Tìm nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm ĐBSCL
Ngày 15/12, tại Sóc Trăng, Đoàn công tác Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải và lãnh đạo một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã có buổi làm việc bàn về giải pháp tìm nguồn vật liệu phục vụ cho các dự án đường bộ cao tốc, dự án giao thông trọng điểm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Quý Kiên phát biểu tại buổi làm việc.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm cùng chủ trì buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Quý Kiên khẳng định: các bộ, ngành sẽ tập trung nguồn lực để hỗ trợ cho Đồng bằng sông Cửu Long trong việc thực hiện các dự án giao thông trọng điểm; trong đó, có Dự án tuyến cao tốc Cần Thơ-Cà Mau và cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng để thực hiện đúng theo tiến độ.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cũng ghi nhận các kiến nghị của các địa phương về xác định, đán.h giá nguồn cát, tác động môi trường, cam kết sẽ có những văn bản trả lời và sẵn sàng cùng Bộ Giao thông Vận tải ngồi lại cùng các địa phương tháo gỡ khó khăn.
Theo Thứ trưởng Trần Quý Kiên , Đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn có thể chủ động nguồn cát sông cho các dự án cao tốc, đặc biệt là các tỉnh Tiề.n Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang với trữ lượng cát sông khá lớn. Trong 39 triệu m3 cát cần cho các dự án những năm tới thì năm 2023 chỉ sử dụng khoảng 16 triệu m3, còn 23 triệu m3 rơi vào năm 2024, đầu năm 2025 nên lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường đề nghị các cơ quan liên quan và các địa phương rà soát cụ thể nhu cầu cát và rà soát lại nguồn cát trên địa bàn để tính toán cân đối cho hai tuyến cao tốc, ưu tiên dồn nguồn lực cho cao tốc, năm 2026, 2027 hoàn thành 400km đường cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đối với những kiến nghị về việc sử dụng cát biển đắp nền, ông Kiên cho biết, Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Giao thông Vận tải sẽ có trả lời sớm. Bộ Tài nguyên Môi trường cũng sẽ đề xuất giao trách nhiệm cho các cơ quan liên quan việc giám sát trong quá trình khai thác cát.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND các tỉnh trong vùng dự án đã thông tin về trữ liệu nguồn cát đá xây dựng phục vụ các dự án và sẵn sàng chia sẻ với những địa phương không có sẵn nguồn vật liệu. Đồng thời, kiến nghị với bộ, ngành liên quan ban hành quy định riêng về đấu giá quyền khai thác các mỏ cát trên cả nước, việc quản lý nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa…
Video đang HOT
Đối với Sóc Trăng, tỉnh có 58,4 km đường Cao tốc trục ngang chạy qua địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho rằng, khó khăn là nguồn vật liệu cát san lấp, nếu khai thác cát biển để sử dụng vào san lấp mặt bằng được, Sóc Trăng cam kết sẵn sàng chia sẻ nguồn cát cho các tỉnh đang thiếu hụt.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, khó khăn của Sóc Trăng là nhu cầu sử dụng nguồn cát làm vật liệu xây dựng của tỉnh rất lớn, nhưng địa thế nằm ở cuối nguồn sông Hậu nên cát lòng sông thuộc Sóc Trăng có chất lượng xấu (cát, bùn xen kẽ và lẫn nhiều tạp chất), khó đáp ứng chất lượng. Trong khi trữ lượng cát biển của là rất lớn, khoảng 13,9 tỷ m3, đây là điều kiện thuận lợi nếu được quan tâm khai thác có thể phục vụ cho cả Đồng bằng sông Cửu Long, độ mặn không cao. Nếu để san lấp có thể phục vụ san lấp mặt bằng phần dưới (Code âm) cho các dự án cao tốc.
Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên Môi trường và các bộ, ngành trung ương quan tâm hỗ trợ Sóc Trăng trong triển khai dự án. Bộ Tài nguyên Môi trường cần hoàn thành dự án Đán.h giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm cho biết, hiện giải phóng mặt bằng cho dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long cơ bản đảm bảo theo yêu cầu của Chính phủ và kế hoạch giao. Do Đồng bằng sông Cửu Long có nền đất yếu nên việc thi công nền đường là nhân tố quyết định quan trọng của dự án, việc sử dụng nguồn vật liệu cát để đắp nền là hết sức cần thiết và Đồng bằng sông Cửu Long có những khu vực có nguồn cát dồi dào.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải mong muốn, các tỉnh nâng cao trách nhiệm cùng với bộ và các cơ quan trung ương để đáp ứng yêu cầu của dự án. Đồng thời, các tỉnh có nguồn cát cần hỗ trợ cho các tỉnh lân cận như Cần Thơ, Hậu Giang, nhu cầu nguồn cát để thi công 400km đường cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 39 triệu m3 cát; trong đó, cao tốc Cần Thơ – Cà Mau cần khoảng 18,5 triệu m3, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng cần 17,8 triệu m3 cát.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm cũng thông tin thêm, cao tốc Cần Thơ – Cà Mau (cao tốc trục dọc) sẽ được khởi công ngay đầu tháng 1/2023, còn tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (cao tốc trục ngang) dự kiến sẽ khởi công trong tháng 6/2023 và bắt đầu triển khai thi công vào tháng 8/2023.
Cần gần 34.000 tỷ đồng quy hoạch cảng cạn
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến Dự thảo Báo cáo cuối kỳ "Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050" theo hướng khuyến khích đầu tư cảng cạn dọc hành lang vận tải kết nối với các cửa khẩu cảng biển lớn.
Giai đoạn đến 2025, tổng mức đầu tư dự kiến là 13.600 tỷ đồng và con số này đến năm 2030 ước tính là 24.360 tỷ đồng và đến năm 2050 có thể lên tới 33.808 tỷ đồng.
Hiện trạng cảng cạn
Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT), đến nay cả nước đã đầu tư, công bố và đưa vào khai thác 10 cảng cạn, 6 cảng thông quan nội địa (ICD) đang hoạt động thuộc các vị trí được quy hoạch cảng cạn, nhưng các chủ đầu tư chưa thực hiện thủ tục chuyển đổi thành cảng cạn theo quy định. Các cảng cạn - ICD được phân bổ tập trung trên 5 hàng lang và khu vực kinh tế trong tổng số 15 hành lang và khu vực kinh tế có quy hoạch cảng cạn.
Cần gần 34.000 tỷ đồng quy hoạch cảng cạn.
Khu vực phía Bắc có 9 cảng cạn gồm: Hải Linh, Móng Cái, Tân Cảng Đình Vũ, Đình Vũ - Quảng Bình, Hoàng Thành, Tân cảng Hà Nam, Tân cảng Quế Võ, Phúc Lộc, Long Biên; 5 ICD gồm: Tiên Sơn, Thụy Vân, Lào Cai, Mỹ Đình, Hải Dương. Khu vực miền Nam có một cảng cạn duy nhất là Tân cảng Nhơn Trạch và 9 ICD gồm: Phước Long, Transimex, Sotrans, Tây Nam (Tanamexco), Phúc Long, Tân Cảng Long Bình, Sóng Thần, Biên Hòa, TBS - Tân Vạn. Tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container thông qua các cảng cạn và ICD đang hoạt động hiện nay khoảng 4,2 triệu TEU/năm (1 TEU tương đương 1 container 20 feet).
Các cảng tại miền Nam hiện phát huy được ưu thế vận tải thủy nội địa (chiếm 35 - 40%), hỗ trợ tốt cho các cảng biển trong việc trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container, giảm sự ùn tắc tại cảng biển và giao thông đô thị khu vực TP Hồ Chí Minh. Còn các cảng cạn miền Bắc chưa kết nối với cảng biển rõ rệt, do thị trường vận tải container đường biển hiện chỉ chiếm khoảng 30% so với miền Nam.
Qua tìm hiểu, lượng hàng hóa container thông qua hệ thống cảng biển đang tăng nhanh, kéo theo sự tăng cao sản lượng hàng container thông qua cụm ICD, nên luôn tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông nếu vận chuyển đường bộ vào nội đô các thành phố. Hệ thống cảng cạn hiện nay là một bộ phận của kết cấu hạ tầng giao thông, tuy nhiên một thời gian dài chưa được quan tâm phát triển, quy hoạch phát triển cảng cạn mới được xây dựng, nên đang thiếu tính đồng bộ với các quy hoạch khác, nhất là các quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải, quy hoạch sử dụng đất...
