Vụ lật ca nô du lịch ở biển Cửa Đại, 17 người chế.t: Đề nghị kiểm tra phương tiện hoán cải
Sau vụ lật ca nô du lịch ở biển Cửa Đại khiến 17 người t.ử von.g vào năm 2022, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra, đán.h giá lại phương tiện đã hoán cải.
Sáng 19.8, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Quang đã ký công văn gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) đề nghị thành lập đoàn kiểm tra an toàn kỹ thuật của phương tiện thủy nội địa hoán cải từ tiêu chuẩn SI lên tiêu chuẩn SB đang hoạt động trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia Hội An – Cù Lao Chàm (TP.Hội An), liên quan vụ vụ lật ca nô du lịch ở biển Cửa Đại.
Vụ ta.i nạ.n lật ca nô du lịch mang số hiệu QNa-1152 (tàu composite hoán cải từ cấp đăng kiểm VR-SI sang cấp VR-SB) xảy ra vào ngày 26.2.2022, khiến 17 người t.ử von.g. Theo UBND tỉnh Quảng Nam, sự cố đã gây hoang mang, lo lắng cho chính quyền địa phương, các chủ doanh nghiệp, lái tàu và người dân tham gia giao thông trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia Hội An – Cù Lao Chàm.
Hiện nay, nhiều ca nô du lịch chở khách tuyến đường thủy nội địa quốc gia Hội An – Cù Lao Chàm được hoán cải từ tiêu chuẩn SI lên tiêu chuẩn SB. Ảnh MẠNH CƯỜNG
Do đó, việc tổ chức kiểm tra thực tế để đán.h giá lại các phương tiện đã hoán cải từ vùng hoạt động SI lên vùng hoạt động SB theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định hiện hành của pháp luật (áp dụng cho các phương tiện đã hoán cải) trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
Video đang HOT
UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam sớm chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan thành lập đoàn kiểm tra thực tế các phương tiện đã hoán cải nêu trên, đề xuất biện pháp khắc phục (nếu có) để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Như Thanh Niên đã thông tin, lúc 13 giờ 45 ngày 26.2.2022, ca nô du lịch số hiệu QNa-1152 của Công ty TNHH MTV du lịch Phương Đông do ông Lê Sen (53 tuổ.i, ở P.Cửa Đại, TP.Hội An) điều khiển, lưu thông trên tuyến đường thủy từ đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp) về cảng Cửa Đại (TP.Hội An).
Lúc này, trên ca nô du lịch có 36 du khách, 3 thuyền viên (tổng cộng 39 người). Đến 14 giờ 5 phút cùng ngày, ca nô du lịch bất ngờ bị sóng lớn đán.h lật trên vùng biển Cửa Đại khiến 17 người chế.t.
Liên quan đến vụ lật ca nô du lịch ở biển Cửa Đại kể trên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy. Đồng thời, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với thuyền trưởng Lê Sen để điều tra về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy.
Tìm nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm ĐBSCL
Ngày 15/12, tại Sóc Trăng, Đoàn công tác Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải và lãnh đạo một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã có buổi làm việc bàn về giải pháp tìm nguồn vật liệu phục vụ cho các dự án đường bộ cao tốc, dự án giao thông trọng điểm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Quý Kiên phát biểu tại buổi làm việc.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm cùng chủ trì buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Quý Kiên khẳng định: các bộ, ngành sẽ tập trung nguồn lực để hỗ trợ cho Đồng bằng sông Cửu Long trong việc thực hiện các dự án giao thông trọng điểm; trong đó, có Dự án tuyến cao tốc Cần Thơ-Cà Mau và cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng để thực hiện đúng theo tiến độ.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cũng ghi nhận các kiến nghị của các địa phương về xác định, đán.h giá nguồn cát, tác động môi trường, cam kết sẽ có những văn bản trả lời và sẵn sàng cùng Bộ Giao thông Vận tải ngồi lại cùng các địa phương tháo gỡ khó khăn.
