Thông tin mới nhất về việc công ty Rạng Đông thừa nhận sử dụng thủy ngân lỏng sản xuất đèn huỳnh quang
Công ty Rạng Đông đã thừa nhận toàn bộ 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy sử dụng thủy ngân lỏng (có độc tính cao hơn so với viên Amalgam) với khối lượng theo tính toán của các nhà khoa học là 30mg/bóng.
Thông tin về kết quả quan trắc chất lượng môi trường sau vụ cháy tại công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Cty Rạng Đông), Tổng cục Môi trường (TCMT), phía Bộ TN&MT cho biết, sự cố cháy nổ tại công ty Rạng Đông xảy ra từ lúc 18h30 đến 23h30 ngày 28/8/2019 đã giải phóng hơn 27kg thủy ngân ra môi trường sống.
Trước đó, báo cáo ban đầu của công ty cho hay, từ năm 2016 công ty chỉ sử dụng viên Amalgam (hỗn hợp của Hg – Zn và Bismut) để sản xuất bóng đèn, thế nhưng, qua kiểm tra thực tế của Tổng cục Môi trường công ty đã thừa nhận toàn bộ 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy sử dụng thủy ngân lỏng (có độc tính cao hơn so với viên Amalgam) với khối lượng theo tính toán của các nhà khoa học là 30mg/bóng.
Sau khi vụ cháy xảy ra, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân trong bán kính 500m tính từ hàng rào của công ty cần thực hiện các biện pháp như: Phun rửa mái nhà, tẩy rửa tường, sàn nhà, đồ gia dụng, vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, thau rửa các bể chứa nước hở,…
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, tính đến cuối ngày 8/9 (sau 3 ngày) sở Y tế Hà Nội tiến hành khám sức khỏe miễn phí cho người dân trong khu vực ảnh hưởng của vụ cháy tại Cty Rạng Đông đã có 927 người đến khám sàng lọc nhiễm độc thủy ngân.
Có 53 người được bác sĩ chỉ định vào viện để kiểm tra những kết quả cận lâm sàng.
Ngày 7/9, thông tin với PV báo Người Đưa Tin, đại diện lãnh đạo sở Y tế Hà Nội cho biết, ngày đầu tiên có 218 trường hợp được thăm khám, tư vấn miễn phí. Có 53 người được bác sĩ chỉ định vào viện để kiểm tra những kết quả cận lâm sàng.
Video đang HOT
Tại Trạm Y tế phường Hạ Đình, trong buổi sáng ngày 7/9 đã tiếp nhận hơn 200 phiếu đăng ký tư vấn, khám bệnh của người dân gần nơi xảy ra đám cháy. Trong đó có 57 người đã được khám, phần lớn yêu cầu các bác sĩ chuyển tuyến trên để được làm xét nghiệm máu và nước tiểu nhằm đánh giá nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.
Tại bệnh viện Xanh Pôn, tính từ 17h ngày 7/9 đến 17h ngày 8/9, Bệnh viện này đã tiếp nhận 12 bệnh nhân tới theo dõi và điều trị, trong đó có 3 bệnh nhân đã xin về. Bệnh viện Đa khoa Đống Đa tiếp nhận 8 bệnh nhân đến theo dõi và điều trị, cũng có 3 bệnh nhân đã xin về. Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn tiếp nhận 2 người, đến 11h30 cùng ngày, 1 bệnh nhân xin về.
Cũng trong diễn biến liên quan, ngày 4/9 bệnh viện Bạch Mai cũng đã công bố kết quả xét nghiệm các trường hợp người dân đến xét nghiệm thủy ngân trong máu cho những người tiếp xúc với vụ cháy nhà máy Rạng Đông.
Theo đó, có trên 100 người đã được làm xét nghiệm thủy ngân máu và 1 số người đã được lấy nước tiểu 24 giờ để xét nghiệm thủy ngân, kèm theo 1 số xét nghiệm khác: công thức máu, urea, creatinin, men gan, bilirubin, điện tim, một số được chụp X-quang phổi và khí máu động mạch, methemoglobin (metHb), carboxyhemoglobin (HbCO).
Xét nghiệm thủy ngân máu được gửi đến Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và đã có 82 trường hợp cho kết quả có nồng độ thủy ngân máu thấp dưới 10 mcg/L (mức tối đa cho phép), các trường hợp khác đang đợi kết quả.
Do đặc thù thủy ngân là kim loại tồn tại ở dạng lỏng, không tan trong nước, rất nặng và dễ sa lắng, dễ bốc hơi ngay cả ở nhiệt độ thường và có thể còn nằm lại trên các mái nhà, cây cối, trên các bề mặt và các vật dụng lưu chứa hở nên có nguy cơ gây ô nhiễm trở lại môi trường, đặc biệt khi thủy ngân bốc hơi và tan vào không khí nó sẽ khiến hệ hô hấp của những người sống quanh khu vực ấy bị ảnh hưởng nặng nề.
