Trời nắng nóng, bố mẹ thường dùng cách này để hạ nhiệt mà không biết đang làm hại đến con, sai lầm cuối có thể khiến trẻ mất mạng
Trong số các cách thức phổ biến giúp trẻ tránh nắng nóng, có những cách rất sai lầm nhưng vẫn được nhiều bố mẹ áp dụng mà không tưởng tượng được hậu quả nghiêm trọng ra sao.
Thời tiết bắt đầu vào hè đã trở nên nóng bức với những đợt nắng kéo dài. Đây là lúc mà các gia đình có con nhỏ cần phải chú ý quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, giúp trẻ tăng thêm sức đề kháng đề phòng bệnh mùa hè. Bên cạnh đó, việc chống nắng và hạ nhiệt cho trẻ cũng được phụ huynh đặt lên hàng đầu.
Trong số các cách thức phổ biến giúp trẻ tránh nắng nóng, có những cách rất sai lầm nhưng vẫn được nhiều bố mẹ áp dụng mà không tưởng tượng được hậu quả nghiêm trọng ra sao. Chỉ cần một chút bất cẩn này cũng có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của con.
Đậy kín xe đẩy để che nắng
Khi đưa con ra ngoài chơi trên xe đẩy, nhiều phụ huynh vì sợ con bị nắng chiếu vào nên đã sử dụng một chiếc khăn lớn để trùm kín từ mui xe xuống để che nắng. Đây là một suy nghĩ vô cùng sai lầm.
Việc phủ khăn che nắng sẽ tạo ra một môi trường kín gió bên trong xe đẩy, không khí không được lưu thông, khí nóng không thể thoát ra ngoài và khiến nhiệt độ trong xe tăng lên nhanh chóng. Điều này có khả năng khiến đứa trẻ ngồi trong xe bị ngộp thở hoặc cơ thể trẻ hấp thụ nhiệt quá mức gây sốc nhiệt, thậm chí đột tử.
Video đang HOT
Tốt nhất khi đưa con ra ngoài chơi, bố mẹ nên tránh thời điểm nắng gắt và có nhiệt độ cao trong ngày. Chỉ nên sử dụng mui che nắng của xe đẩy và sử dụng thêm mũ cho con.
Nếu có dùng màn che nắng thì nên sử dụng loại lưới thoáng khí và bắt buộc phải đảm bảo sự lưu thông không khí tốt bên trong xe, thường xuyên kiểm tra tình trạng của trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ nên đi lại chỗ thoáng mát nhất có thể và mang theo quạt nhỏ để làm mát cho bé.
Tắm cho bé ngay khi vừa đi nắng về
Đứa trẻ mồ hôi nhễ nhại, về đến nhà mẹ vội tắm cho con? Đây cũng là một trong những sai lầm chết người mà nhiều phụ huynh hay mắc phải.
Khi bé ra nhiều mồ hôi, việc tắm cho bé để hạ nhiệt là không phù hợp. Sau khi đổ mồ hôi, các mạch máu của da đang trong tình trạng giãn nở, nếu bạn tắm ngay, các mạch máu sẽ co lại dữ dội và quá trình tản nhiệt sẽ bị cản trở. Khi nhiệt lượng không thể tản ra sẽ lưu lại trong cơ thể, thân nhiệt không giảm mà tăng cao sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị sốt.
Cách tốt nhất để hạ nhiệt cho con lúc này là dùng khăn lau khô mồ hôi trên cơ thể bé. Đối với những vùng da đặc biệt dễ đổ mồ hôi như cổ và nách thì nên lau thường xuyên ngay khi trẻ ra mồ hôi để tránh các vấn đề về da.
Trẻ sơ sinh có thể tắm một hoặc hai lần một ngày. Tắm quá thường xuyên có thể khiến da trẻ bị mất nước và khô.
Cạo trọc đầu cho bé
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng mùa hè nóng nực mà để nhiều tóc sẽ khiến cho trẻ dễ bị mẩn ngứa và càng nóng nực hơn. Chính vì vậy cứ mỗi lần hè đến, các bé trai đặc biệt sẽ thường bị bố mẹ cạo trọc đầu cho mát mẻ.
Thực tế cho thấy nếu trên đầu không có tóc, trẻ sẽ không hạ nhiệt mà ngược lại sẽ khiến bé càng thêm nóng.
Tóc có tác dụng bảo vệ tự nhiên cho da đầu của bé, có thể ngăn chặn nhiều tác hại từ bên ngoài. Không có tóc, bé rất dễ bị muỗi đốt, nếu để da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì nhiệt độ da đầu càng cao hơn, hấp thụ nhiệt nhiều hơn. Sau khi da đầu đổ mồ hôi liền nhanh chóng bị bốc hơi khiến cho chức năng tản nhiệt yếu đi.
Việc cạo trọc đầu là điều không cần thiết. Thay vào đó bố mẹ có thể cắt tóc cho con ngắn hơn một chút, không phủ vào tai, mắt hoặc gáy để tránh việc bé bị ngứa ngáy.
Để bé trong xe hơi một mình
Sai lầm này có vẻ rất ngớ ngẩn nhưng sự thật cho thấy rất nhiều trẻ em đã phải bỏ mạng sau khi bị bố mẹ nhốt trong xe hơi một mình.
Một số trường hợp trẻ bị nhốt trên xe hơi do bố mẹ lơ đãng bỏ quên, một số khác bị bỏ trên xe vì phụ huynh nghĩ đơn giản rằng ngồi trong xe bé sẽ được che chắn an toàn, không sợ bị nắng nóng và vì họ rời đi rất nhanh sẽ quay lại ngay thì làm gì có chuyện xảy ra.
Sai lầm này mang đến hậu quả vô cùng khủng khiếp. Trời nắng, luồng gió trong xe không lưu thông, nhiệt độ sẽ tăng rất nhanh. Nếu để trẻ một mình trong xe sẽ rất nguy hiểm vì cho dù có bị nóng hoặc khó thở, chúng cũng không tự mình thoát ra ngoài được.
Khả năng kiểm soát thân nhiệt của trẻ em kém hơn nhiều so với người lớn, trong những trường hợp này chỉ cần 15 phút là có thể gây tử vong cho trẻ.
[Infographic] Cách phòng tránh sốc nhiệt vào mùa hè
Sốc nhiệt gây ra bởi cơ thể quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt độ cao. Phòng tránh sốc nhiệt do nắng nóng bao gồm uống đủ chất lỏng và tránh nhiệt độ quá cao.
Nắng nóng, chỉ số nhiệt cao, người dân cần đề phòng 2 tình trạng nguy hiểm sức khỏe thường gặp này Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, người dân khi ra đường vào thời điểm chỉ số UV đạt đỉnh trong ngày là từ 10 giờ - 14 giờ cần thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ cơ thể, chống nắng, giữ nhiệt... Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 14/6, chỉ số nóng...