Trời lạnh: Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ như thế nào?
Miền Bắc tiếp tục đón không khí lạnh tăng cường, nền nhiệt độ giảm sâu. Trong thời tiết lạnh, cơ thể của trẻ phải tiêu hao năng lượng đẻ chống rét. Vì vậy, ngoài việc giữ ấm cơ thể thì chế độ dinh dưỡng cho trẻ là điều quan trọng, cần hết sức chú ý.
Có nhiều cách để tăng sức đề kháng cho trẻ trong đó chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng là hai phương pháp cơ bản. Nói về chế độ dinh dưỡng thì vào bất kỳ thời điểm nào cũng quan trọng nhưng mùa đông nhu cầu năng lượng sẽ cần nhiều hơn vì phải thêm năng dưỡng chất để giữ ấm cho cơ thể.
Cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm
Vào mùa đông, nhu cầu năng lượng của trẻ sẽ cao hơn nhiều vì một phần năng lượng bị tiêu hao để giữ ấm cho cơ thể, trong thời gian này, bố mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt tăng cường ngũ cốc giúp cung cấp năng lượng lâu dài, các loại đạm từ thịt, cá, trứng, sữa,…các loại chất béo từ dầu thực vật giúp trẻ không bị đói và mất sức.
Lưu ý đối với việc bổ sung tinh bột, ngoài tinh bột trong gạo, lúa mì, bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn các loại rau củ chứa đường bột đa vì chúng giúp no lâu hơn và cung cấp nhiều năng lượng. Có thể điểm danh một số thực phẩm điển hình như: Bí đỏ, khoai tây, củ từ …
Bí đỏ và khoai tây là những loại rau củ chứa đường bột đa giúp no lâu và cung cấp nhiều năng lượng. (Ảnh minh hoạ)
Tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin E và C
Vitamin E có vai trò rất lớn trong việc cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể của trẻ nhỏ khi tiết trời trở lạnh, chúng nâng cao khả năng chịu lạnh và thích ứng với môi trường của trẻ với nhiệt độ thấp hơn 2 – 7C so với bình thường.
Các thực phẩm có chứa Vitamin E. (Ảnh minh hoạ)
Video đang HOT
Vitamin C có chức năng loại bỏ gốc oxy tự do, tăng sức đề kháng, giải độc cho cơ thể giúp cho các hoạt động sinh hoạt và học tập của trẻ không bị ảnh hưởng bởi các bệnh cảm cúm khi mùa lạnh đến.
Đặc biệt vào mùa Đông da của trẻ thường bị khô, nẻ, ra máu khiến trẻ đau rát và khó chịu, bổ sung vitamin C và E đầy đủ sẽ giúp trẻ tránh xa các bệnh đó.
Vitamin E và C có rất nhiều trong các loại rau xanh (đặc biệt là rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, xúp lơ xanh, cải xoong…), trái cây và dầu như dầu oliu, dầu ngô, dầu lạc, dầu vừng… Ngoài ra, sữa tươi, trứng và dầu gan cá cũng là những loại thực phẩm đáng lưu ý chứa nhiều vitamin E mà các mẹ nên bổ sung cho trẻ khi mùa Đông đến.
Bổ sung các loại thức ăn chứa vitamin B2
Đây là loại vitamin rất cần thiết để tăng sức đề kháng của trẻ với sự thay đổi của thời tiết. Vitamin B2 có rất nhiều trong các sản phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua, phô mai…). Nếu bé không thích sữa và các sản phẩm từ sữa, bố mẹ có thể thay thế bằng các loại thức ăn quen thuộc khác như: thịt gà, thịt vịt, trứng, gan, tim, các loại đậu, mè, các loại hạt ngũ cốc và trái cây tươi…
Các thực phẩm chứa Vitamin B12. (Ảnh minh hoạ)
Vitamin B2 là loại thức ăn dễ bị mất đi hàm lượng dinh dưỡng trong quá trình chế biến (từ 15-20%), bởi vậy các mẹ nên tăng thêm lượng thực phẩm chứa nguồn này khi chế biến món ăn cho con trong mùa đông hoặc cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm không cần chế biến lại.
Tăng cường năng lượng để giữ ấm cho trẻ bằng các bữa ăn phụ
Vào mùa đông, không khí càng ngày càng lạnh, cơ thể của trẻ rất khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột như vậy nên cần rất nhiều nhiệt lượng để ủ ấm. Ngoài việc bổ sung các bữa ăn chính đầy đủ chất, bố mẹ nên cung cấp năng lượng cho trẻ bằng bữa phụ với các món ấm nóng như súp, cháo, các loại bánh hấp, chiên.
