Thượng viện Mỹ thông qua các dự luật phân bổ ngân sách tài khóa 2024
Ngày 1/11, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn 3 dự luật phân bổ ngân sách cho quân đội, lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận tải và vấn đề cựu chiến binh cho tài khóa 2024 (kết thúc vào ngày 30/9/2024).
Các dự luật nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng và được thông qua với tỷ lệ 82 – 15.
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Quốc hội Mỹ phải thông qua 12 dự luật phân bổ ngân sách cho tài khóa 2024 trước ngày 17/11 để ngăn nguy cơ chính phủ đóng cửa một phần. Cho đến nay, Hạ viện đã thông qua 1 dự luật phân bổ, nhưng dự luật này có khả năng không qua được Thượng viện hoặc không được Tổng thống Joe Biden ký ban hành luật do chủ trương cắt giảm chi tiêu. Dự kiến, trong tuần này, Hạ viện sẽ tiến hành bỏ phiếu đối với 3 dự luật phân bổ ngân sách khác.
Video đang HOT
Hiện các nhà lập pháp tại Thượng viện và Hạ viện vẫn bất đồng về vấn đề cấp ngân sách hoạt động cho chính phủ.
Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát đang tìm kiếm các dự luật lưỡng đảng, trong khi Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát hướng đến các dự luật nhận được sự ủng hộ của đa số. Trong bối cảnh thời hạn chót 17/11 đến gần, các nhà lập pháp tại Thượng viện và Hạ viện có thể sẽ cân nhắc một đề xuất ngắn hạn để các nhà làm luật có thêm thời gian đàm phán.
Thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tài khóa 2023 ở mức 1.700 tỷ USD, mức cao thứ ba trong lịch sử nước này do lãi suất ngân hàng tăng đẩy chi phí đi vay lên cao.
Thâm hụt gia tăng có thể gây sức ép lên các cuộc đàm phán đang diễn ra về việc tài trợ cho các cơ quan liên bang.
Trước đây, Chính phủ Mỹ cũng từng có những giai đoạn đóng cửa, trong đó dài nhất là khoảng thời gian 35 ngày từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019 dưới thời Tổng thống Donald Trump do bất đồng giữa ông Trump và Quốc hội Mỹ khi đó về dự luật chi tiêu chính phủ.
Tổng thống Mỹ ký ban hành đạo luật ngân sách tạm thời đến ngày 17/11 tới
Sau khi Thượng viện Mỹ ngày 30/9 thông qua dự luật ngân sách tạm thời, Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng ngày đã ký ban hành đạo luật ngân sách ngắn hạn này nhằm ngăn nguy cơ chính phủ đóng cửa một phần.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tổng thống Biden đã ký ban hành đạo luật trên chỉ vài giờ đồng hồ trước thời hạn cuối là nửa đêm 30/9 (theo giờ Mỹ). Đạo luật ngân sách tạm thời này sẽ cho phép duy trì hoạt động của chính phủ cho đến hết ngày 17/11 tới.
Trước đó cùng ngày, trong nỗ lực phút chót nhằm tránh viễn cảnh chính phủ phải đóng cửa một phần, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật trên với 335 phiếu thuận và 91 phiếu chống. Dự luật này do Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đề xuất nhằm cấp ngân sách cho chính phủ trong vòng 45 ngày, nhưng không bao gồm khoản hỗ trợ bổ sung cho Ukraine.
Nếu dự luật không được thông qua tại Quốc hội, vào đúng 0 giờ 1 phút ngày 1/10 theo giờ địa phương (tức 11 giờ 1 phút sáng 1/10 theo giờ Việt Nam), Chính phủ Mỹ sẽ phải đóng cửa một phần. Các cơ quan liên bang thậm chí đã vạch ra kế hoạch chi tiết, trong đó nêu rõ những hoạt động cấp liên bang nào sẽ tiếp tục được tiến hành hoặc dừng lại.
Để có thể ngăn kịch bản chính phủ đóng cửa, cơ quan lập pháp và hành pháp Mỹ đã chấp nhận phương án dự luật chi tiêu tạm thời không bao gồm khoản viện trợ cho Ukraine.
Khi các nghị sĩ Mỹ và nhân viên Quốc hội trở thành mục tiêu tấn công của tội phạm Đồi Capitol (hay còn gọi là đồi Quốc hội) là khu dân cư lớn nhất ở Washington DC. (Mỹ), trải dài về phía trước Tòa nhà Quốc hội Mỹ (Điện Capitol), dọc theo các đại lộ rộng rãi. Là một trong những khu dân cư lâu đời nhất ở Washington DC với khoảng 35.000 người sinh sống trong 5km, đây là một trong...