Trẻ cao lớn, khỏe mạnh hơn nhờ bổ sung chất này nhưng nhiều cha mẹ hay bỏ qua
Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị đã chứng minh Kẽm (Zn) có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao, thể chất của trẻ và tăng cường hệ miễn dịch. Vậy bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào?
Kẽm giúp trẻ ăn ngon, phát triển chiều cao, tăng cường hệ miễn dịch
Kẽm đóng vai trò sinh học rất quan trọng đối với sức khỏe con người, cho dù kẽm chỉ chiếm khoảng vài phần triệu trọng lượng khô của cơ thể. Các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều căn bệnh nghiêm trọng liên quan tới sự thiếu hoặc thừa chất kẽm trong cơ thể con người, nhất là trẻ em. Vai trò nổi bật của kẽm đối với sức khỏe trẻ em như sau:
Kẽm tác động tích cực trên sự tăng trưởng của cơ thể
- Kẽm giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Khi thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Thiếu kẽm sẽ làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì và giảm chức năng sinh dục.
Kẽm có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chiều cao, thể chất của trẻ. Ảnh minh họa
- Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên đang phát triển nhanh, đặc biệt phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị thiếu kẽm vì nhu cầu tăng cao hơn người bình thường.Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai làm giảm cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm đầy đủ sẽ cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn, đồng thời giúp tăng cân nhanh đối với trẻ suy dinh dưỡng.
- Bên cạnh đó kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn triền miên ở trẻ do rối loạn vị giác. Trẻ em biếng ăn kéo dài sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.
Kẽm giúp tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch cơ thể
- Kẽm hỗ trợ và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm làm giảm phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, bao gồm cả tế bào T, tế bào B và đại thực bào. Do đó thiếu kẽm làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, từ đó làm giảm tăng trưởng cũng như sự phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ.
- Theo nghiên cứu của Castillo – Duran, việc bổ sung kẽm cho trẻ có cân nặng sơ sinh thấp cho thấy có sự tăng trưởng tốt cả về chiều cao và cân nặng trong 6 tháng đầu đời. Một nghiên cứu khác có giá trị tại Mỹ cũng cho thấy việc bổ sung kẽm giúp làm giảm tới 18% trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, 41% trường hợp bị viêm phổi và làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ trên 50%.
Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị thiếu kẽm
Video đang HOT
- Biểu hiện thường thấy ở trẻ bị thiếu kẽm là ăn không ngon, vị giác bất thường, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, thương tổn ở da và mắt, chậm lớn, cơ quan sinh dục chậm trưởng thành và bất lực. Thiếu kẽm cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ như biếng ăn, rối loạn vị giác, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng, nôn không rõ nguyên nhân; rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ, ngủ không yên giấc, thức giấc nhiều lần trong đêm, khóc đêm), tư duy chậm, trí nhớ kém; trẻ bị tiêu chảy, bị viêm nhiễm đường hô hấp; thị lực kém, bị các bệnh viêm da, chàm, đặc biệt là tình trạng vết thương chậm liền sẹo.
Thiếu kẽm không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tác động xấu đến tinh thần, làm trẻ dễ nổi cáu. Ảnh minh họa
- Thiếu kẽm không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn tác động xấu đến tinh thần, làm trẻ dễ nổi cáu. Bởi kẽm giúp vận chuyển canxi vào não vì canxi là một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh.
- Hầu hết trường hợp thiếu kẽm ở trẻ em xảy ra khi lượng kẽm tiêu thụ chưa đủ hay hấp thụ kém, tăng thất thoát kẽm khỏi cơ thể (tiêu chảy cấp, nôn ói nhiều), hay khi nhu cầu cơ thể về chất kẽm gia tăng (phụ nữ mang thai). Dấu hiệu sinh hóa đi kèm với thiếu kẽm gồm giảm mức kẽm trong huyết thanh (dưới 70 mcg/dl hay dưới 10.7 micromol/L). Ngoài ra, khi cơ thể trẻ thiếu kẽm, bữa ăn sẽ không còn hấp dẫn với trẻ vì đây chính là khoáng chất giúp tăng cường vị giác.
Bổ sung bằng cách nào?
Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì việc bổ sung lượng kẽm cần thiết cho trẻ tùy thuộc lứa tuổi, cụ thể:
Trẻ dưới 3 tháng cần 3mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi là 5 – 8 mg/ngày, ở trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất.
Thanh niên và người trưởng thành cũng cần bổ sung lưỡng kẽm cần thiết là 15mg/ngày đối với nam, 12mg/ngày đối với nữ để cơ thể có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất.
