Tỉ lệ sinh non, nhẹ cân ngày càng gia tăng
Tại Việt Nam, tỉ lệ trẻ sơ sinh cân nặng thấp dưới 1000 gram và dưới 28 tuần thai ngày càng gia tăng.
Ngày 17/11, tại Lễ kỷ niệm ngày thế giới vì trẻ sinh non với chủ đề “Những chú chim nhỏ – những đôi cánh lớn” diễn ra tại BV Nhi Trung ương, GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV cho biết, mỗi năm bệnh viện điều trị cho khoảng 500 trẻ sơ sinh non tháng. Mỗi ca sơ sinh non tháng, nhẹ cân đều là những “cuộc chiến”, có những trẻ mất thời gian 3 – 4 tháng nằm viện mới có thể xuất viện trở về nhà.
Bác sĩ thăm khám cho một em bé sinh non.
GS Hải đánh giá, trẻ sinh non tháng nhẹ cân có rất nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng ngay từ lúc mới lọt lòng, như suy hô hấp, nhiễm trùng, xuất huyết hộp sọ…Các bác sĩ luôn nỗ lực để giành giật lại cuộc sống cho các bé. Theo số liệu thống kê tại khoa Hồi sức sơ sinh (Bệnh viện Nhi Trung ương) trong 3 năm liên tiếp từ 2015 – 2017, số trẻ đẻ non có cân nặng dưới 1500g nhập viện điều trị chiếm 10-15% trong tổng số các bệnh nhân tại khoa.
Trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân cũng có nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh bởi mọi cơ quan của trẻ đều chưa trưởng thành, đòi hỏi cháu bé cần được chăm sóc đặc biệt mới giúp bé đuổi kịp những trẻ cùng tuổi sơ sinh đủ tháng.
Với những ý nghĩa đó, BV Nhi Trung ương đã thành lập câu lạc bộ các bà mẹ sinh non lần thứ 1 tại Việt Nam. Đây sẽ là nơi các bà mẹ được giao lưu, giải đáp các thắc mắc, được tư vấn về theo dõi, chăm sóc và tương lai cho trẻ sinh non.
TS Nguyễn Thị Quỳnh Nga, bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội cho biết, tỉ lệ trẻ sơ sinh cân nặng thấp dưới 1000gram và dưới 28 tuần thai ngày càng gia tăng. Các trẻ sinh non dưới 37 tuần và trên 22 tuần, với cân nặng dưới 2500gram thường gặp vấn đề về hô hấp, tiêu hóa, nhiễm trùng, bệnh tim bẩm sinh, tổn thương thần kinh, bệnh lý võng mạc…
Các em bé sinh non tháng hiện phát triển tốt, nhiều trẻ thể chất đạt như các bạn sinh đủ tháng.
Video đang HOT
Với trẻ đẻ non dưới 32 tuần, trẻ chỉ được ra viện khi đã ăn đường miệng đủ để tăng cân, tự điều chỉnh được nhiệt độ, sự trưởng thành của cơ quan kiểm soát hô hấp – tuần hoàn, trẻ được dự phòng thiếu máu, tiêm vắc xin, khám mắt, tai, thần kinh… Các ca trẻ đẻ non tháng hơn, “cuộc chiến” càng cam go khi trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ, có những trẻ 3 – 4 tháng mới được xuất viện.
Các trẻ sơ sinh non tháng khi xuất viện cần được thăm khám lại liên tục cho đến 7 tuổi, với các mốc trong 1 năm đầu thường 3 tháng khám một lần. Đến 2 tuổi khám 6 tháng lần và giai đoạn 3 – 7 tuổi mỗi năm khám lại một lần.
Trẻ khám lại cần sự phối hợp của nhiều chuyên khoa về thần kinh, phục hồi chức năng, mắt, tai mũi họng… để nhằm hạn chế di chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống…Thông thường đến khi tròn 2 tuổi các bé sinh non có thể đuổi kịp trẻ sinh đủ tháng.
