TP.HCM đang có hơn 52.100 F0 cách ly tại nhà, 37.138 F0 điều trị tại bệnh viện
Hiện TP.HCM có 52.146 trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà và đang điều trị 37.138 bệnh nhân tại các bệnh viện, trong đó có 2.299 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.639 bệnh nhân nặng đang thở máy và 20 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Đã có 76% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 1, TP.HCM tiêm vắc xin COVID-19 mũi 2 ra sao? Hơn 100 người lang thang, cơ nhỡ có chỗ ở, được chăm sóc và tiêm vắc xin Thaco muốn tặng TP.HCM 30 xe cứu thương, 25 xe tiêm vắc xin cơ động
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho người dân ở khu phố 6, phường Tam Bình, TP Thủ Đức, TP.HCM – Ảnh: XUÂN MAI
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) trưa 26-8 cho biết, tính đến 6h cùng ngày, TP có 190.662 ca COVID-19 phát hiện đã được Bộ Y tế công bố, trong đó 190.225 ca trong cộng đồng, 437 ca nhập cảnh.
Các bệnh viện đang điều trị 37.138 bệnh nhân, trong đó có 2.299 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.639 bệnh nhân nặng đang thở máy và 20 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Trong ngày 25-8 có 266 bệnh nhân COVID-19 tử vong; 2.309 ca xuất viện, nâng tổng số xuất viện từ đầu năm đến nay là đến nay là 95.598 ca.
Số ca F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 52.146 người, trong đó có 27.649 ca F0 cách ly tại nhà ngày từ đầu và 24.497 ca F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà.
Video đang HOT
Số ca F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 15.357 người.
TP đang tiếp tục tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân dựa theo sự tự nguyện. Tính đến hết ngày 24-8, TP đã tiêm 5.568.991 mũi, trong đó 5.346.793 mũi 1 và 222.198 mũi 2. Có 561.934 người trên 65 tuổi, người có bệnh nền đã được tiêm vắc xin.
Hiện TP đang triển khai lấy mẫu toàn dân tại vùng đỏ, vùng cam bằng xét nghiệm kháng nguyên nhanh, dự kiến số mẫu phải lấy ở hai vùng này khoảng 2 triệu người. Các vùng vàng, vùng xanh sẽ thực hiện mẫu gộp.
TP dự báo số F0 sẽ tăng cho thời gian tới,người dân cần hết sức bình tĩnh vì điều này nằm trong kịch bản ứng phó của ngành y tế. Đồng thời thực hiện phòng bệnh theo thông điệp 5K vắc xin; cẩn trọng trong sử dụng các loại thuốc kháng viêm corticoid, thuốc kháng đông.
Rủi ro từ dùng chung toa điều trị COVID-19
Hiện nay trên nhiều nhóm cộng đồng được lập ra cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà, nhiều người dùng mạng xã hội có xu hướng chia sẻ các toa thuốc điều trị COVID-19 dù không có chuyên môn trong lĩnh vực này.
Nhân viên y tế thăm khám, phát thuốc cho F0 đang điều trị tại nhà ở phường 7 (quận Phú Nhuận, TP.HCM) vào chiều 18-8 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đây là việc làm gây nhiều rủi ro, nhất là cho các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà, bởi mỗi toa thuốc được bác sĩ chỉ định đều phải được cân nhắc nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, thể trạng, tiền sử dị ứng thuốc... nên không thể dùng toa của người này cho người khác.
Tuổi Trẻ đã trao đổi với BS.CKII Nguyễn Thái Yên, trưởng khoa hồi sức COVID-19 Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), xung quanh vấn đề này và những hệ quả đi kèm.
* Khi kê toa điều trị cho bệnh nhân COVID-19, các bác sĩ phải cân nhắc đến những yếu tố nào, thưa ông?
- Khi một bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm COVID-19, bác sĩ kê toa phải dựa vào phân độ bệnh từ độ 1 đến độ 5, tức từ không triệu chứng đến nhẹ, vừa, nặng và nguy kịch. Tùy theo độ nặng của bệnh, bác sĩ sẽ có các hướng dẫn điều trị khác nhau rất chặt chẽ.
Khi cho y lệnh điều trị còn phải cân nhắc đến thể trạng, cân nặng của bệnh nhân và các bệnh đồng mắc để điều chỉnh liều thuốc hợp lý. Bên cạnh đó, bác sĩ còn xét yếu tố tiền sử dị ứng với các loại thuốc đang dự định sử dụng, bệnh nhân có đang mang thai không...
