Trời rét, trẻ mắc bệnh hô hấp tăng đột biến
Do thời tiết trở lạnh nên trẻ em mắc nhiều bệnh sốt, cảm cúm, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi và tiêu chảy do nhiễm virus rota.
Ngày 7/12, bác sĩ Cấn Phú Nhuận – Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho biết, trời trở lạnh khiến số lượng trẻ nhập viện tăng cao. Đa số các em mắc bệnh về đường hô hấp, trong đó có nhiều trẻ viêm phổi nặng, sốt cao, co giật.
Chị Trần Thị Hà (Tây Hồ, Hà Nội) mệt mỏi ôm đứa con bé nhỏ. Chị cho biết, tuy mới 4 tháng tuổi nhưng con chị đã nhập viện 5 lần, hết viêm phế quản lại viêm phổi, sốt cao và kèm tiêu chảy. Thời tiết lạnh khiến cho bệnh tình bé càng thêm trầm trọng. Còn theo TS Nguyễn Thanh Hải – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, mỗi ngày, bệnh viện có khoảng 3.000 trẻ tới khám, tăng khoảng 500-1.000 ca so với tuần trước. Nhiều ca phải cấp cứu do bị viêm phổi nặng, phải thở máy.
TS Hải cho biết, thời tiết trở lạnh thích hợp cho virus đường hô hấp phát triển bao gồm cả virus cúm, virus hợp bào hô hấp… Đối với trẻ lớn, virus này chỉ gây ra triệu chứng cảm, ho nhẹ nhưng đối với trẻ dưới 2 tuổi dễ dẫn đến viêm tiểu phế quản, còn trẻ dưới 3 tháng tuổi sẽ có biến chứng suy hô hấp cao. Có khá nhiều trẻ bị viêm đường hô hấp nhưng gia đình tự cho uống thuốc, 4-5 ngày không khỏi mới đưa đến viện, do đó, các em thường có biểu hiện bệnh nặng, kèm theo viêm mũi, viêm tai có mủ.
Video đang HOT
Nhiều trẻ phải nhập viện vì mắc bệnh hô hấp
Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trung bình mỗi ngày cũng có khoảng 200-300 trẻ đến khám vì các bệnh đường hô hấp, tiêu chảy. TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa cho biết, các phụ huynh cần đề phòng trẻ biến chứng viêm đường hô hấp sang viêm phổi. Biểu hiện trẻ viêm phổi thường là hắt hơi, sổ mũi, ho, khó thở, khò khè, có khi tím tái.
Ông Dũng khuyến cáo, vào mùa đông, phụ huynh cần để ý giữ ấm cho con, đội mũ, đeo khẩu trang khi ra ngoài. Tuy nhiên, cũng không vì giữ ấm mà mặc quá ấm. Trẻ hiếu động, nghịch ngợm, nếu quá ấm sẽ đổ mồ hôi, áo bị ướt thì trẻ còn dễ nhiễm lạnh dẫn đến viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi. Ngoài ra, cho dù trời lạnh hay ấm thì gia đình cũng cần để cửa sổ giúp lưu thông không khí và cho trẻ ăn uống đủ chất, nâng cao sức đề kháng.
Theo Tuấn Kiệt (Dân Việt)
Xì mũi không đúng cách, coi chừng bị viêm tai và xoang
Mới đây tại phòng mạch, tôi gặp bé trai chừng 10 tuổi bị đau tai. Mẹ cháu nói: "Cháu mới bị chảy mũi có một ngày, em nghĩ do thời tiết trở lạnh chưa đưa đi khám, hôm nay đã thấy cháu kêu đau tai". Ngồi trước mặt tôi, cháu lấy khăn giấy xì mũi, nhìn cháu xì mạnh một lúc cả 2 mũi, tôi đã hiểu ngay vì sao cháu bị đau tai.
Không nên xì mũi một lúc cả hai mũi
Xì mũi tưởng là đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng. Mũi và tai thông với nhau qua vòi nhĩ, mũi và xoang thông với nhau qua các lỗ thông xoang. Khi xì mũi không đúng, chúng ta sẽ đẩy nước mũi lẫn với các tác nhân gây bệnh như virút, vi khuẩn vào tai gây viêm tai hoặc vào xoang gây viêm xoang hay vào cả tai và xoang gây viêm thêm đồng thời cả tai và xoang.
Nhiều người có thói quen xì một lúc cả 2 mũi. Như vậy là không nên. Xì mũi đúng cách là xì từng bên và khi xì mũi nên há miệng.
Đôi khi chúng ta chỉ bị nhẹ như chảy mũi do dị ứng thời tiết nhưng chỉ vì xì mũi không đúng cách, vô tình chúng ta tự gây cho mình những bệnh nặng hơn, điều trị khó và lâu hơn như viêm tai giữa, viêm xoang.
Theo SK&ĐS
Virus từ chuột gây suy thận hoành hành Loại virus truyền từ chuột đã xuất hiện từ lâu và đang "hoành hành" ở nhiều nước, đặc biệt là Mỹ. Việt Nam vừa xuất hiện hai trường hợp suy thận do nhiễm virus Hanta từ chuột cống khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Thực tế, loại virus truyền từ loài gặm nhấm này đã xuất hiện từ lâu và đang "hoành...