Trước thực tế trên, Cục Hàng hải Việt Nam đề xuất với Bộ GTVT cần thiết quy hoạch cảng cạn hợp lý, nhằm giảm chi phí vận chuyển và thời gian lưu hàng tại cảng biển, đảm bảo an toàn hàng hóa; góp phần giảm ùn tắc giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn và khu vực có cảng biển lớn; đồng thời, phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics.
Ưu tiên đầu tư sớm một số cảng cạn
Theo tờ trình của Cục Hàng hải Việt Nam với Bộ GTVT thẩm định "Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050", việc triển khai lập quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đảm bảo tuân thủ Luật Quy hoạch và là tiề.n đề để hoạch định các chính sách, giải pháp phát triển cảng cạn đồng bộ, hỗ trợ hiệu quả khai thác cảng biển và các hoạt động vận tải nói chung.
Cụ thể, từ nay đến 2025, tổng mức đầu tư xây dựng cảng cạn dự kiến 13.600 tỷ đồng, đến năm 2030 là 24.360 tỷ đồng, đến giai đoạn năm 2050 là 33.808 tỷ đồng. Giai đoạn từ nay đến năm 2025, tập trung, khuyến khích đầu tư các cảng cạn trên các hành lang vận tải kết nối với các cửa khẩu cảng biển lớn ở khu vực phía Bắc (cảng biển Hải Phòng, cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn) và khu vực phía Nam (cảng biển TP Hồ Chí Minh, khu bến cảng Cái Mép - Thị Vải).
Khu vực TP Hồ Chí Minh định hướng quy hoạch cảng cạn Long Bình và cảng cạn khu công nghệ cao, với năng lực thông qua có thể đạt 1,37 triệu TEU/năm. Khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu, định hướng quy hoạch hai cảng cạn Phú Mỹ và Phước Hòa (Cái Mép), có năng lực thông qua đạt 550.000 TEU/năm và tập trung phát triển các cảng cạn nằm ở khu vực đầu mối vận tải lớn, khu vực có nhiều khu công nghiệp lớn; ưu tiên đầu tư cảng cạn có vị trí kết nối được với đường sắt, đường bộ, các vị trí gắn liền hoặc nằm gần các cụm khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, các trung tâm logistics đã được quy hoạch, các cửa khẩu đường bộ quốc tế lớn.
Bên cạnh đó, xem xét áp dụng đầu tư phát triển cảng cạn theo theo hình thức đối tác công tư (PPP) đối với các cảng cạn có quy mô lớn theo hướng Nhà nước tạo điều kiện về quỹ đất, đầu tư kết nối đường sắt với cảng cạn, hoàn chỉnh môi trường pháp lý, ban hành cơ chế, chính sách phát triển cảng cạn và tư nhân đầu tư hạ tầng, thiết bị khai thác cảng cạn.
Ngoài ra, thực hiện rà soát, điều chỉnh các quy định liên quan của pháp luật về đê điều, nhằm tận dụng tối đa việc sử dụng tài nguyên đường bờ, bãi sông để phát triển kết cấu hạ tầng cảng cạn gắn với đường thủy nội địa kết nối đến các cảng biển, giảm tải cho hệ thống giao thông vận tải đường bộ.
Mục tiêu của quy hoạch đến năm 2025: Phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua khoảng 20 - 30% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu, với tổng công suất khoảng 6 - 8,7 triệu Teu/năm.
Trong đó, miền Bắc gồm các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 2,2 - 3,0 triệu TEU/năm; miền Trung - Tây Nguyên có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 0,24 - 0,37 triệu TEU/năm; miền Nam có các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng 3,5 - 5,3 triệu TEU/năm.
Đến năm 2030, phát triển hệ thống cảng cạn có khả năng thông qua khoảng 25 - 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải, hình thành các cảng cạn, cụm cảng cạn với tổng công suất khoảng 11,6 - 15,7 triệu TEU/năm.
Định hướng đến năm 2050, sẽ phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics, có khả năng thông qua khoảng 30 - 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải, đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics tại các địa phương.
Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ cao tốc Châu Đốc - Sóc Trăng - Cần Thơ Bộ Giao thông vận tải vừa thông báo kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm tại buổi làm việc với các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Tiề.n Giang và thành phố Cần Thơ về dự án xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Sóc Trăng - Cần Thơ giai đoạn 1. Dự án cao tốc Châu...