Tinh hoàn lạc chỗ có thể sinh con không?
Tôi 28 tuổi, đã có vợ, tinh hoàn lạc chỗ. Xin hỏi bác sĩ tôi có thể có con không, điều trị tinh hoàn lạc chỗ như thế nào? (Thanh)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Khi còn là bào thai, cả hai tinh hoàn của bé trai đều nằm trong ổ bụng và sẽ dần di chuyển xuống bìu trong ba tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân như sinh non, bất thường nội tiết, giải phẫu…, quá trình này không được hoàn tất tại một bên hoặc cả hai bên. Điều này dẫn tới tình trạng tinh hoàn không ở vị trí nơi nó vốn thuộc về, hay còn gọi là tinh hoàn lạc chỗ (cryptorchidism).
Tình trạng này thường gặp khi một tinh hoàn chưa xuống vị trí, thậm chí có khi cả hai tinh hoàn đều lạc chỗ. Tinh hoàn lạc chỗ có thể còn nằm lại trong bụng hoặc chưa xuống hẳn bìu.
Tinh hoàn lạc chỗ hai bên, người đàn ông có nguy cơ vô sinh cao gấp 6 lần so với trường hợp tinh hoàn lạc chỗ một bên. Người có tinh hoàn lạc chỗ hai bên ở vị trí ống bẹn thì số lượng và chất lượng tinh trùng bình thường hoặc chấp nhận được, vẫn có thể có con.
Video đang HOT
Người có tinh hoàn một bên nằm trong ổ bụng sẽ ít khả năng có con. Khi tinh hoàn lạc chỗ hai bên trong ổ bụng, người đàn ông sẽ không có tinh trùng, do đó không thể có con.
Trường hợp của bạn, vì chưa cung cấp nhiều thông tin nên rất khó có thể khẳng định điều gì. Bạn nên đi khám chuyên khoa để kiểm tra càng sớm càng tốt, vừa nắm được tình trạng sức khỏe sinh sản của mình vừa tầm soát những nguy cơ biến chứng khác, nhất là ung thư tinh hoàn.
Hiện, phẫu thuật là phương pháp điều trị chính để di chuyển tinh hoàn đến đúng vị trí của nó. Thời điểm tốt nhất để phẫu thuật hạ tinh hoàn là từ sáu tháng đến một năm tuổi. Cuộc phẫu thuật này giúp đưa tinh hoàn về vị trí giải phẫu, giảm nguy cơ các biến chứng có thể gặp phải.
Trẻ càng lớn thì phẫu thuật càng ít hiệu quả. Người trên 10 tuổi, có một tinh hoàn trong bìu và tinh hoàn này phát triển bình thường, sẽ được bác sĩ tư vấn cắt bỏ tinh hoàn ẩn trong bụng để đảm bảo sức khỏe sinh sản sau này.
Khi 'nhà máy sản xuất tinh binh' ... đặt nhầm chỗ
Tinh hoàn lạc chỗ không chỉ là 'thủ phạm' gây vô sinh mà còn có nguy cơ mắc ung thư cao hơn nhiều lần so với nam giới có tinh hoàn bình thường.
Nhiều người trông khoẻ mạnh nhưng không thể có con chỉ vì ...tinh hoàn đi lạc chỗ (ảnh minh hoạ)
Từng tiếp nhận khám và điều trị cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, BS Nguyễn Bá Hưng, khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết trong đó có không ít trường hợp nguyên nhân chỉ vì nơi sản xuất tinh binh không nằm đúng chỗ (tinh hoàn lạc chỗ). Tinh hoàn bình thường phải nằm trong bìu với môi trường nhiệt độ giảm hơn nhiệt độ cơ thể bình thường để giúp chức năng của nó được tối ưu.
Trong đó, phải kể đến một nam bệnh nhân 31 tuổi. Hai vợ chồng đã lên kế hoạch sinh con ngay sau cưới, nhưng 3 năm trời... họ vẫn chỉ mãi ngóng trông. Dù người chồng có thân hình khoẻ mạnh.
Biết một phần nguyên nhân do mình bởi đến khi dậy thì anh chồng đã phát hiện mình thiếu mất một tinh hoàn phải. Chỉ còn lại bên trái nhưng tinh hoàn này cũng rất nhỏ. Thế nhưng ngặt nỗi, anh này không dám đối diện sự thật.
