Thế nào là trường hợp nghi mắc Covid-19?
Trong chiều qua, 18-2, tại Hà Nội ghi nhận mới 3 ca nghi mắc Covid-19 ở huyện Thạch Thất. Theo Sở Y tế Hà Nội, ca “nghi mắc” khác với trường hợp cách ly thông thường, nếu nói không chính xác sẽ gây ra sự hoang mang…
Khu vực cách ly người nghi nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa
Ngày 18-2, tất cả 74 ca nghi ngờ mắc viêm phổi cấp do Covid-19 trên địa bàn Hà Nội đều đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Đến trưa 18-2, thành phố không còn trường hợp nào nghi ngờ mắc Covid-19. Tuy nhiên, đến 18h chiều cùng ngày, qua báo cáo đã ghi nhận mới 3 ca nghi mắc tại huyện Thạch Thất.
Ngoài ra, trên địa bàn Hà Nội hiện vẫn đang có hơn 400 người đến từ vùng dịch Covid-19 phải giám sát y tế, 55 người phải cách ly tập trung tại Bệnh viện Công an Thành phố. Vậy hiểu thế nào là trường hợp “nghi mắc Covid-19″ với những trường hợp phải giám sát y tế, cách ly theo dõi Covid-19 để tránh hoang mang?
Về vấn đề này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, thực tế trong cộng đồng, người dân và thậm chí cả một số cơ sở có sự hiểu chưa đúng về những khái niệm trên, dẫn đến tình trạng cứ nghe thông tin có ca phải cách ly tập trung, giám sát y tế là “đánh đồng” với trường hợp nghi mắc Covid-19, gây tâm lý hoang mang.
Trước thực trạng đó, ngày 18-2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo Trung tâm Y tế (TTYT) các quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát phát hiện người nghi mắc Covid-19.
Công văn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố chỉ rõ, các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 là những trường hợp có yếu tố lâm sàng và yếu tố dịch tễ sau:
Video đang HOT
Về lâm sàng: có ít nhất một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở, viêm phổi. Về dịch tễ: có ít nhất một trong 3 yếu tố sau: có tiền sử đến/ở/về từ Trung Quốc trong vòng 14 ngày; có tiền sử đến/ở/về từ các xã có ổ dịch đang hoạt động tại Việt Nam trong vòng 14 ngày; có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nhân xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài (nếu điều tra xác minh được) trong vòng 14 ngày.
Các khu vực có ổ dịch Covid – 19 tại Việt Nam: xã Sơn Lôi, Quất Lưu, Thiện Kế, Gia Khánh (Bình Xuyên – Vĩnh Phúc), xã Minh Quang (Tam Đảo – Vĩnh Phúc), xã Hợp Hòa (Tam Dương – Vĩnh Phúc), xã Định Hóa (Yên Định – Thanh Hóa), phường 5 (quận 3 – TP. Hồ Chí Minh).
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố yêu cầu TTYT quận, huyện, thị xã khi phát hiện trường hợp nghi ngờ cần thông báo ngay lập tức cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố để phối hợp điều tra, khoanh vùng xử lý và thu thập mẫu bệnh phẩm đúng theo quy định.
Theo anninhthudo
Người dân Hà Nội kiếm tiền triệu mỗi ngày từ nghề săn "cu tý"
Sau mỗi vụ thu hoạch, người dân ở xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội lại nô nức rủ nhau ra đồng để săn chuột. Việc săn bắt và chế biến chuột đồng không chỉ là thú vui mà nó còn góp phần bảo vệ mùa màng, mang lại thu nhập "khủng" cho người dân nơi đây.
Canh Nậu cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, là một ngôi làng hiếm ở Hà Nội không biết tự khi nào nức tiếng với món thịt chuột. Không biết tự khi nào, ngoài công việc đồng áng, người dân Canh Nậu coi nghề này là "cần câu cơm" để kiếm sống. Việc săn bắt và chế biến chuột đồng không chỉ giúp người dân nơi đây ổn định cuộc sống mà còn góp phần bảo vệ mùa màng, hoa màu.
Nghề săn chuột ở Canh Nậu rộn ràng nhất vào khoảng giữa tháng 9 đến tháng 12 (âm lịch) hàng năm. (ảnh: Hoàng Thành)
Người dân Canh Nậu bắt chuột quanh năm, từ mờ mờ sáng đến chạng vạng tối trên những cánh đồng thoai thoải các "thợ săn" lại với các đồ nghề như quốc, thuổng, xô mước, lồng,... rất rôm rả. Rộn ràng nhất là vào khoảng độ giữa tháng 9 đến tháng 12 (âm lịch), khi vụ mùa mới thu hoạch xong.
Hằng ngày, họ phong tỏa ra khắp cánh đồng, có khi đi bộ hàng chục cây số để săn chuột về bán. Để phát hiện dấu vết của "cu tý" một cách nhanh nhất, nhiều người dân ở Canh Nậu còn dẫn theo một chú chó tinh khôn, chúng có khả năng đánh hơi, phát hiện ra hang chuột chỉ cách đó vài trăm mét.
