Thêm thứ này vào rồi rửa nấm, đảm bảo bụi bẩn đến mấy cũng bị “gỡ” sạch bong ra hết
Phần lớn mọi người đều cho rằng, rửa nấm chỉ cần rửa với nước là sạch dù là nấm tươi hay nấm khô. Tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều bụi bẩn bám vào nấm chúng ta không nhìn thấy rõ.
Để làm sạch nấm, trước tiên chúng ta cần ngâm nấm trong nước ấm trong khoảng 10 phút. Những thứ bụi bẩn trên bề mặt của nấm sẽ bong ra và chìm xuống đáy.
Sau đó nhẹ nhàng chà xát bằng tay để làm sạch những bụi bẩn có thể nhìn thấy bằng mắt thường còn bám trên nấm.
Ảnh minh họa.
Khi làm xong điều này, thực tế việc rửa sạch nấm vẫn chưa hoàn thành. Lúc này, vớt nấm ra, để vào một cái đĩa sạch. Thêm một chút bột baking soda lên nấm rồi dùng tay chà nhẹ cây nấm, đặc biệt là các nếp gấp bên trong nấm. Sau khi baking soda tan hoàn toàn, cho nấm vào bát, thêm nước và khuấy đều bằng tay.
Ngâm nấm trong nước baking soda này khoảng 10 phút. Những thứ bẩn và côn trùng nhỏ trong nấm sẽ tự động bong ra hết.
Vớt nấm ra, cho vào bát khác, thêm nước, cho thêm 2 giọt dầu mè, ngâm trong 2 phút, những thứ bẩn trong nấm sẽ bị hút bởi dầu mè.
Video đang HOT
Rửa sạch lại nấm hoàn toàn rồi để ráo nước, chuẩn bị chế biến. Chắc chắn với cách rửa này bạn có thể hoàn toàn yên tâm chế biến nấm thành mọi món ăn mà mình yêu thích!
Đối với nấm tươi
- Màu sắc phải tươi, không bị dập nát, mùi thơm tự nhiên. Không mua nấm mà chóp có nếp nhăn hay thâm đen. Mua loại nấm có lớp tơ mỏng bọc trên chóp nấm.
- Cuống nấm chắc chắn, màu sắc đồng đều. Nếu nấm đã nở thành lá thì các tia phải đều, đẹp và khô ráo.
- Nếu cắt đầu nấm có dịch trắng chảy ra cẩn thận nấm có độc tố.
Đối với nấm khô
- Chọn loại chắc, không đứt gãy, không có vết mốc màu trắng.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp
Cơm chín nhưng không thơm, mách bạn vài mẹo nhỏ đảm bảo hương thơm bay tận đầu ngõ, ngửi đã muốn ăn ngay
Với sự trợ giúp của nồi cơm điện thì việc nấu cơm quả là điều đơn giản. Tuy nhiên, để cơm ngon thì cần có bí quyết đấy! Các mẹ hãy học ngay mẹo nấu cơm cực đỉnh sau đây!
1. Ngâm gạo trước khi nấu
Sau khi vo gạo xong bạn nên đo lượng nước sao cho vừa đủ với loại gạo cần nấu rồi để ngâm ít nhất là 15 phút đến 30 phút, hoặc chẳng may bạn quên và ngâm lâu hơn thì cũng không sao nhé. Tác dụng của việc ngâm gạo sẽ giúp cơm nhanh chín và tơi xốp hơn.
2. Khôngvo quá nhiều
Ảnh minh họa.
Gạo trên thị trường hiện nay đã được đánh bóng nên mới có thể trắng đều, đẹp nhưng chất dinh dưỡng cũng mất đi khá nhiều. Trong quá trình rửa, chỉ nên rửa khoảng 2,3 lần là tốt nhất, không nên rửa nhiều lần để tránh mất chất dinh dưỡng.
3. Lượng nước
Lượng nước liên quan trực tiếp quyết định độ mềm và mùi vị của cơm. Các loại gạo khác nhau thì có lượng nước cũng khác nhau. Tỷ lệ gạo và nước thông thường là 1:1.5. Nếu vượt quá tỷ lệ này thì cơm sẽ nhão, mà ít hơn thì cơm sẽ khô cứng.
4. Thêm đá viên vào nồi cơm trước khi nấu
Sau khi vo gạo và đổ nước vào nồi, bạn bỏ thêm 2 đến 3 viên đá vào, để khoảng 15 phút rồi mới bắt đầu cắm điện, bấm nút nấu. Đá có tác dụng trì hoãn thời gian hấp thu nước của gạo, làm tăng độ dẻo của gạo hơn. Bỏ đá vào gạo sẽ làm tăng lượng axit amin, ngăn chặn enzyme phân hủy độ ngọt trong hạt gạo, mang đến hương vị tuyệt vời hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho thêm một ít mật ong để cơm có mùi vị thơm ngon hơn.
5. Dùng nước trà nấu cơm
Cách làm này không chỉ khiến gạo thơm, cơm có màu sắc bắt mắt, mà còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Cách thực hiện cũng hết sức đơn giản: Chuẩn bị 0,5 - 0,7g lá trà, ngâm vào 1kg nước sôi từ 5 - 8 phút, dùng vải thưa lọc hết bã, đổ nước trà đã lọc sạch bã vào gạo đã vo sạch và nấu như bình thường, đợi đến khi cơm chín là được.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp
Thử ngay món canh mát bổ mà cực ngon này, đảm bảo bạn sẽ thích liền! Không cần quá cầu kỳ trong cách chế biến, chỉ cần một vài thao tác đơn giản bạn đã có món canh trứng cá nóng hổi bổ dưỡng. Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để nấu món canh trứng cá đậu hũ: 80g trứng cá tuyết hoặc loại trứng cá khác phù hợp với bạn 1 miếng đậu hũ nhỏ 1/3...