Tiề.n Giang: Tạm dừng phương tiện thủy lưu thông từ sông Tiề.n và.o kênh Nguyễn Tấn Thành
Để phục vụ công trình thi công lắp đặt cửa cống âu Nguyễn Tấn Thành (kênh Nguyễn Tấn Thành thuộc xã Song Thuận và xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiề.n Giang) để ngăn mặn xâm nhập từ sông Tiề.n, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III (Cục Đường thủy nội địa Việt Nam) vừa thông báo tạm dừng phương tiện thủy lưu thông từ sông Tiề.n và.o kênh Nguyễn Tấn Thành từ ngày 3-11- 2023 đến ngày 21-3-2024.
Tạm dừng phương tiện thủy lưu thông từ sông Tiề.n và.o kênh Nguyễn Tấn Thành từ ngày 3-11-2023 đến ngày 21-3-2024
Theo đó, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III cũng hướng dẫn các phương tiện có thể lưu thông theo 3 tuyến khác đến tỉnh Long An gồm: từ sông Tiề.n và.o kênh Nguyễn Văn Tiếp đến kênh Nguyễn Tấn Thành và ngược lại; từ sông Tiề.n và.o kênh Nguyễn Văn Tiếp đến kênh Nguyễn Tấn Thành và vào Rạch Chanh đến sông Vàm Cỏ Tây và ngược lại; từ sông Tiề.n và.o kênh 28 đến kênh Nguyễn Văn Tiếp đến kênh Nguyễn Tấn Thành vào Rạch Chanh đến sông Vàm Cỏ Tây và ngược lại.
Chi cục Đường thủy nội địa III cũng đã lắp đặt các biển báo hiệu tại khu vực thi công cống âu Nguyễn Tấn Thành để các phương tiện thủy chấp hành.
Cống âu Nguyễn Tấn Thành được khởi công tháng 11-2022 ở đầu kênh Nguyễn Tấn Thành cách sông Tiề.n 420m, thuộc địa bàn 2 xã Song Thuận, Bình Đức. Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 (Bộ NN-PTNT) làm chủ đầu tư, là cống ngăn mặn có quy mô lớn thứ hai ở miền Tây, chỉ sau cống Cái Lớn – Cái Bé (Kiên Giang).
Công trình có hạng mục chính là cống rộng 40m bằng bê tông, cửa van bằng thép, đóng mở bằng xi lanh thủy lực. Phần âu thuyền có chiều rộng thông nước 12m, cao trình 5,5m. Một số hạng mục phụ như: nhà, đường quản lý, hệ thống quan trắc, giám sát tự động.
Công trình giúp ngăn mặn, triều cường và trữ ngọt, cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho 1,1 triệu dân của 2 tỉnh Tiề.n Giang và Long An, sẽ hoàn thành vào năm 2024.
Video đang HOT
Hiện nay, cùng với cống âu Nguyễn Tấn Thành, 6 cống thuộc dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cống ngăn mặn tại đầu các kênh rạch ra sông Tiề.n trên đường tỉnh 864 giai đoạn 1 đã hoàn thành. Trong mùa khô 2023 – 2024, các cống sẽ đảm bảo công tác ngăn mặn, trữ ngọt, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất cho người dân.
Đột phá hạ tầng, tạo 'đòn bẩy' vận tải thủy
Việt Nam có mạng lưới đường thủy nội địa rộng khắp, rất thuận lợi cho hoạt động vận tải và được đán.h giá còn nhiều tiềm năng để mở rộng phát triển.
Đặc biệt, Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với nguồn vốn lớn, nhiều cơ chế đột phá, ngành đường thủy kỳ vọng có đòn bẩy để cải thiện về kết cấu hạ tầng.
Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030. Ảnh minh họa: Thanh Vũ/TTXVN
Khơi dậy tiềm năng vận tải thủy
Ông Lê Minh Đạo, Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nhìn nhận, hệ thống đường thủy có tiềm năng lớn và thế mạnh về vận chuyển hàng hóa giá rẻ cự ly trung bình (300-500km) so với đường bộ, đường sắt. Tuy nhiên, đến nay, đường thủy vẫn chưa khai thác được tiềm năng này, chưa tạo được sự cạnh tranh so với loại hình vận tải khác bởi điểm nghẽn về hạ tầng và nguồn vốn đầu tư.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch thường trực Hội Cảng - Đường thủy và thềm lục địa Việt Nam, hiện đầu tư cho đường thủy nội địa; trong đó có hạ tầng rất thấp. Mặc dù thị phần vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa chiếm gần 20%, nhưng tỷ trọng vốn đầu tư cho đường thủy chỉ hơn 1%.
Nguồn vốn hạn hẹp nên một số tuyến đường thủy trọng điểm đang bị hạn chế khả năng vận tải, lưu thông do tồn tại các nút thắt về cầu vượt sông, kênh có tĩnh không thấp như: cầu Đuống, Đồng Nai, Phước Long, Măng Thít, Nàng Hai, Rạch Ông, An Long... Ngoài ra, tính liên kết vùng, liên kết với các phương thức vận tải khác của vận tải thủy còn kém. Hoạt động logistics lĩnh vực đường thủy còn nhiều hạn chế... Riêng khu vực phía Bắc, sản lượng vận tải container còn thấp.
Mặc dù còn những tồn tại, khó khăn nhưng theo đại diện Tổng công ty Tư vấn thiết kế (TEDI), ngành đường thủy hiện có những thuận lợi về cơ chế chính sách khi Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp đó là Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 19/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch và Quyết định số 21/2022/QĐ-TTg phê duyệt cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa.
Theo đó, có 6 dự án sử dụng vốn ngân sách giai đoạn 2021-2030 gồm: Nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống); Dự án WB6 - giai đoạn bổ sung vốn (kênh nối Đáy - Ninh Cơ); Dự án Nâng cấp tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình qua sông Luộc (Hành lang đường thủy số 2); Nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì - Yên Bái (sông Hồng); Nâng cấp tuyến vận tải thủy Vạn Gia - Ka Long; Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ, đường sắt cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía Bắc).
Cùng với đó, phát triển kết cấu hạ tầng, kết nối với cảng biển cửa ngõ, cảng biển quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm, cảng cạn (ICD), đẩy mạnh phát triển các tuyến vận tải container, tuyến vận tải sông biển (VR-SB), phát triển đội tàu chuyên dùng (container, lái mũi, cabin nâng hạ, sà lan khớp nối mềm...), đưa tàu trọng tải lớn vào sâu trong nội địa.
Cụ thể chính sách khuyến khích đầu tư
Theo Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải dự báo đến năm 2030, khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa đạt khoảng 715 triệu tấn, tăng bình quân 8,65%/năm; vận chuyển hành khách khoảng 397 triệu lượt khách, tăng bình quân 4,6%/năm; thị phần vận tải thủy nội địa đạt 16,24% về hàng hóa và 3,79% về hành khách.
Với hành lang pháp lý, khung cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện, đại diện Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải nhận định sẽ là động lực và cơ hội lớn để đường thủy nội địa có thể thu hút nguồn lực xã hội hóa tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp đang khai thác, vận hành các chuỗi dịch vụ đa phương thức.
Ông Nguyễn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch thường trực Hội Cảng - Đường thủy và thềm lục địa Việt Nam cho rằng, đối với đầu tư hạ tầng, vẫn phải dành vốn ngân sách tương xứng, đáp ứng đồng bộ hóa để khai thác hiệu quả toàn tuyến vận tải thủy. Cùng đó là đầu tư hạ tầng kết nối với các phương thức vận tải khác. Với huy động vốn ngoài ngân sách, cần có chính sách, cơ chế ưu tiên, ưu đãi riêng cho lĩnh vực đường thủy nội địa để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư.
