Tạo mọi điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện, an toàn dịp Tết Nguyên đán
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng vừa ký ban hành Kế hoạch công tác phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân gắn với phòng chống dịch dịp Tết và lễ hội Xuân 2023, yêu cầu các Cục quản lý chuyên ngành, Sở GTVT, doanh nghiệp giao thông theo chức năng, nhiệm vụ lập Ban chỉ đạo công tác phục vụ vận tải, vận chuyển hành khách, hàng hóa theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Siết chặt an ninh, an toàn, xử lý nghiêm vi phạm
Càng gần Tết Nguyên đán Quý Mão, tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và hàng hải càng gia tăng. Đặc biệt là các đối tượng chở xe quá tải, chở quá số người quy định và buôn lậu lợi dụng tình trạng lực lượng chức năng mỏng, phân tán để hoạt động phức tạp tại các địa bàn giáp ranh, biên giới, vùng sâu vùng xa. Thêm vào đó, các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ta.i nạ.n giao thông, ùn tắc giao thông, gây rối trật tự công cộng như: Đua xe trái phép, chạy quá tốc độ, vi phạm tải trọng, nồng độ cồn, m.a tú.y, vận chuyển hàng cấm, gian lận thương mại… dự báo cũng sẽ gia tăng mạnh.
Tạo mọi điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện, an toàn dịp Tết Nguyên đán 2023.
Cùng với kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và các Lễ hội đầu xuân 2023 của lực lượng Cảnh sát giao thông từ ngày 15/11/2022 – 5/2/2023, kế hoạch của Bộ GTVT chỉ đạo các Sở GTVT chủ động phối hợp chặt chẽ với Công an các địa phương lập các đoàn kiểm tra công tác phục vụ vận tải, kiểm tra việc tuân thủ quy định về giá cước, bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phân luồng, hướng dẫn giao thông tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển, giảm thiểu ùn tắc tại các bến xe, nhà ga, bến thủy; tăng cường vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt để kết nối với các loại hình vận tải khác, kịp thời giải tỏa hành khách và tổ chức các chuyến xe hỗ trợ công nhân, sinh viên về quê ăn Tết.
Riêng các Sở GTVT Hà Nội, TP Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp vận tải tăng cường kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ nhân viên bảo đảm phối hợp nhịp nhàng, không để xảy ra các sự cố đáng tiếc trong hoạt động vận tải, đi lại trong các ngày cao điểm trước, trong và sau Tết.
Đáng chú ý, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị trong ngành lập danh sách và phân công lãnh đạo, chuyên viên trực trong dịp Tết, công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân và doanh nghiệp, thường trực 24/24 giờ; xây dựng và triển khai phương án tổ chức vận tải bảo đảm tuân thủ quy định về phòng chống dịch bệnh, dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế; chỉnh trang sạch đẹp tại các vị trí khu vực nhà ga, cảng, bến thủy nội địa, bến xe, cảng hàng không, sắp xếp các vị trí cung cấp thông tin để hành khách chủ động trong việc lựa chọn chuyến đi.
Video đang HOT
Tạo thuận lợi tối đa cho người dân đi lại
Để tạo điều kiện thuận lợi tối đã cho người dân đi lại, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành có phương án đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu vận chuyển, vận tải hàng hóa trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Quý Mão năm 2023. Trong đó, Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra công tác phục vụ vận tải đường bộ trong dịp Tết; hướng dẫn, đôn đốc các Sở GTVT chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe công khai, minh bạch và thực hiện đúng quy định về giá cước vận tải, các loại giá, phí; kiểm tra chặt chẽ điều kiện an toàn của phương tiện và lái xe trước khi xuất bến; niêm yết biển kiểm soát của phương tiện và số điện thoại của cơ quan chức năng để hành khách biết và phản ánh qua đường dây nóng…
Bên cạnh đó, Cục Đường bộ Việt Nam thường xuyên phối hợp các Sở GTVT quản lý hoạt động của phương tiện (về tốc độ, hành trình hoạt động, thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày của lái xe thông qua trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe ô tô) để xử lý vi phạm theo quy định; chỉ đạo Thanh tra Cục phối hợp với Sở GTVT Hà Nội, TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra, xử lý “xe dù, bến cóc”, xe quá tải; đồng thời, có trách nhiệm chỉ đạo các nhà đầu tư BOT xây dựng phương án, kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, phân luồng giao thông tại các trạm thu phí khi lưu lượng tham gia giao thông tăng đột biến, hạn chế tình trạng ùn tắc trước khi vào trạm thu phí, trường hợp xảy ra tắc đường phải xả trạm để giải tỏa phương tiện.
