Trong tiệc cưới, bố cô dâu ngã lăn ra đất, bác sĩ nói mỡ máu cao tuyệt đối đừng đụng vào thứ này
Hôn lễ là một sự kiện hạnh phúc, nhưng với gia đình người đàn ông này lại trở thành một ngày đen tối nhất.
Ông Lý (56 tuổi) ở Trung Quốc vui mừng khi con gái mình có thể lấy được một người chồng phong độ, là sếp của một công ty lớn. Nhiều người ghen tỵ khi ông có được chàng rể giỏi giang như vậy.
Rồi ngày cưới cũng đến, thời tiết tốt, khách khứa lần lượt kéo đến, không khí trở nên rất sôi động. Đám cưới diễn ra suôn sẻ, ông không kìm được nước mắt khi thấy đứa con gái mình nuôi lớn 20 năm nay đến lúc gả chồng.
Ông Lý vẫn tỏ ra vui vẻ, tay cầm chai rượu đi khắp các bàn chào hỏi khách khứa. Thế nhưng, vừa chào được vài người, ông đột nhiên choáng váng, tay chống đỡ không nổi, ngã nhào xuống đất. Sự việc xảy ra bất ngờ khiến mọi người hoảng sợ, vội vàng gọi xe cấp cứu, đám cưới cũng buộc phải dừng lại.
Tại bệnh viện, ông Lý được chẩn đoán nhồi máu cơ tim, may mắn vượt qua được cơn nguy hiểm. Khi tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ biết được ông có tiền sử bị mỡ máu cao, được nhắc nhở phải chú ý đến chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp để lipid máu luôn ổn định. Sau đó, dưới sự giám sát của gia đình, ông sống lành mạnh, các vấn đề về lipid máu cao dần biến mất.
Có thể do đám cưới của con gái nên ông Lý đã bỏ bê việc chăm sóc sức khỏe của mình, gia đình cũng không để ý nhiều việc giám sát, nên mới xảy ra bi kịch như vậy.
Người có lipid máu cao càng phải ăn ít thức ăn này
Ông Lý ngày thường thích uống rượu, nhưng không biết rằng uống rượu không chỉ hại gan, mà còn tăng khả năng mắc bệnh tim mạch. Uống rượu bia quá mức sẽ chuyển hóa cồn thành axit axetic trong cơ thể, làm chậm quá trình chuyển hóa axit béo, sau đó tổng hợp thêm triglycerid, làm tăng tiết lipoprotein tỷ trọng thấp, dẫn tới tăng lipid máu.
Video đang HOT
Trong đám cưới của con gái, rõ ràng ông Lý đã uống nhiều rượu, điều này gây áp lực cho tim, dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Ngoài bia rượu, người bệnh mỡ máu cao nên ăn ít thức ăn nào?
Các loại thực phẩm giàu chất béo sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa một lượng lớn chất béo trung tính, dẫn tới lipid máu tăng cao.
2. Thức ăn có hàm lượng cholesterol cao
Gan động vật, lòng đỏ trứng gà… cholesterol cũng là yếu tố quan trọng làm tăng lipid máu.
3. Thực phẩm nhiều đường
Các loại trái cây có hàm lượng đường cao như quả vải có hàm lượng calo cao, dễ khiến người bệnh béo phì và tăng lipid máu.
Làm thế nào để kiểm soát lipid máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch?
Người mỡ máu cao phải tự kỷ luật trong cuộc sống, chú ý ăn ít các thực phẩm trên. Ngoài ra, họ có thể bổ sung các chất dinh dưỡng như axit alpha linolenic.
Axit alpha linolenic là một chất dinh dưỡng được khuyên dùng để phòng ngừa các bệnh tim mạch thứ phát và mạch máu não. Nó giúp giảm sự lắng đọng của cholesterol trên thành động mạch, hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não, giảm mức cholesterol, tăng tính đàn hồi của mạch máu.
Ngoài ra, hãy duy trì tập thể dục nửa tiếng mỗi ngày để tiêu hao lượng calo dư thừa trong cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, giúp kiểm soát sự ổn định của lipid máu.
Muốn sinh con khoẻ mạnh đạt chuẩn, mẹ bầu cuối thai kỳ chớ nên ăn những thực phẩm này
Gần đến ngày sinh nở, các bà mẹ cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống của mình. Bạn nên tránh xa những thực phẩm dưới đây để quá trình sinh nở được thuận lợi.
Gần đến ngày sinh nở, các mẹ bầu cũng nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống của mình, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc sinh nở sau này. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, các bà mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm sau để có thể sinh con khỏe mạnh đạt chuẩn.
1. Đồ ăn mặn
Một số mẹ bầu thích ăn thức ăn mặn, chẳng hạn như cá muối và thịt xông khói. Những loại thực phẩm này tuy ngon miệng nhưng giá trị dinh dưỡng rất thấp. Trong quá trình tiêu hoá thực phẩm này, cơ thể sẽ tạo ra một lượng lớn amoni nitrit. Ăn quá nhiều đồ ăn mặn dễ dẫn đến ung thư, không tốt cho sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi.
2. Đồ ăn vặt
Các mẹ bầu rất thích ăn đồ ăn vặt. Đồ ăn vặt tuy có hương vị thơm ngon nhưng lại chứa hàm lượng đường cao. Ăn quá nhiều đồ ăn vặt cũng tạo gánh nặng cho hệ tiêu hoá và gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều đường cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của chính người mẹ. Điều này rất bất lợi cho việc sinh nở và thậm chí có thể gây ra chứng khó sinh. Vì vậy, vì sức khỏe của thai nhi, tốt hơn hết là các bà mẹ không nên ăn hoặc hạn chế ăn đồ ăn vặt.
3. Thực phẩm giàu chất béo
Một số mẹ bầu nghĩ rằng 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi đã ổn định nên không cần kiêng kỵ gì trong chế độ ăn uống nhưng thực tế không phải vậy. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, dù thai nhi đã hình thành nhưng nếu ăn quá nhiều thức ăn giàu chất béo sẽ làm tăng nồng độ axit mật và cholesterol trung tính trong ruột già và gây ra các bệnh.
4. Thức ăn cay và kích thích
Có người trước khi mang thai thích ăn đồ cay và kích thích nên đến khi mang thai, họ vẫn tiếp tục ăn những thực phẩm này. Sự thật thì đồ ăn cay và kích thích không tốt cho sức khỏe thai nhi. Loại thực phẩm này sẽ kích thích cơ thể mẹ bầu khiến mẹ bầu đi tiêu kém, trường hợp nặng sẽ gây táo bón.
5. Ăn chay trường
Một số bà mẹ bầu là người ăn chay trường nhưng bạn không nên ăn chay khi mang thai. Ban cần biết rằng ăn chay trường sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi, trong trường hợp nặng còn gây dị tật thai nhi và tỷ lệ sống sót sau sinh thấp.
Chế độ ăn hợp lý dành cho người ung thư thanh quản Trong điều trị ung thư, chế độ ăn là vấn đề quan trọng không kém với việc lựa chọn phương pháp điều trị. Vì vậy, cần lựa chọn thực phẩm phù hợp nhất với người bệnh. Một chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bệnh nhân ung thư thực quản bao gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất. Theo các...