Tìm thấy lục địa biến mất 155 triệu năm trước
Một vùng đất rộng gần 5.000 km có tên là Argoland đã được tìm thấy nằm sâu dưới Ấn Độ Dương.
Mới đây, các nhà địa chất Eldert Advokaat và Douwe van Hinsbergen tại Đại học Utrecht ở Hà Lan đã công bố trên tạp chí Gondwana Research rằng họ đã xác định được vị trí một lục địa mang tên Argoland biến mất dưới đáy đại dương 155 triệu năm trước. Theo các nhà địa chất, lục địa này đã được tách ra từ Australia trong quá trình trôi dạt lục địa xảy ra trong kỷ Jura.
Các nhà địa chất từ lâu đã biết rằng khoảng 155 triệu năm trước, một mảnh lục địa dài 5.000 km đã tách ra khỏi miền Tây Australia và trôi đi. Họ có thể thấy điều đó qua ‘”khoảng trống” mà nó để lại – một lưu vực ẩn sâu dưới đại dương được gọi là Đồng bằng Abyssal Argo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, không giống như Tiểu lục địa Ấn Độ vẫn còn nguyên vẹn cho đến tận ngày sau khi tách ra từ siêu lục địa Gondwana 120 triệu năm trước, Argoland bị phân thành nhiều mảnh và điều này khiến các nhà khoa học cực kỳ khó tìm kiếm.
Ban đầu, họ xác định được Argoland tách ra khỏi Australia và trôi dạt về Đông Nam Á, cụ thể là liên quan đến những mảnh đất cổ ở khu vực Indonesia và Myanmar. Tuy nhiên, khi họ cố gắng tái tạo lại Argoland bằng cách ghép thử các mảnh lục địa với nhau thì chúng lại không khớp như mong đợi.
Các nhà địa chất tin rằng lục địa vỡ ra từ Australia và sau đó trôi dạt về phía Đông Nam Á. Ảnh: Faculty of Geosciences Utrecht University
Bằng cách nghiên cứu ngược lại và thu thập bằng chứng địa chất từ Đông Nam Á, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tàn tích của các đại dương nhỏ hình thành khoảng 200 triệu năm trước và mất 7 năm để ghép các mảnh ghép lại với nhau. Những đại dương này có khả năng hình thành do hoạt động kiến tạo và đứt gãy của Argoland. Nhà địa chất Eldert Advokaat cho biết, quá trình này kéo dài trong gần 50 đến 60 triệu năm, sau đó lục địa bị chia cắt bắt đầu trôi dạt về phía Đông Nam Á.
Phát hiện này không chỉ giúp giải đáp các bí ẩn về lục địa đã mất mà còn cung cấp thêm những thông tin quan trọng về khí hậu của các khu vực trong quá khứ và ảnh hưởng đối với đa dạng sinh học ngày nay.
Ít nhất 23 binh sĩ tại Ấn Độ mất tích do lũ quét
Ngày 4/10, quân đội Ấn Độ cho biết ít nhất 23 binh sĩ nước này đã mất tích sau khi mưa lớn gây ra đợt lũ quét tại thung lũng hẻo lánh ở bang Sikkim, Đông Bắc nước này.
Nhiều ngôi nhà bị ngập trong nước lũ ở thung lũng Lachen, bang Sikkim, Ấn Độ, ngày 4/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của quân đội Ấn Độ cho biết mưa lớn đã bất ngờ xảy ra tại hồ Lhonak tại Bắc Sikkim, khiến mực nước của đập Chungthang ở thượng nguồn dâng cao, buộc cơ quan quản lý phải xả nước xuống hạ nguồn. Điều này đã gây ra lũ lụt và lũ quét tại khu vực sông Teesta tại hạ nguồn. Ít nhất 23 quân nhân được thông báo bị mất tích trong khi nhiều phương tiện bị chôn vùi dưới lớp bùn đất. Hiện lực lượng cứu hộ đang triển khai hoạt động tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
Khu vực xảy ra lũ quét nằm gần biên giới của Ấn Độ với Nepal và Trung Quốc, trong khi hồ Lhonak ở dưới chân sông băng trên những đỉnh núi tuyết bao quanh Kangchenjunga, ngọn núi cao thứ ba thế giới.
Theo quân đội, nước xả ở thượng nguồn từ đập Chungthang cho thấy mực nước tại sông Teesta cao hơn 4,5 m so với mức bình thường.
Lũ quét thường xảy ra trong mùa mưa, vốn kéo dài từ tháng 6 đến cuối tháng 9 tại tiểu lục địa Ấn Độ. Thông thường đến tháng 10, những cơn mưa lớn không còn xuất hiện tại Ấn Độ. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết biến đổi khí hậu đang làm gia tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các trận mưa trong mùa mưa tại nước này.
Cùng với mưa lớn gây lũ lụt, các sông băng tan chảy cũng xả ra một lượng nước lớn, trong khi việc xây dựng không theo quy hoạch tại các khu vực dễ xảy ra lũ làm cho mức độ thiệt hại do thiên tai ngày càng nghiêm trọng. Các sông băng trên dãy Himalaya đang tan chảy nhanh hơn bao giờ hết do Trái Đất ấm lên, khiến các cộng đồng cư dân đối mặt với những thảm họa khó lường.
Tháng 6 vừa qua, Trung tâm Phát triển vùng núi quốc tế (ICIMOD) công bố báo cáo cho thấy từ năm 2011 đến năm 2020, tốc độ các sông băng biến mất nhanh hơn 65% so với thập kỷ trước đó. Dựa trên các xu hướng phát thải hiện tại, thể tích của các sông băng có thể sụt giảm tới 80% vào cuối thế kỷ này.
UAE "cược cực lớn" vào năng lượng sạch ở châu Phi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hôm thứ Ba (ngày 5/9) đã công bố đầu tư 4,5 tỷ USD (4,1 tỷ euro) vào năng lượng sạch ở châu Phi tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu, với mục tiêu thu hút tài chính cho lục địa này trong cuộc chiến chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu. Sultan...