Hoạt chất chống ung thư trong vỏ táo của nhóm nghiên cứu trường đại học
Nghiên cứu mở ra tiềm năng lớn ứng dụng một loại hoạt chất lành tính, có nguồn gốc từ thiên nhiên để phòng ngừa các bệnh ung thư, chống viêm…
Vỏ táo chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, phòng chống ung thư, chống viêm.
Phân lập axit ursolic từ vỏ táo tây (Malus Domestica) và tổng hợp dẫn xuất dạng este của axit ursolic là đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả gồm Đỗ Đặng Thuận, Võ Thị Quỳnh Trâm, Nguyễn Thị Bích Hạnh – Trường Đại học Lạc Hồng TPHCM.
Vỏ táo chứa nhiều hoạt chất hơn thịt táo
TS Đỗ Đăng Thuận cho biết, axit ursolic (AU) là một axit triterpene pentacyclic phổ biến trong giới thực vật, nó được tìm thấy trong quả, lá, hoa, cây thuốc. Trong vỏ táo chứa một lượng lớn triterpenoid có khả năng chống ung thư, kháng viêm, chống ung nhọt, chống nhiễm trùng, chống oxy hóa… và ức chế sự phát triển của các khối u, tập trung ở lớp biểu bì sáp.
Axit ursolic chiếm 44,7 đến 3522ìg/g khối lượng táo tươi. Triterpenoid đặc biệt là axit ursolic, axit oleanolic và axit betulinic tồn tại nhiều trong giới thực vật. Những triterpene và các dẫn xuất của chúng đã được báo cáo là có hoạt tính sinh học cao, chẳng hạn như chống virut HIV, ức chế Protease HIV và khả năng gây độc cho các dòng tế bào khối u.
Táo tây có tên khoa học là Malus Domestica, thuộc họ Rosaceae, còn gọi là bôm (phiên âm từ tiếng Pháp: pomme) có danh pháp hai phần là Malus Domestica. Vỏ táo có hoạt tính chống oxy hóa và kháng sinh cao hơn thịt táo.
Các dẫn xuất este hóa của AU cũng có khả năng gây độc tế bào ung thư, do có sự phóng thích electron trên nguyên tử nitơ và của vòng benzen, đây là yếu tố quan trọng gây nên hoạt tính sinh học này.
Video đang HOT
“Đó là lý do để chúng tôi chọn vỏ táo tây để khảo sát điều kiện tách chiết. Mục tiêu của nghiên cứu này là chiết axit ursolic từ vỏ táo bằng các dung môi khác nhau để so sánh tính tan của Axit ursolic trong hai dung môi chloroform và ethyl acetate, sau đó tổng hợp dẫn xuất dạng ester của AU”, TS Đỗ Đăng Thuận chia sẻ.
Quả táo tây nhập khẩu từ Mỹ, được thu mua từ các siêu thị ở tỉnh Đồng Nai. Nhóm thực hiện tách axit ursolic từ vỏ quả táo. Từ nguyên liệu ban đầu là 200g vỏ quả táo phơi khô, độ ẩm là 14,8%, cắt nhỏ, ngâm trong 240ml dung môi hexane trong 24 giờ, thực hiện 3 lần để loại các chất kém phân cực.
Sau đó, loại bỏ dịch chiết hexane, phần bã lọc đem chia thành hai phần bằng nhau, mỗi phần 100g vỏ táo. Một phần vỏ táo (100g) ngâm trong 120ml dung môi chloroform, phần còn lại (100g) ngâm trong 120ml dung môi ethyl acetate. Hai phần đều ngâm trong 24 giờ x 3 lần. Sau đó loại bã, thu dịch chiết chloroform và ethyl acetate.
Đem hai phần dịch chiết cô quay chân không đuổi hết dung môi, tiến hành tinh chế bằng phương pháp sắc ký cột để thu sản phẩm axit ursolic tinh khiết.
Axit ursolic (ở dạng bột trắng) được hòa tan trong dung môi thích hợp, cho vào thiết bị phản ứng với tác chất. Thực hiện với điều kiện khuấy, gia nhiệt hoặc làm lạnh, đồng thời khảo sát trên sắc kí bản mỏng với hệ dung môi thích hợp.
