Thực phẩm cần tránh khi thở khò khè
Nếu đang bị bệnh hen suyễn, cần phải cẩn thận với những gì bạn ăn. Có một số loại thực phẩm cần tránh nếu không muốn cơn thở khò khè bùng phát.
Ảnh: Hạ Huy
Khoai tây chiên không tốt cho người bị hen suyễn
Rượu vang: Dù chỉ 1 ly rượu vang cũng không tốt cho cơn hen suyễn. Nếu bạn uống rượu vang, bạn sẽ bắt đầu có vấn đề về hô hấp.
Bia: Nếu bạn thích bia và đang bị thở khò khè, tốt nhất là tránh xa nó một thời gian. Một lượng bia chỉ khoảng nửa lít không tốt cho phổi của những người đang bị hen suyễn hành hạ.
Video đang HOT
Thực phẩm chứa tinh bột: Chuối chứa lượng cao tinh bột là thực phẩm bạn nên tránh khi bị thở khò khè. Một số loại thực phẩm tương tự khác là khoai tây chiên và đồ ăn nhẹ có phủ lớp bột bắp (ngô). Tinh bột trong khoai tây chiên quá nhiều, bạn cần tránh. Ăn khoai tây luộc thì tốt hơn nhưng ở mức vừa phải.
Thơm (khóm, dứa): Các a xít có trong thơm được coi là nguy hiểm cho bệnh nhân hen suyễn.
Ớt, đồ chua: Các loại đồ chua, dưa chua, ớt thường khó mà từ chối trong bữa ăn; song nếu bạn bị chứng thở khò khè, bạn nên tránh các loại thực phẩm này.
Các thực phẩm dễ gây dị ứng: Hãy chắc chắn rằng bạn không ăn bất cứ loại nào có thành phần dễ gây dị ứng. Thực phẩm gây dị ứng có thể khiến bệnh bùng phát khi làm co thắt thanh quản, gây khó thở.
Tôm đông lạnh: Bị bệnh hen suyễn, bạn cần tránh tôm đông lạnh. Loại hải sản này chứa rất nhiều chất bảo quản không tốt cho phổi. Vì vậy, nếu muốn ăn tôm thì ăn lúc còn tươi.
Hạn chế các chất béo omega 6 có trong thực phẩm được nấu chín với dầu thực vật hoặc dầu đậu nành.
Theo TNO
Bệnh hen suyễn: Bà bầu bỏ thuốc, thai dễ chết lưu
Hen suyễn là bệnh chiếm từ 3-8% ở phụ nữ mang thai, có không ít thai phụ lo sợ việc sử dụng thuốc hen suyễn sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nên đã tự ý ngừng thuốc. Các bác sĩ (BS) khuyến cáo, thời tiết trong mùa mưa khiến bệnh hen suyễn dễ trở nặng. Đã có trường hợp thai phụ tử vong, sẩy thai, sinh non... vì bỏ thuốc điều trị.
Ảnh minh họa: internet
Nhiều nguy cơ
Bệnh viện (BV) Từ Dũ TP.HCM vừa tiếp nhận thai phụ H.T.T. (mang thai ở tuần thứ tám) lên cơn hen suyễn đột ngột, khiến thai chết lưu. Trước đó chị T. không bị hen suyễn. Chị phát bệnh khi đang mang thai. Lo ngại việc uống thuốc trị hen suyễn sẽ khiến con sinh ra có thể bị dị dạng nên chị T. tự ý bỏ thuốc.
Theo BS Huỳnh Văn Sang, Trưởng khoa Hô hấp, BV An Bình TP.HCM, thai phụ bị hen suyễn do hai nguyên nhân: phần lớn là do người mẹ đã mắc bệnh hen từ trước, hoặc cũng có thể lúc mang thai, cơ thể thay đổi nội tiết tố khiến thai phụ mắc bệnh. Nhiều thai phụ tự ý bỏ thuốc điều trị hen suyễn nên đã xảy ra tình trạng sinh non vào tháng thứ bảy-tám, hoặc sẩy thai.
PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM cho biết, hen suyễn là bệnh lý hô hấp thường xảy ra nhất trong thai kỳ, với tỷ lệ 3-8% thai phụ mắc bệnh. Một nghiên cứu gần đây trên 330 sản phụ hen suyễn cho thấy 35% trường hợp có triệu chứng hen suyễn nặng hơn so với thời điểm trước khi mang thai; trong đó có 20-30% sản phụ lên cơn kịch phát. Khi thai phụ lên cơn hen, lượng máu tới tử cung bị giảm (do co mạch, giảm nước, hạ huyết áp...). Thai phụ lên cơn kịch phát sẽ nặng hơn người bình thường rất nhiều do khó thở, suy hô hấp và gây ra các biến chứng như: tăng nguy cơ xuất huyết âm đạo, sản giật, biến chứng khi sinh, ói nhiều, sinh non, chuyển dạ kéo dài. Đồng thời, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi như: nhẹ cân, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh.
Trường hợp nhẹ có thể không dùng thuốc
TS-BS Lê Thị Thu Hà, Phó khoa Sản C, BV Từ Dũ TP.HCM - cho biết, một số thai phụ lo sợ con bị dị tật khi uống thuốc trong quá trình mang thai là điều dễ hiểu. Uống thuốc hen suyễn cũng có thể gặp một số nguy cơ như: sẩy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, thai chậm phát triển, giảm lưu lượng máu đến tử cung - nhau, tăng nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, tỷ lệ này không nhiều. Thai phụ tự ý bỏ thuốc điều trị sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, thai phụ bắt buộc phải đến BS khám để được kê toa thuốc phù hợp và ít tác dụng phụ nhất, tương đối an toàn cho thai nhi. BS sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng thuốc trên thai phụ. Những loại thuốc dạng xịt thường được sử dụng cho thai phụ hơn so với dạng uống vì nguy cơ thấp hơn.
BS Huỳnh Văn Sang khuyến cáo, phụ nữ khi có thai không nên tự ý bỏ thuốc điều trị hen suyễn. Bệnh hen suyễn là bệnh mạn tính, dù không chữa hết nhưng hoàn toàn kiểm soát được. Bên cạnh việc khám thai định kỳ, thai phụ cần phải thường xuyên đi khám bệnh hen suyễn ở các BS hô hấp. Khi mang thai, BS sẽ hạn chế cho bệnh nhân dùng thuốc trị hen suyễn trong ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ, vì ba tháng đầu là giai đoạn đang tạo hình thai nhi và ba tháng cuối sẽ hoàn thiện hình dáng thai nhi. Tóm lại, dựa vào từng trường hợp cụ thể, BS sẽ có chỉ định thích hợp. Nếu hen suyễn chỉ ở mức độ nhẹ, mỗi tháng lên cơn một - hai lần thì thai phụ có thể không cần uống thuốc mà chỉ dùng thuốc xịt họng, không ảnh hưởng đến thai nhi. Tùy mức độ hen suyễn mà số lần xịt thuốc hen suyễn cũng khác nhau. Nếu hen suyễn ở mức trung bình thì xịt hai ngày/lần; còn trường hợp bệnh nặng bắt buộc phải dùng thuốc xịt kết hợp thuốc uống.
Để hạn chế lên cơn hen, thai phụ cần tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh như: khói thuốc lá, phấn hoa, lông thú, bụi, những thực phẩm gây dị ứng... Những yếu tố này sẽ thúc đẩy đường hô hấp bị viêm, tăng tiết đàm nhớt, khí phế quản bị co thắt và hẹp lại gây khó thở. Khi có dấu hiệu khó thở, khò khè, tức ngực, thai phụ phải sử dụng ngay loại thuốc xịt để cắt cơn.
Thanh Toàn
Theo PNO
Trời rét, trẻ mắc bệnh hô hấp tăng đột biến Do thời tiết trở lạnh nên trẻ em mắc nhiều bệnh sốt, cảm cúm, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi và tiêu chảy do nhiễm virus rota. Ngày 7/12, bác sĩ Cấn Phú Nhuận - Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho biết, trời trở lạnh khiến số lượng trẻ nhập viện tăng cao. Đa số các em mắc...