Cục Hàng không Việt Nam có nhiệm vụ chỉ đạo các lực lượng an ninh hàng không, cảng hàng không tăng cường công tác kiểm soát an ninh, an toàn bay; chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, các hãng hàng không, các công ty cung cấp dịch vụ hàng không và cảng vụ hàng không có kế hoạch tăng cường nhân lực, các trang thiết bị phục vụ công tác soi chiếu an ninh để bảo đảm an ninh, an toàn và phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại trong các ngày cao điểm trước, trong và sau Tết; bố trí vị trí đỗ thuận lợi nhất cho các tuyến xe buýt đang hoạt động tại các cảng hàng không để hành khách dễ dàng nhận biết, đặc biệt là tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ đạo các Cảng vụ Đường thủy nội địa phối hợp với Cảng vụ Hàng hải để kịp thời có biện pháp đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo khi có hiện tượng thời tiết xấu ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển của tàu thuyền; kiên quyết đình chỉ hoạt động các bến đò ngang trái phép, các phương tiện chở khách không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm, không trang bị đủ dụng cụ cứu sinh, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến vận tải ven biển, vận tải thủy từ bờ ra đảo Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc, Cát Bà, Vịnh Hạ Long…
Ngoài ra, Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn đường sắt cho người dân sinh sống dọc hai bên đường sắt, khu vực đường ngang, lối đi tự mở có mật độ giao thông cao, thường xuyên xảy ra ta.i nạ.n giao thông; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quy tắc giao thông tại đường ngang, các hành vi lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt theo thẩm quyền.
Chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1269/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tăng cường trách nhiệm trong việc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong từng giai đoạn. Đồng thời, xác định các nhiệm vụ, giải pháp, danh mục các dự án cụ thể triển khai thực hiện theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030 phù hợp với điều kiện của các bộ, ngành, địa phương; xác định rõ phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện...
Tập trung các dự án đầu tư công vào kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa công cộng
Quyết định nêu rõ 5 nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện gồm: nhiệm vụ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về quy hoạch; nhiệm vụ hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về đường thủy nội địa; nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng; cập nhật, điều chỉnh quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất.
Trong đó, về nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng, sẽ tập trung các dự án đầu tư công vào kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa công cộng (luồng tàu, công trình chỉnh trị, báo hiệu, âu tàu, đậ.p dâng nước...) đối với các tuyến có lưu lượng, mật độ vận tải lớn; đầu tư xây đựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm giao thông vận tải thủy nội địa và quản lý nhà nước chuyên ngành đường thủy nội địa tại các khu vực cảng thủy nội địa.
Triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án lĩnh vực đường thủy nội địa trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông Vận tải gồm: dự án phát triển hành lang vận tải thủy và logistics khu vực phía Nam; dự án nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía Nam); dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo - giai đoạn 2; dự án nâng tĩnh không cầu Đuống; dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý tích hợp phục vụ chuyển đổi số Cục Đường thủy nội địa Việt Nam...
Bố trí đủ nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo lộ trình Quy hoạch
Các chính sách, giải pháp thực hiện Quy hoạch gồm thu hút nguồn vốn cho phát triển hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ môi trường; bảo đảm nguồn lực tài chính; bảo đảm quốc phòng - an ninh; cơ chế đột phá.
Quyết định nêu rõ cân đối ngân sách, bố trí đủ nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo lộ trình Quy hoạch đã được phê duyệt, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và các hạ tầng liên quan tại khu vực; tăng cường sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương để bố trí nguồn lực thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch; huy động đa dạng các nguồn lực từ ngân sách và ngoài ngân sách, nguồn lực trong nước và ngoài nước để thực hiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy hoạch; thể chế hóa các giải pháp huy động, sử dụng nguồn lực để đảm bảo triển khai trong thực tế hiệu quả, khả thi.
Nghiên cứu áp dụng ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng mặt nước, khu vực thủy nội địa (quy định tại Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020) để tăng cường thu hút nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; nghiên cứu chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư các dự án cảng thủy nội địa.
Cơ chế đột phá
Quyết định nêu, được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giúp kết nối hiệu quả giao thông đường thủy nội địa với các cảng biển theo các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư công để đầu tư cải tạo, nâng cấp luồng đường thủy nội địa trên các tuyến vận tải đường thủy nội địa chính theo quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để đầu tư, duy tu, bảo trì bến khách ngang sông tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa có điều kiện phát triển, đầu tư các loại hình giao thông khác...
Hà Nội vừa 'xử lý' được điểm ùn tắc này, lại phát sinh điểm ùn tắc giao thông khác Trong 10 năm qua Hà Nội đã có 36 điểm ùn tắc giao thông được xử lý, nhưng vừa xử lý được điểm ùn tắc này, Hà Nội lại phát sinh thêm các điểm ùn tắc khác. Ùn tắc nghẹt thở trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội - Ảnh: PHẠM TUẤN Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa báo cáo tổng kết...