Sở Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện của thành phố bố trí, cung cấp đầy đủ máy móc, trang thiết bị, nhân lực để xét nghiệm, điều trị cho người bệnh khi có chỉ định từ bác sĩ.
Kết quả khám sẽ được Sở Y tế cập nhật, đối chiếu tác động ảnh hưởng và những khuyến cáo của nhà khoa học, Tổ chức Y tế Thế giới để này xây dựng quy trình chuẩn, phục vụ khắc phục sự cố.
Vụ cháy tại công ty cổ phần bóng đèn Rạng Đông đã làm cháy khoảng 6.000m2 kho chứa sản phẩm (gồm Bóng đèn huỳnh quang: 480.000 sản phẩm, chủ yếu là loại đèn dài 1,2m, sử dụng thủy ngân (Hg) lỏng với hàm lượng là 20mg/bóng; Bóng đèn compact: 1.600.000 sản phẩm, sử dụng 01 viên Amalgam/bóng đèn trọng lượng khoảng 11,5 mg, hàm lượng Hg khoảng 22-30%; Bóng đèn tròn công suất thấp dùng sợi đốt vonfram: 2.000.000 sản phẩm), nguyên liệu và một số loại hóa chất độc hại.
Minh Anh ( Tổng hợp)
Theo nguoiduatin
Đã có 82 người nhiễm thủy ngân trong máu sau vụ cháy Công ty Rạng Đông
Tính tới thời điểm hiện tại đã có 100 người tới Bệnh viện Bạch Mai làm xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân sau vụ cháy Công ty Rạng Đông.
Tính tới thời điểm hiện tại đã có 100 người tới Bệnh viện Bạch Mai làm xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân sau vụ cháy Công ty Rạng Đông
Bệnh viện Bạch Mai vừa có báo cáo cập nhật thông tin liên quan đến nguy cơ ngộ độc thủy ngân sau vụ cháy tại Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Công ty Rạng Đông).
Theo Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, kể từ sau khi vụ cháy xảy ra, tới nay đã có trên 100 người được làm xét nghiệm thủy ngân máu và một số người đã được lấy nước tiểu 24 giờ để xét nghiệm thủy ngân, kèm theo 1 số xét nghiệm khác như: Công thức máu, urea, creatinin, men gan, bilirubin, điện tim, một số được chụp X-quang phổi và khí máu động mạch...
Riêng các mẫu xét nghiệm thủy ngân máu được gửi đến Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Kết quả cho thấy đã có 82 trường hợp cho kết quả có nồng độ thủy ngân máu thấp dưới 10 mcg/L (mức tối đa cho phép). Các trường hợp khác đang đợi kết quả.
Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai cũng khẳng định sẽ tiếp tục duy trì kết nối với các cơ sở y tế để tư vấn chuyên môn, hội chẩn, phối hợp trong việc đánh giá, chẩn đoán và điều trị các trường hợp theo dõi, nghi ngờ ngộ độc phức tạp sau vụ cháy Công ty Rạng Đông.
Theo BS. Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, các triệu chứng nhiễm độc thủy ngân khác nhau tùy thuộc dạng ngộ độc, khoảng thời gian, cường độ tiếp xúc và một vài điều kiện cơ thể. Nếu hít phải thủy ngân, thường có triệu chứng bệnh phổi nặng cấp tính. Triệu chứng đầu tiên là sốt do khói kim loại gồm sốt, ớn lạnh, thở khó. Những biểu hiện khác gồm: viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn và viêm ruột. Những biểu hiện này thường dịu đi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, trong một số tình huống diễn tiến nặng hơn gây phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong. Còn ngộ độc mãn do hít thủy ngân gây viêm lợi, run giật tay và rối loạn tâm thần kinh.
"Không thể kết luận tất cả đều có nhiễm độc thủy ngân, tuy nhiên nguy cơ là có. Những người có nguy cơ cao nên đi kiểm tra, cụ thể là trực tiếp có mặt ở vụ cháy, hít hơi nóng, khói trong vài giờ đồng hồ. Những người thấy bất thường như khó thở, ho nhiều, tức ngực, nôn mửa, ỉa chảy, choáng váng, tê chân tay... nên đi khám.
Những người ở xa không hít hơi nóng, hay khói thì nguy cơ thấp hơn nên không nhất thiết tất cả phải đi khám, làm xét nghiệm gây tốn kém, không cần thiết. Các cơ sở y tế đều có thể khám, lấy máu và nước tiểu để xét nghiệm thủy ngân, không nên dồn đến Trung tâm chống độc Bạch Mai", ông Nguyên nói.
Hoàng Ngân
Theo baogiaothong
Đã có kết quả xét nghiệm của những người tiếp xúc đám cháy ở Công ty Rạng Đông Sau vụ cháy tại Công ty Bóng đèn, phích nước Rạng đông, đã có 10 phóng viên tác nghiệp tại đám cháy và hai người dân sinh sống trong khu vực gần đám cháy đến xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân. Khu vực nhà xưởng bị cháy. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN Bệnh viện Bạch Mai đã thông tin kết quả xét nghiệm...