Thai nhi kém phát triển vì mẹ ăn sai cách
Những sai lầm trong việc ăn uống hàng ngày của mẹ có thể khiến em bé trong bụng phát triển kém hoàn thiện.
Nghiên cứu của các chuyên gia khoa sản đã khẳng định việc ăn uống của mẹ bầu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy trong suốt 9 tháng này, chị em cần có chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và tuyệt đối tránh những điều sau:
Cố ăn thật nhiều
Chuyện cố ăn thật nhiều chất dinh dưỡng và những thứ “bổ béo” rồi tự hào về cân nặng ngày càng cao ngay nay đã quá “lỗi thời”. Trên thực tế, những mẹ bầu béo phì thường dễ bị rối loạn chuyển hóa, dẫn đến hệ thống thần kinh phôi thai bị bóp méo.
Axit folic rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi, giúp giảm tỷ lệ mắc khuyết tật ống thần kinh ở trẻ em. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai bị béo phì, axit folic rất khó để phát huy tác dụng của mình. Một nghiên cứ của Mỹ cho thấy phụ nữ thừa cân trước khi mang thai, nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ em khi sinh ra cao gấp 2 lần phụ nữ bình thường. Phụ nữ thừa cân sau khi mang thai, khả năng trẻ bị khuyết tật ống thần kinh lên tới 4 lần mẹ bầu có trọng lượng bình thường.
Để cơ thể có đủ axit folic cho thai nhi, mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu folate, chẳng hạn như gan động vật hoặc thận, rau xanh, cá, trứng, ngũ cốc và các sản phẩm đậu nành, vv. Thêm vào đó, bắt đầu từ 1-3 tháng trước khi mang thai, chị em nên uống bổ sung axit folic, và có thể duy trì thêm 3 tháng sau khi mang thai.
Việc tăng cân quá nhiều chưa bao giờ là tốt với mẹ bầu. (ảnh minh họa)
Chế độ ăn thiếu i-ốt
Cơ thể của phụ nữ mang thai bị thiếu i-ốt dễ bị ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp, từ đó khiến bộ não thai nhi kém phát triển. Tuyến giáp chịu trách nhiệm về ngôn ngữ, thính giác và tinh thần của đứa trẻ. Nếu hormone tuyến giáp không được hoạt động tốt, chúng sẽ dẫn đến sự ra đời của những đứa trẻ tăng trưởng chậm, không biết phản ứng, thậm chí điếc, rối loạn tâm thần…hay còn gọi là bệnh Down. Hiện nay, bệnh Down vẫn chưa hề có thuốc chữa trị dứt điểm.
Mẹ bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân bằng, chú ý đến lượng thức ăn có chứa i-ốt, tuân thủ ăn muối i-ốt.
Ăn nhiều thực phẩm có tính axit
Trong thời kỳ đầu mang thai, các mẹ bầu thường hay xuất hiện những hiện tượng như kén ăn, chán ăn, buồn nôn…, cũng có nhiều mẹ bầu thèm ăn đồ chua.Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tại Đức, đầu thai kỳ là quãng thời gian quan trọng để bé hình thành, thai nhi rất dễ hấp thụ tính axit từ cơ thể mẹ. Điều này ảnh hưởng không tốt tới sự hình thành của thai nhi, tăng cao khả năng thai nhi dị hình. Đến khoảng cuối thai kỳ, tính chua trong bào thai đã tương đương với cơ thể mẹ, nên ít bị ảnh hưởng bởi tính axit từ thức ăn của mẹ.
Chính vì vậy, trong khoảng 2 tuần đầu mang thai, các mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc ăn uống những thực phẩm và loại thuốc chứa tính axit để bảo vệ sự hình thành của bé.
Video đang HOT
Bồi bổ những thực phẩm có tính “ nóng”
Trong thai kỳ, máu trong cơ thể sẽ lưu thông nhanh hơn, tuần hoàn máu tăng khiến tim mạch phải gánh vác trọng trách nặng nề hơn, cổ tử cung, âm đạo, ống dẫn trứng và nhiều cơ quan sinh sản khác sẽ mở rộng. Theo đó là các hiện tượng như giữ nước, cao huyết áp… Khoảng thời gian này cũng không thích hợp để mẹ bầu bồi bổ các thực phẩm có tính “nóng” như nhân sâm, hay các loại quả như nhãn, đào, vải, mận, ổi, vú sữa…
Sắt là thành phần chính của hemoglobin chất đóng vai trò mang oxy và chất dinh dưỡng đến các mô của bào thai. Thiếu sắt ảnh hưởng đến hemoglobin ở người mẹ, tác động đến sự trao đổi chất của thai nhi, không chỉ dễ dàng gây ra thiếu máu thiếu sắt ở thai nhi mà còn cản trở tốc độ tăng trưởng và cân nặng của thai nhi.