Theo Thứ trưởng Trần Quý Kiên , Đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn có thể chủ động nguồn cát sông cho các dự án cao tốc, đặc biệt là các tỉnh Tiề.n Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang với trữ lượng cát sông khá lớn. Trong 39 triệu m3 cát cần cho các dự án những năm tới thì năm 2023 chỉ sử dụng khoảng 16 triệu m3, còn 23 triệu m3 rơi vào năm 2024, đầu năm 2025 nên lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường đề nghị các cơ quan liên quan và các địa phương rà soát cụ thể nhu cầu cát và rà soát lại nguồn cát trên địa bàn để tính toán cân đối cho hai tuyến cao tốc, ưu tiên dồn nguồn lực cho cao tốc, năm 2026, 2027 hoàn thành 400km đường cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đối với những kiến nghị về việc sử dụng cát biển đắp nền, ông Kiên cho biết, Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Giao thông Vận tải sẽ có trả lời sớm. Bộ Tài nguyên Môi trường cũng sẽ đề xuất giao trách nhiệm cho các cơ quan liên quan việc giám sát trong quá trình khai thác cát.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND các tỉnh trong vùng dự án đã thông tin về trữ liệu nguồn cát đá xây dựng phục vụ các dự án và sẵn sàng chia sẻ với những địa phương không có sẵn nguồn vật liệu. Đồng thời, kiến nghị với bộ, ngành liên quan ban hành quy định riêng về đấu giá quyền khai thác các mỏ cát trên cả nước, việc quản lý nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa...
Đối với Sóc Trăng, tỉnh có 58,4 km đường Cao tốc trục ngang chạy qua địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho rằng, khó khăn là nguồn vật liệu cát san lấp, nếu khai thác cát biển để sử dụng vào san lấp mặt bằng được, Sóc Trăng cam kết sẵn sàng chia sẻ nguồn cát cho các tỉnh đang thiếu hụt.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, khó khăn của Sóc Trăng là nhu cầu sử dụng nguồn cát làm vật liệu xây dựng của tỉnh rất lớn, nhưng địa thế nằm ở cuối nguồn sông Hậu nên cát lòng sông thuộc Sóc Trăng có chất lượng xấu (cát, bùn xen kẽ và lẫn nhiều tạp chất), khó đáp ứng chất lượng. Trong khi trữ lượng cát biển của là rất lớn, khoảng 13,9 tỷ m3, đây là điều kiện thuận lợi nếu được quan tâm khai thác có thể phục vụ cho cả Đồng bằng sông Cửu Long, độ mặn không cao. Nếu để san lấp có thể phục vụ san lấp mặt bằng phần dưới (Code âm) cho các dự án cao tốc.
Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên Môi trường và các bộ, ngành trung ương quan tâm hỗ trợ Sóc Trăng trong triển khai dự án. Bộ Tài nguyên Môi trường cần hoàn thành dự án Đán.h giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm cho biết, hiện giải phóng mặt bằng cho dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long cơ bản đảm bảo theo yêu cầu của Chính phủ và kế hoạch giao. Do Đồng bằng sông Cửu Long có nền đất yếu nên việc thi công nền đường là nhân tố quyết định quan trọng của dự án, việc sử dụng nguồn vật liệu cát để đắp nền là hết sức cần thiết và Đồng bằng sông Cửu Long có những khu vực có nguồn cát dồi dào.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải mong muốn, các tỉnh nâng cao trách nhiệm cùng với bộ và các cơ quan trung ương để đáp ứng yêu cầu của dự án. Đồng thời, các tỉnh có nguồn cát cần hỗ trợ cho các tỉnh lân cận như Cần Thơ, Hậu Giang, nhu cầu nguồn cát để thi công 400km đường cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 39 triệu m3 cát; trong đó, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau cần khoảng 18,5 triệu m3, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cần 17,8 triệu m3 cát.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm cũng thông tin thêm, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (cao tốc trục dọc) sẽ được khởi công ngay đầu tháng 1/2023, còn tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (cao tốc trục ngang) dự kiến sẽ khởi công trong tháng 6/2023 và bắt đầu triển khai thi công vào tháng 8/2023.
Cần gần 34.000 tỷ đồng quy hoạch cảng cạn Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến Dự thảo Báo cáo cuối kỳ "Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050" theo hướng khuyến khích đầu tư cảng cạn dọc hành lang vận tải kết nối với các cửa khẩu cảng biển lớn. Giai đoạn đến 2025, tổng mức đầu...