Thí nghiệm siêu trực quan sẽ giúp bạn thấy đâu là loại khẩu trang an toàn nhất trong thời buổi dịch bệnh hiện nay
Nghiên cứu chỉ so sánh những loại khẩu trang thông dụng nhất, cũng như chứng minh được tác dụng của khẩu trang trong vấn đề phòng chống dịch bệnh.
Đeo khẩu trang vẫn đang được xem là một trong những yêu cầu bắt buộc để phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh, đặc biệt là tại những quốc gia vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ virus corona chủng mới.
Việt Nam chúng ta mới đây cũng đã xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng sau gần 100 ngày chống dịch thành công. Covid-19 đến thời điểm hiện tại được xác định lây qua đường giọt bắn và (có thể) là cả khí dung – aerosol – lơ lửng trong không khí. Nó tỏa ra khi vật chủ nhiễm bệnh ho, hắt hơi, thậm chí là nói chuyện bình thường. Bởi vậy để đảm bảo an toàn cho chính mình, chúng ta nên đeo khẩu trang và hạn chế tụ tập đông người nơi công cộng.
Tuy nhiên, không phải khẩu trang nào cũng sẽ cho tác dụng giống nhau. Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Thorax, các chuyên gia đã thực hiện một video so sánh 3 loại khẩu trang khác nhau, và đã cho kết quả hết sức rõ ràng.
Thí nghiệm cho thấy khẩu trang loại nào là an toàn nhất
Đây là những gì nghiên cứu tìm ra
Một trong những đặc điểm nguy hiểm nhất của Covid-19, đó là nó có thể lây lan ngay cả khi người nhiễm chưa bộc lộ triệu chứng. Bạn sẽ không thể biết ai nhiễm bệnh, ai không chỉ bằng việc quan sát. Mà thậm chí, chính bản thân chúng ta cũng có thể nhiễm bệnh mà không hề hay biết.
Các nhà khoa học tại Viện Kirby (Úc) đã tiến hành thu lại video, so sánh xem chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng nói chuyện, ho và hắt hơi trong lúc đeo khẩu trang và không. Họ so sánh 4 trường hợp: không đeo khẩu trang, đeo khẩu trang vải tự làm (1 lớp), khẩu trang vải 2 lớp, và khẩu trang y tế 3 lớp.
Để quan sát các giọt bắn và khí dung tạo ra, các chuyên gia dùng hệ thống đèn LED, cùng một camera chụp tốc độ cao. Và đây là những gì đã xảy ra.
*Thứ tự từ trái sang phải và trên xuống dưới: không đeo khẩu trang, khẩu trang 1 lớp, 2 lớp và khẩu trang y tế
Khi đếm từ 1 – 10
Khi ho
Lúc hắt hơi
Có thể thấy khi không đeo khẩu trang, ngay cả việc thông thường như trò chuyện cũng sẽ tạo ra giọt bắn. Số lượng giọt và khí dung tạo ra lúc ho và hắt hơi còn nhiều hơn thế nữa.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, khẩu trang y tế 3 lớp cho hiệu quả cản giọt bắn tốt hơn rất nhiều so với khẩu trang 1 lớp, kể cả trong trường hợp ho và hắt hơi. Khẩu trang 2 lớp cho hiệu quả ở mức tốt, chấp nhận được.
Với số lượng giọt bắn trong hình, dù chưa thể quy đổi sang rủi ro lan truyền dịch bệnh (do còn phụ thuộc vào số lượng mầm bệnh tiếp xúc), nhưng có thể hiểu khẩu trang 1 lớp sẽ không bảo vệ tốt bằng 2 loại còn lại.
Nghiên cứu có ý nghĩa gì?
Điều này không có nghĩa rằng chúng ta phải bất chấp tất cả để có được khẩu trang y tế – thứ đang trong tình trạng thiếu hụt ở nhiều quốc gia. Thay vào đó, việc sử dụng một khẩu trang vải có nhiều hơn 1 lớp là đủ khả năng bảo vệ gần như tương đương, có thể hạ rủi ro xuống hơn 67%.
