diện của các hợp chất hoạt tính sinh học và nhiều chất dinh dưỡng khác như protein chất lượng cao, acid béo không bão hòa, vitamin".
Ăn trứng có những lợi ích với sức khỏe não bộ.
2. Trứng có thể bảo vệ chống lại sự suy giảm nhận thức
Nghiên cứu đã so sánh dữ liệu sức khỏe trong hai năm về thói quen ăn uống của 233 người lớn mắc chứng mất trí và một số lượng tương đương không mắc chứng mất trí, tất cả đều từ các phòng khám sức khỏe cộng đồng và hệ thống quản lý chứng mất trí ở Quảng Châu, Trung Quốc. Trung bình có 74 người tham gia và hơn 60 phần trăm là phụ nữ.
Khi so sánh nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, các nhà khoa học đã phân loại thói quen ăn trứng của những người tham gia thành các nhóm: không ăn; một quả trứng mỗi tháng; một quả trứng mỗi tuần; một quả trứng mỗi ngày hoặc hai quả mỗi ngày hoặc nhiều hơn.
Phân tích trong nghiên cứu cho thấy một người ăn càng ít trứng thì nguy cơ mắc chứng mất trí càng cao: So với những người ăn một quả trứng mỗi ngày, những người ăn trứng hàng tuần có nguy cơ mắc chứng mất trí cao hơn 1,76 lần, trong khi những người ăn một quả trứng mỗi tháng có nguy cơ mắc chứng mất trí cao hơn 4 lần.
Những phát hiện này được đưa ra chỉ vài tháng sau một cuộc điều tra liên quan đến hơn 1.000 người lớn tuổi cho thấy rằng ăn nhiều hơn một quả trứng mỗi tuần có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ Alzheimer.
3. Tại sao trứng giúp tăng cường trí não?
Tiến sĩ Elizabeth Mills, Phó giám đốc Phòng chống lão hóa và bệnh Alzheimer tại Quỹ khám phá thuốc điều trị bệnh Alzheimer (người không tham gia vào nghiên cứu nói trên) cho biết: "Vì trứng thường có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời nên mối quan hệ được quan sát thấy giữa việc tiêu thụ trứng như một phần của chế độ ăn uống bổ dưỡng và nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ thấp không có gì đáng ngạc nhiên".
TS. Mills nhấn mạnh rằng những người tham gia thường xuyên ăn trứng cũng có xu hướng ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt, rau và trái cây.
Theo TS. Mills, chứa nhiều chất dinh dưỡng liên quan đến sức khỏe não bộ ở dạng dễ hấp thụ và sử dụng cho cơ thể. Điều này có thể giải thích tại sao trứng nói riêng có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí.
TS. Mills giải thích: "Trứng là một loại protein hoàn chỉnh, nghĩa là chúng chứa tất cả chín loại acid amin thiết yếu là những loại mà cơ thể không thể tự sản xuất. Một trong những chất dinh dưỡng quan trọng giúp xây dựng não bộ có nhiều trong trứng là choline. Nó được kết hợp vào acetylcholine, một trong những chất truyền tin hóa học được sử dụng để giao tiếp trong não và rất cần thiết cho các quá trình học tập và ghi nhớ".
Trước đây, các bác sĩ đã cảnh báo rằng trứng có thể không tốt cho sức khỏe tim mạch do lượng cholesterol cao trong lòng đỏ trứng, được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Quan điểm đó đã thay đổi đáng kể theo thời gian và các nghiên cứu lớn gần đây đã phát hiện ra rằng lượng cholesterol trong một quả trứng mỗi ngày là an toàn cho hầu hết mọi người.
Trứng là một loại protein hoàn chỉnh chứa các loại acid amin thiết yếu.
Vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về trứng và sức khỏe não bộ do nghiên cứu mới nhất có một số hạn chế: Số lượng người tham gia tương đối nhỏ và giới hạn trong một khu vực địa lý, trong khi thông tin về chế độ ăn uống dựa trên trí nhớ của người tham gia có độ tin cậy không cao.
Ngoài ra, một số kết quả không ủng hộ phát hiện rằng tiêu thụ nhiều trứng hơn tương đương với tỷ lệ mắc chứng mất trí thấp hơn vì vậy cần được thêm nhiều nghiên cứu để xác định một người nên ăn bao nhiêu trứng để có được lợi ích về nhận thức cao nhất.
TS. Mills khuyến nghị: "Là một loại protein hoàn chỉnh giàu dinh dưỡng, trứng có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho não bộ khi kết hợp với các thực phẩm tốt cho não bộ khác, chẳng hạn như rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt".
Ôm con 6 tháng tuổi đi cấp cứu sau khi cho ăn lòng đỏ trứng gà Sau 30 phút cho con gái 6 tháng tuổi ăn lòng đỏ trứng gà, gia đình phải bế bé đi cấp cứu vì trẻ xuất hiện triệu chứng lạ. Bệnh nhi là bé Đ.K.A., 6 tháng tuổi, được đưa vào khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc, ngày 17/9. Gia đình cho biết ngay sau 30...