Phụ nữ mang thai cần khoảng 15mg kẽm trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi cần khoảng 10 – 15 mg kẽm/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu nhất. Ảnh minh họa
- Đối với các trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất đó chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian, trong 3 tháng đầu lượng kẽm có trong sữa mẹ chiếm khoảng 2 – 3mg/lít, 3 tháng tiếp theo thì lượng kẽm giảm xuống còn khoảng 0,9mg/lít. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như cung cấp kẽm cho sự phát triển của trẻ trong tương lai bằng việc ăn nhiều những loại thức ăn được xem là giàu chất kẽm như tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò…
- Đối với trẻ lớn hơn thì người mẹ có thể bổ sung kẽm qua thức ăn, ví dụ như trong 50g thịt thăn heo chứa khoảng 2mg kẽm, 250g sữa chua chứa 1.6mg kẽm, và nửa cái ức gà chứa 1mg kẽm… Ngoài ra, để bé có thể hấp thụ kẽm tốt nhất, người mẹ còn nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C sẵn có như cam, chanh, quýt, bưởi…
Như vậy, bên cạnh việc bổ sung vitamin D và chất khoáng canxi, phụ huynh đừng quên bổ sung kẽm cho trẻ đầy đủ, đây chính là việc làm nhiều ý nghĩa giúp con trẻ phát triển tối ưu về chiều cao, thể chất và có một sức sức khoẻ dẻo dai giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả.
Ths.Bs Đinh Thạc
Theo giadinh.net
Các dưỡng chất giúp xương chắc khỏe
Xương là bộ khung, là giá đỡ của cơ thể. Để một cơ thể khỏe mạnh, phát triển chiều cao tối ưu thì điều kiện cần thiết là phải có một bộ xương khỏe mạnh. Vì vậy, xương rất cần được cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu. Vậy đó là những dưỡng chất nào?
Canxi
Canxi là một trong những khoáng chất chính tạo nên xương, là yếu tố thiết yếu trong cấu tạo mô xương để hệ xương khỏe mạnh. Canxi trong cơ thể được tích trữ chủ yếu ở xương (99% canxi tập trung ở xương và răng). Vì vậy, nếu không được bổ sung đủ lượng canxi cần thiết, khi đó cơ thể sẽ lấy canxi từ xương. Nếu quá trình này diễn ra liên tục trong một thời gian dài sẽ khiến xương bị mất dần canxi, ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của xương. Việc cung cấp và bổ sung canxi là việc cần ưu tiên hàng đầu và tiến hành ngay từ giai đoạn đầu đời của mỗi trẻ nhỏ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng canxi cần cho mọi lứa tuổi như sau: Dưới 6 tháng tuổi: 300mg/ngày; từ 1-9 tuổi: 500-700mg/ngày; từ 10-24 tuổi: 1.000- 1.200mg/ngày; giai đoạn 25 - 50 tuổi: 800 - 1.000mg/ngày; phụ nữ có thai và nuôi con bú, người cao tuổi: 1.200mg - 1.500mg /ngày.
Trong các loại thực phẩm giàu canxi thì sữa và các sản phẩm của sữa như pho mát, sữa chua và ngũ cốc... là nguồn cung cấp canxi dồi dào nhất và cơ thể dễ hấp thu nhất.
Vitamin D
Vitamin D là vi chất không thể thiếu cho sự phát triển xương. Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, phospho và lắng đọng canxi và phospho vào xương. Trẻ nhỏ thiếu canxi sẽ bị bệnh còi xương. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin D là dầu cá, trứng, sữa, bơ, gan cá và men bia... Một nguồn cung cấp vitamin D nữa là ánh sáng mặt trời. Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hàng ngày là cần thiết cho mọi lứa tuổi để tiếp nhận đủ lượng vitamin D. Nếu trẻ em không được tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời, cần bổ sung khoảng 400 I.U (đơn vị) vitamin D mỗi ngày.