Ngoài ra, điều quan trọng nhất còn phụ thuộc vào việc bạn đeo khẩu trang có đúng cách hay không. Phải đảm bảo khẩu trang bao được kín mũi và miệng, đồng thời giặt khẩu trang ngay sau khi sử dụng.
Trong thực tiễn, dù khẩu trang chưa chứng minh được có hiệu quả 100%, nhưng đã có nhiều bằng chứng cho thấy nó bảo vệ được cộng đồng, cũng như ngăn virus lan truyền ra bên ngoài. Như tại Missouri đã có trường hợp 2 thợ cắt tóc vẫn làm việc dù nhiễm bệnh mà không hay biết, nhưng họ có đeo khẩu trang. 139 khách hàng của họ cũng vậy, và không ai nhiễm cả.
Tuy nhiên, một trong 2 người thợ đã lây nhiễm cho gia đình mình, bởi khi về nhà cô không đeo khẩu trang, và các thành viên trong gia đình cũng không đeo.
Phòng dịch cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng
Để tránh lây lan dịch bệnh cho cộng đồng, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho người điểu khiển phương tiện giao thông công cộng.
1. Theo dõi sức khoẻ: Trước khi làm việc, người điều khiển phương tiện giao thông công cộng tự theo dõi sức khoẻ bản thân nếu có sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Đồng thời chủ động cách ly tại nhà theo dõi sức khoẻ và thông báo cho đơn vị quản lý. Không được đi làm nếu như đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ sở y tế. Ảnh: AFP.
2. Chuẩn bị các trang bị cần thiết cho thời gian làm việc: Nước uống và cốc uống dùng riêng đảm bảo vệ sinh. Khăn giấy, khẩu trang, găng tay, nước rửa tay có chứa cồn, quần áo sử dụng riêng khi làm việc. Ảnh: Yonhap.
3. Chủ động sử dụng thiết bị bảo hộ: Trong khi làm việc, tài xế lái xe cần chủ động và hướng dẫn hành khách đeo khẩu trang đúng cách chủ động che mũi, miệng khi hắt hơi, tốt nhất dùng khăn giấy hoặc khăn tay để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào túi đóng kín để vứt vào thùng rác và rửa tay sát khuẩn. Bên cạnh đó, cần sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh, không khạc nhổ bừa bãi. Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sạch ít nhất 30 giây khi có điều kiện hoặc sử dụng sản phẩm vệ sinh tay. Ảnh: Bloomberg.
4. Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng. Giữ ấm cơ thể, tăng cường vận động có lối sống khoa học và dinh dưỡng. Ảnh: Weibo.
5. Giữ vệ sinh phương tiện công cộng: Khuyến khích sử dụng thông gió tự nhiên trên phương tiện. Không vận chuyển hành khách có đem theo các loại động vật hoang dã. Trong quá trình làm việc, nếu người điều khiển phương tiện hoặc hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở cần thông báo với đơn vị quản lý hoặc cơ quan y tế qua đường dây nóng và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Ngay sau khi trả khách lái xe thực hiện khử khuẩn xe và vệ sinh cá nhân. Ảnh: Yonhap.
6. Đảm bảo vệ sinh khi kết thúc ca làm việc: Dọn vệ sinh, vứt bỏ túi có chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác có nắp đậy đúng nơi quy định. Không mặc quần áo khi làm việc về nhà, để quần áo đã sử dụng trong túi kín và giặt sạch sau mỗi ca làm viêc.
7. Công tác khử khuẩn phương tiện giao thông: Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng hay các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% clo hoạt tính hoặc có ít nhất 60% cồn. Ngoài ra, thường xuyên vệ sinh, dọn rửa, khử khuẩn bề mặt vô lăng, tay nắm cửa xe, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe, điều hoà xe và các bề mặt để đảm bảo vệ sinh.
Theo Zing
Lái xe cần làm gì để tránh bị lây nhiễm COVID-19? Chiều nay (21/2), Bộ Y tế đã có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải về việc khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19 cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối. Người điều khiển phương tiện giao thông công cộng cần chú ý chủ động phòng dịch COVID-19. Ảnh: Gia Minh...