TP. HCM yêu cầu trường học tuyệt đối không gây áp lực, căng thẳng cho học sinh kiểm tra cuối kỳ
Các trường được yêu cầu không soạn đề cương, bài mẫu bắt buộc học sinh làm, không tổ chức học thuộc lòng bài mẫu.
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa ra thông báo hướng dẫn công tác tổ chức kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I cấp tiểu học năm học 2022-2023. Theo đó, việc tổ chức ôn tập ngay trên lớp học, không giao bài tập về nhà với học sinh học hai buổi một ngày; không soạn đề cương, bài mẫu bắt buộc học sinh làm, học thuộc lòng bài mẫu. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách tự học, ôn tập.
Riêng đối với lớp 1, 2, 3 (đang thực hiện theo Chương trình 2018), đề kiểm tra phù hợp yêu cầu đạt của chương trình đối với từng khối lớp, từng mạch kiến thức, kỹ năng và cách triển khai các mạch này trong sách giáo khoa.
TP. HCM yêu cầu các trường không soạn đề cương, bài mẫu bắt buộc học sinh làm, không tổ chức học thuộc lòng bài mẫu. Ảnh minh họa
Nhà trường sử dụng gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức. Mức 1 là nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập. Mức 2 là kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự; mức 3 là vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
Mục tiêu của kiểm tra cuối kỳ nhằm đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Vì thế, Sở GD&ĐT TP. HCM yêu cầu các trường coi trọng việc động viên cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh kịp thời, công bằng, khách quan. Các trường xem đây như một hoạt động đánh giá thông thường, tuyệt đối không chạy theo thành tích để đối phó, gây áp lực, căng thẳng cho giáo viên, học sinh và gia đình.
Đối với thời gian tổ chức kiểm tra định kỳ các môn học và hoạt động giáo dục căn cứ vào phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng khối lớp. Tuy nhiên các Phòng GD&ĐT ở TP.HCM có thể linh hoạt bố trí tránh cận các ngày lễ được Nhà nước quy định trong năm học và các ngày có ý nghĩa khác. Thời gian kiểm tra do các phòng giáo dục dẫn, các trường tiểu học sắp xếp sao cho hợp lý, phù hợp, cân đối giữa các khối lớp theo kế hoạch năm học.
Video đang HOT
Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên học sinh lớp 1 được đào tạo theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để thống nhất với Chương trình GDPT mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 27 về đánh giá học sinh tiểu học với nhiều điểm mới đáng chú ý. Trong đó, yêu cầu đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Sân chơi bổ ích cho học sinh dân tộc thiểu số tại Lào Cai
Trong 2 ngày 14 &15/10, Sở GD&ĐT Lào Cai đã tổ chức giao lưu học sinh dân tộc thiểu số.
Bà Dương Bích Nguyệt, Giám đốc Sở GD&ĐT (áo dài) trao quà cho học sinh tham gia giao lưu.
Với chủ để "Lan tỏa sáng kiến của câu lạc bộ sáng tạo xã hội nhằm tuyên truyền về an toàn khi sử dụng internet và phòng chống các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường" hội thi là sân chơi bổ ích, giúp học sinh được trải nghiệm, tăng cường năng lực giao tiếp, hợp tác, sáng tạo và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đặc biệt, đáp ứng chương trình GDPT 2018, phát huy phẩm chất, năng lực từng học sinh.
Dự và phát biểu tại giao lưu có ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai; 40 học sinh dân tộc thiểu số đại diện cho 4 huyện Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương. Cùng cổ vũ giao lưu gồm các cơ quan của tỉnh, UBND huyện/thị xã, các thầy cô giáo và cha mẹ cùng gần 200 học sinh của Thành phố Lào Cai.
Giao lưu chia thành 4 phần. Phần 1 giới thiệu về các thành phần tham gia giao lưu và các điển hình của nhà trường, địa phương; Phần 2, xem 3 video về an toàn với Google và trả lời hiểu biết về giữ gìn an toàn, cách phòng tránh khi sử dụng internet.
Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu tại Hội thi.
Phần 3 học sinh biểu diễn sáng tạo thông qua tiểu phẩm, vẽ tranh, sơ đồ tư duy... tuyên truyền về hoạt động của câu lạc bộ sáng tạo xã hội của học sinh về giữ an toàn khi sử dụng internet, bảo vệ môi trường, phòng tránh tệ nạn xã hội...; phần 4 sẽ đưa hội thi cùng du lịch qua màn ảnh nhỏ khi học sinh trình bày các trải nghiệm, cảm xúc thông qua các bức ảnh tham dự giao lưu.
Phát biểu tại hội thi, ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết Lào Cai là tỉnh miền núi với 25 dân tộc anh em. Học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, do vậy ngành Giáo dục luôn coi giáo dục dân tộc là xương sống.
Trong những năm qua, ngành đã rất nỗ lực, tham mưu và triển khai nhiều giải pháp, quan tâm đặc biệt vùng cao, vùng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Kết quả được khẳng định khi Bộ GD&ĐT đánh giá Lào Cai là một trong những tỉnh đứng đầu phía Bắc.
Học sinh dân tộc thiểu số được học hỏi nhiều kĩ năng, kinh nghiệm.
Để có kết quả trên, ngành nhận thấy ngoài sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ban ngành đoàn thể, các thầy cô giáo và các em học sinh thì cha mẹ học sinh, cũng là yếu tố quan trọng để góp nên những thành công đó.
Đồng thời khẳng định hoạt động giao lưu học sinh dân tộc thiểu số là chuỗi hoạt động giáo dục ngoài giờ nhằm tổ chức cho học sinh trải nghiệm, nâng cao kĩ năng giao tiếp, hợp tác, phát triển tối đa phẩm chất, năng lực của học sinh.
Thông qua các nội dung giao lưu học sinh dân tộc thiểu số từ 4 huyện Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương đã tự tin, tài giỏi, thể hiện năng khiếu và tìm hiểu về kĩ năng sử dụng công nghệ số, kĩ năng phòng tránh tệ nạn xã hội.
Học sinh được học tập qua trải nghiệm thực tế.
Hội thi cũng đưa ra được các thông điệp để học sinh luôn biết cách tự bảo vệ mình và an toàn ở trường, nhà, nơi công cộng. Ngoài ra các em còn biết cách đẩy mạnh hoạt động của câu lạc bộ sáng tạo xã hội trong trường học và trong cộng đồng; tuyên truyền để cộng đồng, cha mẹ, chính quyền địa phương ủng hộ và tham gia những hoạt động của nhà trường...
Thay mặt lãnh đạo Sở GD&ĐT, ông Nguyễn Thế Dũng cảm ơn tổ chức UNICEF tại Việt Nam, Ban quản lý các dự án Bộ GD&ĐT đã hỗ trợ cho hoạt động này; các doanh nghiệp, cá nhân đã hỗ trợ cho học sinh các phần quà vô cùng ý nghĩa...
Kết thúc giao lưu, Ban tổ chức trao 4 giải đồng đội và 40 giải cá nhân. Giải đồng đội có màn chào hỏi ấn tượng nhất thuộc về huyện Bắc Hà; Giải trả lời thông minh nhất thuộc về đội Mường Khương; đội có phần du lịch qua màn ảnh nhỏ sáng tạo nhất thuộc về Si Ma Cai; đội có phần tuyên truyền xuất sắc nhất là Sa Pa.
Vững tâm thế triển khai Chương trình mới Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và dài hơi, ngành Giáo dục Hưng Yên đang nỗ lực triển khai Chương trình GDPT 2018 cho năm học 2022 - 2023. Học sinh Hưng Yên bước vào năm học 2022 - 2023. Chuẩn bị kỹ lưỡng cho năm học mới Đã hơn một tháng kể từ khi năm học 2022 - 2023 bắt đầu. Đây...