Ông Đỗ Đăng Mức (sinh năm 1956, thôn 2, xã Canh Nậu) cho biết: "Trời càng về chiều, cánh đồng làng Canh Nậu lại càng đông hơn bởi những tốp người đang hì hụi đào hang, hun chuột. Dân săn chuột ở Canh Nậu có đủ các độ tuổi. Trẻ con ở đây lên bảy đã theo người lớn ra đồng, thậm chí những cụ già ở cái tuổi "xưa nay hiếm" vẫn còn rất ham bắt chuột".
Đồ nghề bắt chuột của người dân Canh Nậu vô cùng đơn giản, chỉ cần có quốc, thuổng, xô mước, lồng sắt, thậm chí có thêm những chú chó... (ảnh: Hoàng Thành)
Theo ông Mức, thú săn chuột ở Canh Nậu lâu dần thành thói quen, nhiều người không chỉ bắt chuột giỏi, họ còn nắm bắt được chu kì sinh nở và quá trình trú ngụ của chuột đồng. "Trước đây ở xã chỉ có vài gia đình làm nghề nhưng sau này, do nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn nên nhiều người bắt đầu săn bắt, một số hộ gia đình còn mở dịch vụ thu mua, chế biến. Chuột sau khi bắt về được cạo lông, làm sạch, thui rơm vàng óng, thịt thơm và ngọt, ăn nhiều thành "nghiện", có khi ngon hơn cả thịt gà, thịt lợn"- ông nói.
Theo người dân Canh Nậu, mùa thu chuột béo ngon nhất, còn mùa xuân bắt đầu từ tháng 2 là khoảng thời gian chuột bắt đầu sinh sản nên thời điểm này thường bắt được cả đôi. Sau tháng 3 chuột đẻ nhiều nên người dân không đi bắt nữa mà phải đợi 2 tháng sau mới bắt đầu đi bắt tiếp.
Theo người dân mùa thu chuột béo ngon nhất, còn mùa xuân bắt đầu từ tháng 2 là khoảng thời gian chuột bắt đầu sinh sản nên thời điểm này thường bắt được cả đôi. (ảnh: Hoàng Thành)
Vào mùa săn chuột, các hàng quán ở Canh Nậu hoạt động tấp nập, thương lái ở địa phương khác đổ xô về đây thu mua ngày càng nhiều. Chuột đồng tự nhiên sau khi chế biến có giá khá cao, giao động khoảng 80.000 - 120.000 đồng/kg, là món ăn bình dân được rất nhiều người dân ưa thích. Nếu may mắn, có hôm một thợ săn chuột ở Canh Nậu có thể bắt được từ 10 -15kg chuột, có hôm chỉ được vài kg. Trung bình mỗi ngày, sau khi trừ mọi chi phí, họ có thể dễ dàng bỏ túi từ 500 nghìn đên 1 triệu đồng.
Chuột sơ chế có giá từ 80.000 - 120.000 đồng/kg. Trung bình mỗi ngày, người dân Canh Nậu có thu nhập từ 500.000 - 1 triệu đồng từ nghề bắt chuột đồng. (ảnh: Hoàng Thành)
Vừa sơ chế, làm thịt chuột bán cho khách, bà Nguyễn Thị Tính (sinh năm 1962, xã Canh Nậu) cho hay: Mặc dù có giá khá cao từ 80.000 - 120.000 đồng/kg, thế nhưng mặt hàng này bán vẫn rất chạy. Thịt chuột đồng là một đặc sản thôn quê rất ngon có thể làm được 7 món, đắt hơn cả thịt gà, thịt chó. Trong đám cỗ ở quê mà có thịt chuột là sang lắm, chỉ tính nguyên thịt chuột 100 cỗ thì cũng đã mất 18-20 triệu.
"Chuột đồng thường nhỏ, tròn mình, trung bình mỗi con nặng khoảng từ 2 - 3 lạng. Sau khi sơ chế có thể chế biến thành các món ăn đặc sản như thịt chuột xào xả ớt, chuột luộc, chuột hấp... Món ăn có vị thơm, béo ngậy, được rất nhiều thực khách yêu thích"- bà cho hay.
Theo bà Tính, nhiều người chưa ăn thịt chuột bao giờ thì thấy có vẻ thấy sợ nhưng nếu đã ăn một lần thì sẽ nghiện ngay. "Mỗi ngày, sạp hàng của tôi bán được từ 7 -10 kg thịt chuột đồng. Mặc dù có giá đắt ngang với thịt lợn, thịt gà, thế nhưng đây là mặt hàng không bao giờ ế, có bao nhiêu là bán hết bấy nhiêu, thậm chí nhiều hôm tôi bày ra chưa đầy 30 phút đã hết sạch hàng"- bà nói.
Theo danviet.vn
Mải chơi quên ra xe đưa đón, bé trai lớp 2 đi lạc Chiều 15/1, thông tin từ Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 11 - Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội cho biết, trong quá trình tuần tra, kiểm soát trên tuyến Đại lộ Thăng Long, đơn vị đã kịp thời phát hiện một học sinh lớp 2 đi lạc vì mải chơi, quên ra xe đưa đón. Trước đó, vào hồi 11h sáng...