Mẹ bầu mang thai từ thang thứ 5 cần chú ý bổ sung thật nhiều sắt vào chế độ ăn uống.
Mẹ bầu mang thai từ thang thứ 5 cần chú ý bổ sung thật nhiều sắt vào chế độ ăn uống. (ảnh minh họa)
Thiếu hụt canxi trong khi mang thai
Các chuyên gia y tế Mỹ đã tiến hành khảo sát hàng trăm phụ nữ mang thai và đi đến một kết luận: trong khi mang thai nếu lượng canxi hấp thụ hàng ngày của người mẹ không đạt 1200 mg hoặc ít hơn 600 mg thai nhi sẽ rất dễ bị loãng xương.
Mẹ mang thai nên chú ý đến đủ tiêu thụ hàng ngày của canxi bao gồm các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, pho mát, rau màu xanh đậm và trái cây và các loại thực phẩm tự nhiên khác, và bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.
Uống nhiều trà
Từ xa xưa, trà xanh được xem là một loại thức uống giúp tăng cường sức khỏe vì những lợi ích tuyệt vời như giải nhiệt, chữa bệnh, giúp chậm lão hóa… Tuy nhiên, nếu như thai phụ uống quá nhiều trà sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thu sắt của cơ thể. Ngoài ra trong thành phần của lá trà xanh còn có chất kích thích, uống quá đặc sẽ dẫn đến mất ngủ, nhịp tim đập nhanh… qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, nếu mỗi ngày thai phụ dùng 5 chén trà đặc, sẽ làm giảm trọng lượng thai nhi. Lượng trà phù hợp cho thai phụ là khoảng 2-3 tách trà được pha từ 3-5 lá trà xanh mỗi ngày.
Ăn đồ lạnh
Mùa hè nòng bức, còn gì tuyệt vời hơn khi được nhâm nhi một ly kem mát lạnh hay uống những thức uống được giữ trong tủ đá. Thế nhưng đối với các mẹ bầu, do nhau thai sản sinh lượng progestogen lớn, làm giảm sức chịu đựng của cơ trơn trong đường ruột dạ dày, dẫn đến quá trình tiết axit gastric giảm, nhu động ruột và dạ dày yếu. Do đó, hệ tiêu hóa rất nhạy cảm với sự kích thích nóng lạnh. Nếu bà bầu ăn uống một lượng thức ăn lạnh lớn trong thời gian ngắn, sẽ làm cho mạch máu của ruột dạ dày đột nhiên co rút lại, tiết dịch vị giảm, chức năng tiêu hóa giảm. Từ đó dẫn đến ăn không ngon miệng, không tiêu hóa được, trướng bụng…
Theo Khampha
Thai nhi kém 'khôn' vì mẹ bầu ăn sai cách
Những lỗi trong ăn uống của mẹ dưới đây có thể là nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển.
Sinh ra một đứa con khỏe mạnh, thông minh luôn là mong ước của tất cả mọi người tuy nhiên không phải ai cũng có kiến thức đẩy đủ về vấn đề này. Một số sai lầm có thể mẹ không biết trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể khiến thai nhi chậm phát triển trí não hơn các bạn.
Mẹ bầu ăn quá nhiều
Chuyện cố ăn thật nhiều chất dinh dưỡng và những thứ "bổ béo" rồi tự hào về cân nặng ngày càng cao ngay nay đã quá "lỗi thời". Trên thực tế, những mẹ bầu béo phì thường dễ bị rối loạn chuyển hóa, dẫn đến hệ thống thần kinh phôi thai bị bóp méo.
Axit folic rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi, giúp giảm tỷ lệ mắc khuyết tật ống thần kinh ở trẻ em. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai bị béo phì, axit folic rất khó để phát huy tác dụng của mình. Một nghiên cứ của Mỹ cho thấy phụ nữ thừa cân trước khi mang thai, nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ em khi sinh ra cao gấp 2 lần phụ nữ bình thường. Phụ nữ thừa cân sau khi mang thai, khả năng trẻ bị khuyết tật ống thần kinh lên tới 4 lần mẹ bầu có trọng lượng bình thường.
Gợi ý: Để cơ thể có đủ axit folic cho thai nhi, mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu folate, chẳng hạn như gan động vật hoặc thận, rau xanh, cá, trứng, ngũ cốc và các sản phẩm đậu nành, vv. Thêm vào đó, bắt đầu từ 1-3 tháng trước khi mang thai, chị em nên uống bổ sung axit folic, và có thể duy trì thêm 3 tháng sau khi mang thai.
