Thực hư chụp CT scan toàn thân tầm soát bệnh lý
Một kết quả CT scan “bình thường” có đảm bảo rằng cơ thể bạn khỏe mạnh?
Chụp cắt lớp điện toán (CT scan) là thành tựu quan trọng trong chẩn đoán, đánh giá, hướng dẫn và theo dõi diễn tiến bệnh. Tuy nhiên hiện nay CT scan đang được quảng bá như là một phượng tiện tầm soát các bệnh lý khác nhau trên người khỏe mạnh nhằm phát hiện bệnh sớm hơn, tăng khả năng trị hết bệnh.
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), nơi chịu trách nhiệm về tính an toàn và hiệu quả của các thiết bị y tế tại Mỹ trong đó có CT scan, cho biết hiện không có chứng cứ khoa học ủng hộ việc dùng CT scan toàn thân nhằm phát hiện bệnh cho người bình thường khỏe mạnh.
FDA cũng nêu rõ họ nghiêm cấm các nhà sản xuất thiết bị CT scan quảng cáo cho việc dùng CT scan toàn thân tầm soát bệnh nhưng không thể tác động đến các bác sĩ lâm sàng. Đây là cơ hội cho sự bùng phát của các “dịch vụ sức khỏe cao cấp”, trong đó có Việt Nam.
Chụp cắt lớp điện toán (CT scan) là thành tựu quan trọng trong chẩn đoán, đánh giá, hướng dẫn và theo dõi diễn tiến bệnh. Ảnh: Internet
Các câu hỏi còn bỏ ngỏ trong CT scan toàn thân tầm soát bệnh:
- Liệu CT scan toàn thân có giúp xác định rõ người khỏe mạnh và người mắc bệnh?
- Liệu các “dấu hiệu bất thường” có dẫn đến các xét nghiệm tốn kém hoặc điều trị mà tự bản thân các dấu hiệu đó không gây tác hại đáng kể đến bệnh nhân. Chẳng hạn các nốt xơ tại phổi có thể theo bệnh nhân suốt đời mà không gây bất kỳ nguy hại nào, tuy nhiên khi “bị” phát hiện có thể kéo theo một số xét nghiệm như sinh thiết, và các biến chứng do xét nghiệm gây ra như ra máu, tràn dịch, tràn khí …
Video đang HOT
- Một kết quả CT scan “bình thường” có đảm bảo là cơ thể khỏe mạnh? Hay chỉ làm người dân an tâm ảo mà quên các xét nghiệm cơ bản khác như phết tế bào trong tầm soát ung thư cổ tử cung.
Nhiều người cứ nghĩ việc kiểm tra toàn thân sẽ giúp họ ăn ngon ngủ yên, nó giống một liều thuốc an thần. Tuy nhiên giống như tất cả các xét nghiệm khác, CT scan cũng có nhiều điểm yếu: Dương tính giả (không bệnh thành có bệnh; âm tính giả (có bệnh mà không phát hiện được), điều này luôn tồn tại ở tất cả các loại xét nghiệm do hạn chế cố hữu của kỹ thuật (chẳng hạn CT scan không có ưu thế trên mô mềm do đó không ai dùng CT scan để tầm soát ung thư vú… Thêm nữa, CT scan phát ra nhiều bức xạ đối với người chụp và tự nó đã là một nguy cơ gây ung thư mặc dù không cao. Do đó người chụp sẽ phải đối phó với các rủi ro nêu trên mà lợi ích thì không rõ.
Các điểm cần lưu ý về CT scan toàn thân tầm soát bệnh:
- CT scan toàn thân chưa được chấp thuận là phương tiện tầm soát bệnh.
- Các hiệp hội y khoa chưa ủng hộ dùng CT scan toàn thân cho người bình thường khỏe mạnh.
- Tầm soát nên hướng vào nhóm đối tượng và vị trí cụ thể, chẳng hạn tầm soát ung thưphổi chỉ dành cho những người lớn tuổi, hút thuốc lá nhiều năm.
- Bức xạ từ CT scan có thể gây tăng nguy cơ mắc ung thư sau này dù tỷ lệ rất thấp.
Tầm soát ung thư không chỉ là một, hai hoặc nhiều xét nghiệm theo thời vụ mà là một hệ thống theo dõi, xử trí trong nhiều năm. Việc thực hiện xét nghiệm mang tính cầu may, hú họa chỉ gây thêm tốn kém và hậu quả.
Theo PLO
Thủ tướng Chính phủ gắn biển công trình Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa
Chiều ngày 8/5, trong chuyến công tác tại tỉnh Thanh Hóa, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm hỏi, tặng quà cho các bệnh nhân và gắn biển công trình Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa.
Để đáp ứng nhu cầu khám, điều trị bệnh nhân ung bướu ngày càng gia tăng, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa được thành lập ngày 16/6/2017 trên cơ sở tách từ Trung tâm Ung bướu trực thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh và chính thức đi vào hoạt động độc lập từ ngày 1/10/2017.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gắn biển công trình Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa.
Bệnh viện Ung bướu là bệnh viện chuyên khoa hạng II tuyến tỉnh, có lộ trình phát triển gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn I với quy mô 200 giường bệnh, hoạt động trong khuôn viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở nâng cấp và cải tạo Trung tâm Ung bướu; giai đoạn II Bệnh viện đi vào hoạt động tại cơ sở xây mới thuộc xã Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa, với quy mô 450 giường bệnh, 25 khoa phòng theo tiêu chuẩn hiện đại.
Công trình Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa có tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng, được khởi công từ tháng 8/2017, có thiết kế đồng bộ, kiến trúc hiện đại, với nhiều trang bị thiết bị tiên tiến, sẽ là địa chỉ tin cậy cho các bệnh nhân đến khám và điều trị, góp phần nâng cao năng lực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc trong tỉnh, giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương.
Hiện Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã được lựa chọn để xây dựng thành Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện K Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi, động viên và tặng quà bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.
Đến thăm Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ân cần thăm hỏi, động viên và tặng quà các bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện.
Thủ tướng Chính phủ chia sẻ nỗi đau bệnh tật của các bệnh nhân ung bướu, mong các bệnh nhân kiên cường, lạc quan, tin tưởng vào năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện, vươn lên chiến thắng bệnh tật.
Thủ tướng tin tưởng, với sự phát triển của ngành y tế nước nhà và khả năng ứng dụng các kỹ thuật y học hiện đại, tiên tiến trên thế giới, bệnh nhân sẽ được phục vụ, điều trị tốt hơn.
Đồng thời, Thủ tướng mong muốn tập thể cán bộ, y, bác sĩ bệnh viện tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn, nhanh chóng tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới, hiện đại, nhằm mang lại không chỉ thời gian sống thêm mà còn là chất lượng sống tốt nhất cho người bệnh.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trồng cây lưu niệm tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa.
Thủ tướng yêu cầu bệnh viện phải phục vụ tốt nhất để bệnh nhân yên tâm điều trị. Đồng thời, mỗi y bác sĩ phải không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực để phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trồng cây lưu niệm tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Bệnh viện K đưa vào khu khám bệnh mới đáp ứng 400 bệnh nhân mỗi ngày Cơ sở khám mới của bệnh viện K gồm 12 tầng, 8 phòng khám và khu vực điều trị có thể đáp ứng 400 - 600 lượt bệnh nhân tới khám mỗi ngày. Sáng 8/5, Bệnh viện K cơ sở 1 tại số 9A - 9B Phan Chu Trinh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã chính thức hoạt động. Theo GS.TS Trần Văn Thuấn,...