Tìm ra dung môi thu được nhiều hoạt chất nhất
Theo TS Đỗ Đăng Thuận, sản phẩm axit ursolic từ dịch chiết chloroform đã được xác định đặc trưng cấu trúc bằng phổ 1HNMR, kết quả thu được 0,8160g AU/50g vỏ táo khô trong dung môi chloroform. Dẫn xuất axit ursolic được tổng hợp tại vị trí C-28 của tiền chất là axit ursolic cũng được xác định đặc trưng cấu trúc bằng phổ 1HNMR.
Kết quả thu được 0,8259g AU/ 50g vỏ táo khô trong dung môi ethyl acetate. Như vậy, cùng một lượng vỏ táo khô thì thu được lượng AU trong dung môi ethyl acetate nhiều hơn trong dung môi chloroform. Như vậy, AU tan tốt hơn trong dung môi ethyl acetate.
Qua các thí nghiệm đã thực hiện, nhóm tác giả đã tách được axit ursolic từ vỏ quả táo sử dụng hai dung môi khác nhau là chloroform và ethyl acetate. Hàm lượng AU thu được 0,8259g AU/50g vỏ táo khô trong dung môi ethyl acetate. Và tổng hơp dẫn xuất dạng ester tại vị trí C-28 của AU với iodoethane, hiệu suất phản ứng là 70,3%. Các sản phẩm được xác định đặc trưng cấu trúc bằng phổ 1HNMR.
Hiện nay, triterpenoid ngày càng được quan tâm về hoạt tính sinh học, chúng được phân bố rộng rãi trong giới thực vật, một số nghiên cứu đã cho thấy rằng chúng được sử dụng như một chất chống ung thư, chống viêm.
Axit ursolic là một axit triterpene pentacyclic phổ biến trong giới thực vật, nó được tìm thấy trong quả, lá, hoa, cây thuốc và cũng được biết đến với một loạt các hoạt tính sinh học như chống oxi hóa, chống viêm, các hoạt tính kháng ung thư là chống lại tác nhân kích thích nội sinh và ngoại sinh học.
Nghiên cứu này mở ra tiềm năng lớn trong việc ứng dụng một loại hoạt chất lành tính, có nguồn gốc từ thiên nhiên để phòng ngừa các bệnh ung thư, chống viêm… mà không có tác dụng phụ. Nhóm sẽ tiếp tục phát triển nghiên cứu này để có các bằng chứng rõ ràng hơn nữa của hoạt chất.
Công dụng đặc biệt từ cao chiết cây tầm bóp
PGS.TS Trần Mạnh Hùng và cộng sự thử nghiệm thành công trên chuột về tác dụng của cao chiết cây tầm bóp trong điều trị giảm phì đại tuyến tiền liệt.
Cây tầm bóp chứa nhiều hoạt chất quý ức chế phì đại tuyến tiền liệt.
Cao chiết giàu hoạt tính
PGS.TS Trần Mạnh Hùng cho biết, tầm bóp là loại cây thân thảo sống hàng năm, nảy mầm từ hạt vào tháng 4 hoặc tháng 5, phát triển nhanh vào mùa Hè và giảm dần sau khi ra hoa, đậu quả. Tầm bóp có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ, ở Việt Nam được phân bố rộng khắp cả nước.
Đặc điểm vi phẫu của bột rễ, lá, thân và hoa được kiểm tra bằng kính hiển vi, cho thấy sự hiện diện của tinh thể canxi oxalate dạng cát ở tất cả các bộ phận của cây. Lỗ khí và lông tiết được tìm thấy ở lá và thân. Các mảnh mạch xoắn ốc, hình lưới và hình thang được tìm thấy dưới dạng bột.
Các nghiên cứu về tầm bóp (P. angulata) đã chứng minh sự đa dạng về tác dụng dược lý bao gồm chống nhiễm trùng, kháng viêm, điều hòa miễn dịch và kháng ung thư. Mặc dù nhiều nghiên cứu về tác dụng dược lý đã được thực hiện trên cây tầm bóp nhưng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt lành tính (PĐTTLLT). Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát tác động ức chế 5- reductase in vitro của các cao chiết từ tầm bóp (Physalis angulata).
PGS.TS Trần Mạnh Hùng và cộng sự Trường Đại học Y Dược TPHCM đã tiến hành định danh dược liệu tầm bóp và mô tả về thực vật học; chiết xuất cao và khảo sát đặc điểm cao chiết; khảo sát tác động ức chế 5-reductase in vitro của cao chiết.