Cũng trong ngày thế giới vì trẻ sinh non, các bác sĩ đã kiểm tra sức khỏe cho một số bé sinh non đã từng điều trị tại khoa sơ sinh từ năm 2012 trở lại đây, cho thấy các cháu phát triển tốt thể chất và trí tuệ.
Theo Dân trí
Nếu không muốn trẻ nguy hiểm đến tính mạng, bố mẹ không nên mua những đồ chơi này
Một số món đồ chơi và sản phẩm có thể ẩn chứa những mối nguy hại cho trẻ nhỏ, thậm chí còn dẫn đến tử vong đấy.
1. Viên nén bột giặt
Nếu trẻ vô tình ăn phải viên bột giặt này, nó có thể gây ngộ độc, bỏng cổ họng và dạ dày. Ngoài ra, khi tiếp xúc với nước, nó sẽ gây kích ứng da, gây mù nếu văng vào mắt, nếu trẻ ngửi quá nhiều cũng sẽ gây tổn thương phổi.
2. Bong bóng và các vật nhỏ khác
Bong bóng có thể là món đồ chơi yêu thích của nhiều trẻ nhỏ, nhưng chúng gây ra không ít tai nạn thương tâm cho trẻ. Bong bóng làm bằng cao su, nếu nuốt chúng sẽ dẫn đến nghẹt thở. Các vật nhỏ như pin, nam châm, hòn bi, nắp chai cũng gây nguy hại không kém.
3. Thức ăn cho thú cưng
Thức ăn cho thú cưng không độc với con người nhưng có những trường hợp trẻ đã bị bệnh sau khi ăn thức ăn của chó mèo. Nguy hiểm nhất là thức ăn thô có thể mắc kẹt đường thở của trẻ.
4. Đồ chơi có cánh quạt
Những đồ chơi như máy bay điều khiển từ xa có thể va vào đầu trẻ, hay cánh quạt có thể va vào mắt gây ra những tổn thương nặng nề. Tuy nhiên, với biện pháp phòng ngừa an toàn thích hợp, nó có thể là món đồ chơi đem lại niềm vui cho trẻ.
5. Nệm đàn hồi
Những đứa trẻ rất thích đứng nhún nhảy trên nệm, nhưng đây không phải là mô hình đồ chơi không có rủi ro. Có rất nhiều trường hợp trẻ em bị chấn thương do lò xo bên trong.
6. Tủ đồ chơi
Nếu đồ chơi của trẻ được cất vào một tủ có nắp đậy, cách tốt nhất là tháo nắp. Khi trẻ nghịch ngợm, tay chân có thể vô tình mắc kẹt. Chỉ nên chọn những tủ độ chơi có kích thước nhỏ, mềm như hộp cát tông để tránh gây nguy hiểm.
7. Một số cây trồng trong nhà
Không thể phủ nhận việc trồng cây trong nhà đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, khi nhà có trẻ nhỏ, nó có thể là một mầm mống tai họa không ngờ tới. Một số loại cây nhìn thì đẹp nhưng rất độc hại nếu ăn phải.
8. Kẹo
Bất kỳ loại kẹo nào cho trẻ ăn cũng đều được xem xét cẩn thận, đó có thể là kích thước, thành phần gây dị ứng, có một số loại kẹo chua ngọt rất ngon nhưng có thể bào mòn lưỡi nếu ngậm quá lâu. Vì vậy phải cực kỳ cẩn thận khi chọn mua kẹo.
Theo 24h.com.vn
Dịch tay chân miệng tăng đột biến, cha mẹ cảnh giác 2 dấu hiệu đặc biệt ở trẻ nhỏ Khi trẻ mắc tay chân miệng, trong khi thiu thiu ngủ thấy trẻ giật mình trên 2 lần trong 30 phút, kèm sốt cao khó hạ trên 2 ngày thì phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế. Bệnh tay chân miệng có chiều hướng gia tăng Theo cảnh báo của các chuyên gia, hiện đang là thời điểm giao mùa...