Lười bổ sung i-ốt
Cơ thể của phụ nữ mang thai bị thiếu i-ốt dễ bị ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp, từ đó khiến bộ não thai nhi kém phát triển. Tuyến giáp chịu trách nhiệm về ngôn ngữ, thính giác và tinh thần của đứa trẻ. Nếu hormone tuyến giáp không được hoạt động tốt, chúng sẽ dẫn đến sự ra đời của những đứa trẻ tăng trưởng chậm, không biết phản ứng, thậm chí điếc, rối loạn tâm thần...hay còn gọi là bệnh Down. Hiện nay, bệnh Down vẫn chưa hề có thuốc chữa trị dứt điểm.
Gợi ý: Mẹ bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân bằng, chú ý đến lượng thức ăn có chứa i-ốt, tuân thủ ăn muối i-ốt.
Cơ thể của phụ nữ mang thai bị thiếu i-ốt dễ bị ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp, từ đó khiến bộ não thai nhi kém phát triển. (ảnh minh họa)
Thiếu hụt canxi trong khi mang thai
Các chuyên gia y tế Mỹ đã tiến hành khảo sát hàng trăm phụ nữ mang thai và đi đến một kết luận: trong khi mang thai nếu lượng canxi hấp thụ hàng ngày của người mẹ không đạt 1200 mg hoặc ít hơn 600 mg thai nhi sẽ rất dễ bị loãng xương.
Gợi ý: Mẹ mang thai nên chú ý đến đủ tiêu thụ hàng ngày của canxi bao gồm các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, pho mát, rau màu xanh đậm và trái cây và các loại thực phẩm tự nhiên khác, và bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thiếu sắt
Gợi ý: Mẹ bầu mang thai từ thang thứ 5 cần chú ý bổ sung thật nhiều sắt và chế độ ăn uống.Sắt là thành phần chính của hemoglobin chất đóng vai trò mang oxy và chất dinh dưỡng đến các mô của bào thai. Thiếu sắt ảnh hưởng đến hemoglobin ở người mẹ, tác động đến sự trao đổi chất của thai nhi, không chỉ dễ dàng gây ra thiếu máu thiếu sắt ở thai nhi mà còn cản trở tốc độ tăng trưởng và cân nặng của thai nhi.
Thiếu đồng
Khi hàm lượng đồng trong máu của phụ nữ mang thai quá thấp, nó sẽ gây ra sự thiếu hụt đồng trong bào thai, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của thai nhi và gây thiếu máu bào thai. Vì vậy, khi mang thai, mẹ không thể bỏ qua việc bổ sung đồng cho cơ thể tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi.
Gợi ý: Các loại thực phẩm giàu đồng cho mẹ bầu là gan động vật, thịt (đặc biệt là gia cầm), trái cây, các loại hạt, cà chua, đậu xanh, khoai tây, sò, rong biển, ca cao và sô cô la.
Thiếu hụt Mangan (Mn) khi mang thai
Thiếu Mn trong khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng sự phát triển xương, tạo khả năng xuất hiện các biến dạng khớp nghiêm trọng. Vì vậy khi mang thai, chị em phải chú ý đến hàm lượng Mn. Nói chung, nếu một người phụ nữ mang thai ăn ngũ cốc và rau đầy đủ thì việc thiếu Mn thường không xảy ra. Nhưng nếu ăn thực phẩm chế biến hoặc tổng hợp quá thường xuyên sẽ làm cho cơ thể thiếu hụt Mn
Gợi ý: Mẹ bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc.
Thiếu kẽm
Nghiên cứu Y học Mỹ đã tìm thấy rằng trẻ sơ sinh nhẹ cân,có chu vi vòng đầu nhỏ hoặc trẻ sơ sinh bị khiếm khuyết về tinh thần đều vì mẹ đã bị thiếu kẽm trong thai kỳ. Kẽm rất quan trọng trong việc phát triển não bộ của thai nhi, dó đó thiếu hụt kẽm sẽ gây thiệt hại cho sự phát triển đại não trẻ
Gợi ý: Mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống, chú ý đảm bảo lượng thịt nạc, trứng, thịt gia cầm, hải sản, sò và các loại thực phẩm giàu kẽm khác trong ngày. Thêm vào đó, nên ăn nhiều rau, hoa quả, khoai tây, ăn các sản phẩm sữa, đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành.
Theo Khampha
Mẹ bầu 'khôn' tránh đồ ăn gây hại thai nhi Mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm như đồ tái sống, cá chứa thủy ngân, đồ chế biến sẵn... có thể khiến thai nhi phát triển không bình thường. Việc ăn uống khi mang thai là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dù biết rằng chị em nên ăn đa dạng các loại thực phẩm...