Về chiết xuất cao, từ 2kg bột dược liệu của tầm bóp, sau khi chiết ngấm kiệt bằng ethanol 96%, thu được 197,20g cao toàn phần. Từ 60g cao toàn phần, tiếp tục lắc phân bố với các dung môi khác nhau để thu được 21,69g DCM (dichloromethan), 2,40g EA (ethyl acetat) và 8,08g các phân đoạn nBU (n-butanol). Các đặc tính của từng cao chiết/phân đoạn cũng được xác định.
Kết quả định lượng cho thấy cao toàn phần và phân đoạn DCM chứa cả steroid và flavonoid, trong khi các phân đoạn EA và nBu chỉ chứa flavonoid. Phân đoạn EA có hàm lượng polyphenol và flavonoid cao nhất trong các cao chiết khảo sát.
Nhóm nghiên cứu kết luận, thành phần chính của dược liệu tầm bóp là alkaloid, tannin, flavonoid và steroid. Trong khi phân đoạn DCM dương tính rõ rệt với các phản ứng định tính steroid thì hàm lượng flavonoid cao nhất trong phân đoạn EA. Trong số các cao chiết và phân đoạn khảo sát, phân đoạn EA cho thấy tác dụng ức chế đáng kể đối với 5- reductas.
Ức chế phì đại tiền liệt tuyến
Theo nhóm nghiên cứu, PĐTTLLT đặc trưng bởi sự phì đại của các tuyến và mô liên kết trong tuyến tiền liệt. PĐTTLLT gây ra một số triệu chứng như kích thích bàng quang, tiểu nhiều lần, tiểu gấp và tiểu đêm làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Gần đây, một số thành phần từ dược liệu đã thu hút sự quan tâm của giới khoa học trong việc làm giảm các triệu chứng của PĐTTLLT như quả cây cọ (Serenoa repens, Sabal serrulata), hạt bí ngô (Cucurbita pepo), vỏ cây mận châu Phi (Pygeum africanum), rễ cỏ sao Nam Phi (Hypoxis rooperi), rễ cây tầm ma (Urtica dioica), lúa mạch đen (Secale cereale),... Thành phần có hoạt tính sinh học của những loại cây này là phytosterol, acid béo, flavonoid, dầu thực vật và polyshaccharid.
Kết quả nghiên cứu này bước đầu cho thấy cao toàn phần từ toàn cây tầm bóp làm giảm phì đại tuyến tiền liệt trên trên chuột nhắt, do vậy có thể thúc đẩy định hướng các nghiên cứu sâu hơn về Physalis angulata trong điều trị PĐTTLLT và các chất chịu trách nhiệm cho những hoạt động này.
Những năm 2004, các nhà khoa học nghiên cứu tại Viện khảo cứu các hợp chất thiên nhiên thuộc ĐH Y khoa Kaohsiung (Đài Loan - Trung Quốc) về hoạt tính chống ung thư gan của cây tầm bóp (Physalis angulata) ghi nhận: Các dịch chiết toàn cây bằng nước và bằng ethanol được đánh giá về hoạt tính chống ung thư gan trên các dòng tế bào Hep G2, Hep 3B, PLC/PRF/5, ghi nhận hoạt tính chống ung thư do gây ra hiện tượng tế bào tự hủy (apoptosis) phối hợp với những rối loạn chức năng của các mitochondria nơi màng tế bào bị ung thư. Tác dụng diệt bào này không xảy ra nơi các tế bào gan lành mạnh.
Theo quan niệm của Đông y, tầm bóp là loại thân thảo có vị đắng, tính mát không độc. Quả có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm. Tầm bóp có thể sử dụng đắp ngoài để trị nhọt, đinh độc, lấy cây tầm bóp tươi tắm cho trẻ trị rôm sẩy hiệu quả. Ngoài ra tầm bóp có thể sử dụng như thuốc chữa các bệnh viêm họng, đau yết hầu, bệnh tiểu đường và ung thư (tử cung, họng, phổi, đại tràng)...
Những ai cần hạn chế ăn hành tây? Hành tây là loại thực vật rất tốt cho sức khỏe với hàm lượng chất chống ô xy hóa cao, giúp giảm nguy cơ mắc ung thư, kiểm soát đường huyết và nhiều lợi ích khác. Nhiều người thích ăn hành tây trong khi số khác không thích hành tây do mùi hương nồng của chúng. Hành tây chứa rất nhiều nước và...