Trước khi cưới vợ, mấy lần anh có ý định đi khám nhưng không sao vượt qua được rào cản tâm lý. Chỉ đến khi quyết tâm tìm cách chữa trị để có con, vợ chồng anh mới tìm đến bác sĩ.
Tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, các bác sĩ đã truy tìm và phát hiện một tinh hoàn của anh đi lạc lên tận ổ bụng. Sau khi các bác sĩ tiến hành phẫu thuật hạ tinh hoàn rồi sinh thiết tinh hoàn này thấy chức năng sinh tinh rất kém. Trong khi đó, tinh hoàn trái thì chỉ sản xuất lưa thưa vài con tinh trùng. Đây là lý do mà vợ chồng người đàn ông này chưa có con.
BS. Nguyễn Bá Hưng - cho biết, tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không nằm đúng vị trí của nó trong bìu, có thể nằm trong ổ bụng hay trên đường di chuyển (của tinh hoàn) từ bụng qua ống bẹn, xuống bìu.
Có nhiều nguyên nhân tinh hoàn không xuống được bìu, nhưng hiện vẫn chưa hẳn đã rõ hết được. Đó có thể là một sự kết hợp của di truyền học, sức khoẻ của mẹ khi mang thai hay các yếu tố môi trường khác có thể làm rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh hoàn.
Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa cũng chỉ ra tình trạng thiếu cân và sinh non cũng là những yếu tố nguy cơ cao làm tăng khả năng tinh hoàn không đi xuống.
Theo BS Nguyễn Bá Hưng, tác hại của tinh hoàn ẩn nếu không can thiệp điều trị kịp thời, càng để lâu thì nguy cơ vô sinh càng cao. Nguy cơ bị ung thư tinh hoàn cũng ngày càng cao. Mặt khác nó còn ảnh hưởng đến tâm lý, bởi nam giới không thấy có tinh hoàn thường sống mặc cảm, thiếu tự tin, lo lắng, sợ bạn gái hay vợ biết về vấn đề này.
"Phẫu thuật chỉnh một tinh hoàn lạc chỗ trước 24 tháng tuổi là giải pháp để tránh ảnh hưởng đến khả năng vô sinh sau này và hạn chế khả năng ung thư tinh hoàn
Số lượng tinh trùng thấp, chất lượng tinh trùng kém và khả năng sinh sản giảm thậm chí vô sinh có nhiều khả năng xảy ra ở những người đàn ông có tinh hoàn lạc chỗ", BS Nguyễn Bá Hưng nhấn mạnh.
Theo BS. Nguyễn Bá Hưng, tinh hoàn ẩn là một bệnh lý bẩm sinh, nhưng cũng có trường hợp mắc phải do bị chấn thương. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, các bậc phụ huynh nên kiểm tra hai "hòn cà" của trẻ ngay từ khi em bé chào đời. Bởi theo một nghiên cứu, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ chiếm khoảng 3% ở trẻ sơ sinh nhưng vẫn mang đầy đủ tính cách đàn ông. Khi trẻ đầy 1 tuổi, tỉ lệ bệnh giảm xuống còn 1% và đến tuổi trưởng thành chỉ còn 0,8%.
Do đó, các chuyên gia nam khoa khuyên rằng, khi cha mẹ phát hiện con mình bị tinh hoàn ẩn, tinh hoàn lạc chỗ cần đưa con đi khám ngay để tìm hướng điều trị. Một bé trai nếu phát hiện sớm, trước 2 tuổi có thể dùng thuốc. Nhưng nếu để sau 2 tuổi thì phải dùng tới biện pháp phẫu thuật mới trả tinh hoàn về đúng vị trí, chưa kể càng để lâu sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề.
Mắc bệnh lạ, nữ sinh chết điếng với chỉ định của bác sĩ Học đại học Y và hiểu biết nhưng H. không nghĩ rằng nguyên nhân không có kinh nguyệt của cô đó là do bất thường giới. PGS Trần Đức Phấn - Phó Chủ tịch hội y học giới tính Việt Nam cho biết cho biết có nhiều bất thường giới mà người ta không để ý đến và chia sẻ về những bất...