Thời điểm nào sử dụng thực phẩm bổ sung thì tốt nhất?
Hiểu được thời điểm tối ưu để dùng thực phẩm bổ sung có tác động rất lớn đến hiệu quả khi dùng.
Nhiều người lựa chọn dùng thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất… trong chế độ ăn uống để hỗ trợ sức khỏe và tinh thần tối ưu. Tuy nhiên, dùng những sản phẩm này không đúng thời điểm, có thể làm giảm hiệu quả hoặc thậm chí gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Shubha Ramesh, Bệnh viện DHEE (Ấn Độ), việc điều chỉnh thói quen dùng thực phẩm bổ sung theo thời điểm cụ thể trong ngày, có thể tăng cường khả năng hấp thụ và tối đa hóa lợi ích, giúp bạn đạt được kết quả sức khỏe tốt hơn.
Dùng đúng thời điểm thực phẩm bổ sung sẽ mang đến hiệu quả tối ưu cho sức khỏe.
Các yếu tố cân nhắc thời điểm dùng thực phẩm bổ sung
Chuyên gia dinh dưỡng Shubha cho biết, khi xác định thời điểm tốt nhất để uống thực phẩm bổ sung, bạn cần cân nhắc một số yếu tố:
- Trước hoặc sau bữa ăn: Các loại vitamin và khoáng chất khác nhau được hấp thụ tốt hơn vào những thời điểm cụ thể trong ngày. Một số loại thực phẩm bổ sung cũng cần được uống cùng với thức ăn, trong khi một số khác nên uống khi bụng đói.
- Giảm thiểu tác dụng phụ: Thời điểm uống có thể giúp giảm thiểu tác dụng phụ, chẳng hạn như đau dạ dày, ợ hơi…
Video đang HOT
- Thuận tiện: Chọn thời gian phù hợp với lịch trình hàng ngày của bạn để đảm bảo tính nhất quán khi uống và tránh quên liều.
Thời điểm uống một số loại vitamin và khoáng chất cụ thể
Chuyên gia dinh dưỡng Shubha gợi ý, thời điểm tốt nhất trong ngày để dùng các loại thực phẩm bổ sung cụ thể như sau:
- Vitamin D: Tốt nhất nên dùng vào buổi sáng, cùng với bữa sáng, đặc biệt nếu bữa ăn có chứa một ít chất béo, vì đây là vitamin tan trong chất béo. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời buổi sáng cũng có thể tăng cường hiệu quả của nó.
- Omega 3 : Dùng cùng bữa ăn, tốt nhất là vào bữa trưa hoặc bữa tối, để tăng cường khả năng hấp thụ và giảm nguy cơ bị vị tanh hoặc ợ hơi.
- Vitamin B:Đây là các vitamin tan trong nước và tốt nhất nên dùng vào buổi sáng. Thời điểm này có thể giúp duy trì mức năng lượng trong suốt cả ngày vì vitamin B hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
- Magiê:Tốt nhất nên dùng vào buổi tối vì nó có thể thúc đẩy sự thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ nhờ tác dụng làm dịu cơ và hệ thần kinh.
- Vitamin tan trong nước(ví dụ như vitamin C, vitamin B): Các loại vitamin này tan trong nước và tốt nhất nên uống khi bụng đói, vào buổi sáng hoặc giữa các bữa ăn, để hấp thụ tối ưu.
Thực phẩm nào cha mẹ không nên cho con ăn quá nhiều?
Trong hành trình nuôi dưỡng con cái, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
Tuy nhiên, có một số thực phẩm, dù phổ biến và được ưa chuộng, lại không nên cho trẻ ăn quá nhiều do có thể gây hại đến sức khỏe. Dưới đây là danh sách những thực phẩm mà cha mẹ cần cân nhắc hạn chế khi cho con ăn.
Thực phẩm nào cha mẹ không nên cho con ăn quá nhiều?
1. Đồ ngọt
Đồ ngọt, kẹo chứa nhiều đường, có thể gây sâu răng, tăng cân và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đường còn làm giảm cảm giác thèm ăn các thực phẩm khác có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Thay vào đó, cha mẹ nên khuyến khích trẻ ăn trái cây tươi, cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết.
2. Đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, và pizza thường chứa nhiều chất béo bão hòa, muối và calo rỗng, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh có thể dẫn đến béo phì và các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Cha mẹ nên chuẩn bị các bữa ăn tại nhà với thực phẩm tươi ngon và giàu dinh dưỡng.
3. Nước ngọt và đồ uống có ga
Nước ngọt và đồ uống có ga chứa nhiều đường và chất phụ gia, không chỉ gây hại cho răng mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì. Thay vì nước ngọt, hãy khuyến khích trẻ uống nước lọc, nước ép trái cây tươi hoặc sữa.
4. Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp, mì ăn liền thường chứa nhiều chất bảo quản, muối và các chất phụ gia khác. Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể ảnh hưởng đến thận và hệ tiêu hóa của trẻ. Cha mẹ nên chọn thực phẩm tươi sống, tự chế biến để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng cho con.
5. Đồ chiên rán
Đồ chiên rán như gà rán, bánh rán, khoai tây chiên chứa nhiều chất béo không lành mạnh, có thể gây tăng cân và các vấn đề về tim mạch. Thay vì đồ chiên rán, hãy cho trẻ ăn các món nướng, luộc hoặc hấp để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
6. Thực phẩm có chứa caffeine
Caffeine có trong cà phê, trà và một số loại nước uống có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ, làm trẻ khó ngủ, lo lắng và kém tập trung. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiêu thụ các thực phẩm này và thay vào đó, chọn những món ăn nhẹ nhàng và giàu dinh dưỡng.
7. Thực phẩm giàu muối
Muối là một yếu tố quan trọng trong chế độ ăn uống, nhưng tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây tăng huyết áp và ảnh hưởng đến thận của trẻ. Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm như dưa muối, cá muối, và đồ ăn nhanh nhiều muối.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cha mẹ cần thận trọng trong việc chọn lựa và chế biến thực phẩm, hạn chế những thực phẩm không tốt để đảm bảo sức khỏe và tương lai tươi sáng cho con. Hãy luôn lắng nghe và tìm hiểu các khuyến nghị dinh dưỡng từ chuyên gia để có những quyết định đúng đắn nhất cho sức khỏe của trẻ.
Tại sao ăn uống lành mạnh lại khó đến vậy? Hầu hết mọi người có thể đọc thuộc lòng công thức ăn uống lành mạnh: nhiều trái cây và rau quả, ít thịt đỏ và thực phẩm chế biến. Nghiên cứu cho thấy những người tuân thủ mô hình ăn uống này ít có khả năng bị bệnh và có nhiều khả năng sống lâu hơn mà không mắc các bệnh mãn tính....