Trong ngày lạnh, tăng cường bữa ăn phụ bằng súp, cháo cho trẻ. (Ảnh minh hoạ)
Trong mùa lạnh, thay vì cho con uống sữa tươi, mẹ hãy pha cho con một ly sữa hoặc các loại ngũ cốc dạng bột nhiều dinh dưỡng.
Không sử dụng các loại gia vị cay, nóng cho trẻ
Trong chế biến bữa ăn cho trẻ, bố mẹ không nên sử dụng các loại gia vị cay, nóng như gừng, giềng, hạt tiêu,… Những loại gia vị vnày không làm cơ thể bé ấm hơn, ngược lại, nó sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây hại cho đường tiêu hóa.
Không sử dụng các loại gia vị cay, nóng khi chế biến thức ăn cho trẻ. (Ảnh minh hoạ)
Không nên ép trẻ ăn để tăng khẩu phần
Tăng cường khẩu phần ăn cho trẻ để tăng năng lượng không đồng nghĩa với việc ép trẻ ăn quá nhiều. Điều này có thể làm trẻ dễ béo phì, gây thêm bệnh. Vào mùa đông, có thể tăng lượng khẩu phần ăn cho trẻ nhưng không nên cho trẻ ăn nhiều hơn 30% khẩu phần ăn hàng ngày.
Sự khác biệt rõ ràng giữa một người mẹ mang thai ngoài ý muốn và có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi sinh con
Giữa một người mẹ có sự chuẩn bị trước khi sinh con và một người mẹ mang thai ngoài ý muốn có sự khác biệt rõ ràng.
1. Đối với người mẹ
Thể chất của mẹ tốt hơn khi mang bầu
Sự khác biệt lớn nhất giữa việc chuẩn bị mang thai và có thai ngoài ý muốn nằm ở thể chất của người mẹ. Những người mẹ có sự chuẩn bị cho việc mang thai sẽ tự ý thức được việc đảm bảo sức khỏe của bản thân để có một thai kỳ khỏe mạnh. Còn những bà mẹ mang thai bất ngờ sẽ không có thời gian chuẩn bị sức khỏe kỹ càng, thể chất có thể không đảm bảo trong lúc mang thai.
Tránh được bệnh di truyền, bẩm sinh
Đối với việc sinh nở, một trong những điều cha mẹ lo lắng nhất là con mình có mắc một số bệnh hay không, trường hợp này một mặt là bệnh di truyền của bản thân bố mẹ, mặt khác là do mang thai. Với những bà mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho việc có con sẽ ý thức việc khám sức khỏe tổng thể trước để tầm soát nguy cơ mắc các bệnh di truyền trong cơ thể, đồng thời bạn cũng có ý thức bảo vệ thai tốt hơn. Khi đó em bé có thể tránh được bệnh di truyền của cha mẹ, và những điều kiện sống không tốt của người mẹ (như hút thuốc, uống rượu, thức khuya) trong thời kỳ đầu mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
2. Đối với con
Cơ thể bé khỏe mạnh hơn
Người mẹ có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi mang thai sẽ ăn uống, tẩm bổ và dự trữ dinh dưỡng nhiều hơn và tốt hơn. Đây là mặt rất có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi , đồng thời giúp thể chất của mẹ khỏe mạnh hơn. Bằng cách này, em bé sẽ tự nhiên lớn lên tốt hơn trong thời thai kỳ.
Bộ não của em bé thông minh hơn
Trong quá trình chuẩn bị mang thai, một điều mà các bà mẹ sẽ làm là "bổ sung axit folic", một chất dinh dưỡng rất quan trọng cho não bộ của em bé, giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Từ đó thai nhi phát triển ổn định, giảm sự bất thường. Em bé lớn lên phần nào sẽ trở nên thông minh hơn.
Người bệnh tiểu đường phải làm gì để kiểm soát bệnh, giảm béo và thoát những nguy cơ "chết người"? Để phòng tránh biến chứng của bệnh tiểu đường, việc đầu tiên cần làm là cân đối nhu cầu năng lượng của cơ thể, nắm được mức năng lượng của các loại thức ăn cũng như vai trò của một số vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể. Nguy cơ chồng chất với người vừa béo phì, vừa tiểu đường TS.BS...