Tất cả những yếu tố trên phải được các bác sĩ cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra chỉ định điều trị cho bệnh nhân, dựa theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ Y tế ban hành. Đây là hướng dẫn rất sát sao từ đánh giá bệnh nhân, cách điều trị tùy mức độ, chăm sóc, tư vấn tâm lý...
* Việc uống theo toa thuốc chữa COVID-19 của người khác chia sẻ trên các nhóm cộng đồng có thể gây ra những rủi ro nào, đặc biệt là đối với các bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà?
- Khi bệnh nhân F0 theo dõi tại nhà, điều cần làm là theo dõi sát tình trạng bệnh và khai báo với cơ quan y tế hằng ngày. Nếu liên hệ cơ quan y tế khó khăn, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ trước đây mình từng đi khám hoặc bác sĩ gia đình.
Hiện nay, tất cả các bác sĩ đều đã được cập nhật "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19" của Bộ Y tế nên đều có thể tư vấn cho bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà.
Gần đây, mạng xã hội chia sẻ phác đồ dùng thuốc Ivermectin để ngăn ngừa và điều trị tại nhà cho bệnh nhân COVID-19 và được rất nhiều người chia sẻ. Trong khi đó, loại thuốc này chỉ được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt chỉ định điều trị giun lươn. Thử nghiệm lâm sàng trên người cho thấy hiệu quả không có gì rõ ràng nên đến nay FDA vẫn không công nhận đây là loại thuốc điều trị COVID-19.
Việc làm theo hướng dẫn chữa bệnh không rõ nguồn gốc hay chứng cứ rất nguy hiểm, sử dụng liều cao có thể gây các tác dụng phụ nặng nề cho bệnh nhân vốn đang bị nhiễm COVID-19.
Tốt nhất bệnh nhân F0 nên tuân thủ theo các khuyến cáo điều trị tại nhà như nghỉ ngơi, tuân thủ 5K, giữ khoảng cách với thành viên trong gia đình, ăn uống đầy đủ chất, khai báo y tế hằng ngày. Khi gặp vấn đề trở ngại, có thể gọi đến các cơ quan y tế, hotline các bệnh viện có nhận điều trị COVID-19 hoặc gọi bác sĩ gia đình.
Bệnh nhân COVID-19 hãy ăn đầy đủ chất, uống nhiều nước, tránh nằm lì một chỗ, có thể vừa nghỉ ngơi tại giường vừa đi lại trong phòng và làm vài động tác thư giãn. Quan trọng nhất là bệnh nhân phải giữ sạch mũi họng. Có thể nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 3 lần cũng có thể giúp giảm tải lượng virus.
BS NGUYỄN THÁI YÊN
* Ông có lời khuyên gì cho các bệnh nhân F0 đang cách ly điều trị tại nhà?
- Khi bị nhiễm COVID-19, người bệnh không nên quá lo lắng. Đến 80% bệnh nhân khỏe mạnh và không có bệnh nền sẽ tự khỏi, 20% có thể diễn tiến nặng hơn về hô hấp, trong đó chỉ có khoảng 5% bệnh nhân nặng thật sự phải vào khoa hồi sức cấp cứu. Tuy nhiên, một khi đã được đưa vào khoa này thì tỉ lệ tử vong khá cao.
Vì vậy, đừng quá lo lắng, bi quan nhưng cũng không khinh suất để lây lan cho các thành viên khác trong gia đình. Đôi khi một người có bệnh nền nhưng chưa được phát hiện, chứ không phải không có bệnh nền, dẫn đến nhiều rủi ro về sức khỏe khi trở thành F0.
Một bệnh nhân khi trở thành F0 thường rất lo lắng nên cần được trấn an để luôn lạc quan, yêu đời. Nếu cách ly tại nhà có thể nghe nhạc, giữ cho tinh thần lúc nào cũng thoải mái.
Hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, thậm chí dành hẳn một tầng lầu riêng để sinh hoạt, vệ sinh, ăn uống. Khi ra khỏi phòng phải đeo khẩu trang, còn ở trong phòng có thể mở khẩu trang để cảm thấy dễ chịu.
TPHCM: Trẻ em mắc Covid-19 được điều trị thế nào? Trẻ em mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nếu đủ điều kiện thì hướng dẫn cách ly tại nhà; Không đủ điều kiện hoặc bị nặng sẽ chuyển đến bệnh viện dã chiến số 4, 19 và Củ Chi. Nhiều trẻ em theo ba mẹ vào điều trị ở các bệnh viện dã chiến (Ảnh: Hải Long). Ngày 18/8, Trung...