Protein
Protein đóng vai trò then chốt trong việc hình thành hệ xương và tích lũy khối lượng xương. Khi lượng protein ăn vào không đủ (đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng) sẽ nguy hại tới sự rắn chắc của xương do cơ thể không sản xuất và kích hoạt đầy đủ một nhân tố tăng trưởng IGF1, là hoạt chất kích thích sự tạo xương. Đồng thời, IGF1 còn có chức năng kích thích hấp thu canxi, phospho tại ruột và tăng cường chuyển hóa canxi, vitamin D tại thận. Trong thời kỳ trẻ nhỏ và giai đoạn dậy thì, cơ thể cần có đủ protein để tạo và kích hoạt đầy đủ yếu tố tăng trưởng IGF1 để giúp hệ xương, hệ cơ, hệ thần kinh và toàn bộ cơ thể trẻ phát triển hết tiềm năng di truyền. Một điểm cần lưu ý là người trưởng thành và người cao tuổi thì không nên sử dụng protein ở mức quá cao vì ăn quá nhiều protein sẽ làm tăng bài xuất canxi trong nước tiểu, do đó chỉ nên sử dụng protein ở mức vừa phải, đúng theo nhu cầu cần thiết.
Các chất hữu cơ (chiếm 30% trọng lượng xương khô) như các phức hợp protein (là những glucosaminoglycan gồm chondroitin sulfat và acid hyaluronic) kết hợp với protein.
Vitamin K2
Vitamin K2 được xem là vitamin "dẫn đường" của canxi, giúp canxi tới đúng nơi cần thiết. Vitamin K2 giúp hoạt hóa osteocalcin - một protein có chức năng mang canxi gắn vào xương. Không có vitamin K2 thì bổ sung canxi nhiều cũng thành vô nghĩa. Đặc biệt, nếu sử dụng những sản phẩm cung cấp canxi không có nguồn gốc thiên nhiên khi vào cơ thể lâu dài rất dễ bị lắng đọng canxi thừa trên các mảng xơ vữa động mạch gây cản trở lưu thông dòng máu, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Khi đó, vitamin K2 càng trở nên quan trọng giúp kéo canxi bị lắng đọng đi đến xương.
Vitamin K2 cũng là chất kháng viêm cho cơ thể rất hữu ích, bởi việc nhiễm trùng sẽ làm tăng khả năng sản xuất tế bào hủy xương. Vitamin K2 có trong đậu nành lên men, lòng đỏ trứng, phô-mai, cải bó xôi...
Magiê
Magiê là thành phần cấu tạo của khoảng 1% khối lượng khoáng chất trong xương. Magiê tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển ion canxi qua các màng tế bào. Bổ sung không đủ magiê sẽ làm giảm lượng canxi trong máu cũng như sẽ làm kháng lại một số hoạt động của vitamin D. Magiê cũng cần thiết để chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động để có thể kích hoạt quá trình hấp thu canxi tại xương. Suy giảm magiê có thể sẽ làm xương dễ nứt gãy. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng thiếu magiê dẫn đến việc hình thành nhiều tế bào hủy xương hơn và ngược lại, bổ sung magiê sẽ giúp làm tăng mật độ khoáng chất trong xương và tăng kích thước xương bằng cách cải thiện quá trình chuyển hóa mô xương. Thiếu magiê cũng làm giảm hoạt động của vitamin D. Ngược lại, bổ sung đầy đủ magiê có thể giúp đưa quá trình chuyển hóa vitamin D trở về bình thường.
Để cung cấp các chất cần thiết cho xương, cần có chế độ ăn uống khoa học và tăng cường hoạt động thể lực, đặc biệt là hoạt động ngoài trời. Khi cần bổ sung thuốc cho xương chắc khỏe thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh sử dụng thuốc bừa bãi, dẫn đến thừa chất (đặc biệt là thừa canxi và vitamin D) sẽ gây những hậu quả xấu cho cơ thể.
Kẽm
Kẽm đóng một vai trò quan trọng vì là thành phần cấu trúc nên các loại protein. Kẽm có vai trò cao trong việc tổng hợp, bài tiết cũng như hoạt hóa hormon tăng trưởng GH và IGF1, giúp hệ xương - cơ và cơ thể phát triển tốt. Kẽm có khả năng kích thích quá trình hình thành xương, góp phần cải thiện quá trình lắng đọng canxi trong xương. Kẽm có thể làm giảm sự khác biệt của các tế bào osteoclast, từ đó ức chế quá trình hủy xương. Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến chức năng của vitamin D trong quá trình chuyển hóa canxi. Thiếu kẽm cũng làm cản trở hoạt động đồng hóa của vitamin D trong các mô xương.
NGUYỄN THANH LÂM
Theo Sức Khỏe Đời Sống
Những người này nên bổ sung kẽm Kem đươc biêt đên như môt khoang chât vi lương cân thiêt, tham gia hoat đông va sưc khoe cua cơ thê. Kem la môt chât bao vê chông ôxy hoa va sư tân công cua cac gôc tư do. No con chông lai tac dung cua môt sô chât đôc, kim loai năng va cac chât ô nhiêm khac. Biêu hiên cua...