Theo đại diện Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam, xây dựng kết cấu hạ tầng và mua sắm đóng mới phương tiện luôn cần một khối lượng vốn lớn nhưng lại thu hồi chậm. Hiện các doanh nghiệp đều phải vay ngân hàng thương mại theo lãi suất thị trường với thời gian trung hạn 5 năm.
"Như vậy rất khó và dễ rủi ro cho doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch đầu tư. Vì vậy, nhà nước nên có chương trình tài chính giúp doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng và mua sắm phương tiện phục vụ cho ngành giao thông vận tải thủy nội địa, có thể là một gói vay vốn ưu đãi trong thời gian từ 10-15 năm cùng lãi suất ổn định và thấp hơn thị trường", đại diện Hội Vận tải
thủy nội địa Việt Nam đề nghị.
Ông Trần Đỗ Liêm, Chủ tịch Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam phân tích, điều quan trọng nhất để đường thủy tăng sức cạnh tranh là thời gian vận chuyển nhanh hơn và nâng cao năng suất vận chuyển, khai thác được phương tiện trọng tải lớn, góp phần tiết kiệm chi phí giá thành vận tải. Để làm được điều này, cần sớm đầu tư nâng cấp cải tạo tuyến kênh, nạo vét đạt tiêu chuẩn luồng đường thủy nội địa trên các tuyến vận tải đường thủy nội địa chính, đầu tư các cảng cạn nhằm tiếp nhận được phương tiện thủy vào xếp, dỡ hàng hoá.
Đưa ra các giải pháp phát triển vận tải đường thủy nội địa trong thời gian tới, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề nghị, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ xem xét miễn phí cơ sở hạ tầng đối với hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện đường thủy nội địa. Điều này nhằm tăng tính cạnh tranh, góp phần dịch chuyển cơ cấu vận tải, hàng hóa chuyển từ đường bộ xuống đường thủy nội địa và giảm tác động tiêu cực đến môi trường, giảm thiểu ùn tắc, ta.i nạ.n giao thông trên hệ thống đường bộ.
Bộ Giao thông Vận tải cũng nghiên cứu phát triển phương tiện thủy nội địa chuyên dùng, chở container phù hợp với đặc thù kết cấu hạ tầng (luồng tuyến, tĩnh không cầu...) đường thủy nội địa theo từng khu vực và tuyến vận tải ven biển. Bộ cũng khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống cảng theo cụm, kết nối thuận lợi tối đa với đường bộ, cảng cạn, tạo điều kiện hình thành các cảng đầu mối có quy mô lớn có công nghệ bốc xếp hiện đại, tiến tới hình thành các Trung tâm logistics đường thủy nội địa và tham gia vận tải đa phương thức.
Đặc biệt, các tỉnh, thành phố quan tâm bố trí đất dọc theo các tuyến đường thủy nội địa chính để hình thành những cụm cảng ở khu vực thuận lợi cho việc kết nối với các khu công nghiệp, khu chế xuất... và hình thành tuyến vận tải thủy container kết nối với các cảng biển cửa ngõ quốc tế, để tối ưu hoá hiệu quả hoạt động vận tải, đặc biệt phục vụ cho xuất nhập khẩu...
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, thời gian tới sẽ tập trung triển khai, cụ thể hóa 9 hành lang vận tải thủy trong quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa để khai thác lợi thế đường thủy nội địa đồng thời sẽ ban hành các cơ chế, chính sách để phát triển vận tải ven bờ một cách tốt nhất.
Bộ Giao thông Vận tải cũng khuyến khích hình thành các doanh nghiệp, các tập đoàn vận tải thủy nội địa lớn để quy tụ, hình thành các doanh nghiệp lớn với đội tàu hùng mạnh để khai thác có hiệu quả, đóng góp tỷ trọng vận tải hàng hóa lớn, giảm tải cho vận tải đường bộ, đường sắt.
Đề xuất giảm 100% lệ phí ra, vào cảng thủy nội địa để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp Nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề xuất giảm 100% lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa và tiếp tục giảm 50% phí trình báo đường thủy nội địa. Ảnh minh họa: TTXVN Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vừa đề xuất Bộ...