Thai bám sẹo mổ – Bất thường đáng ngại
Thai làm tổ ngay trên sẹo mổ lấy thai cũ là bất thường gây nguy cơ sản khoa. Dù hiếm gặp nhưng với tỷ lệ mổ lấy thai tăng lên, số ca thai làm tổ trên sẹo mổ lấy thai cũ cũng tăng cao hơn.
Bình thường, thai sẽ làm tổ trong lòng tử cung. Tuy nhiên, ở những phụ nữ từng mổ lấy thai trước đây, thai có thể làm tổ ngay vị trí vết mổ lấy thai. Tình trạng này hiếm xảy ra, khoảng 1/1.800 – 1/2.500.
Nếu thai bám ngay vị trí sẹo mổ, khi thai phát triển có thể gây vỡ tử cung, chảy nhiều máu, nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Hoặc là, dù tử cung chưa vỡ nhưng nhau bám ngay vị trí sẹo có thể xâm lấn ra ngoài cũng có khi làm chảy nhiều máu nhiều. Có những trường hợp phát hiện trễ, phải mổ cắt tử cung để giữ tính mạng của người mẹ.
Dấu hiệu nhận biết thai bám sẹo mổ
Có 1/3 trường hợp hoàn toàn không có dấu hiệu gì giúp thai phụ có thể tự nhận biết, 1/3 trường hợp ra huyết khi mới có thai, hoặc đau bụng dưới. Đa số các trường hợp sẽ được chẩn đoán qua siêu âm, đặc biệt là siêu âm ngả âm đạo. Đó là lý do bác sĩ siêu âm chọn siêu âm ngả âm đạo khi bạn mới có thai. Điều này không có hại gì mà có lợi trong nhiều trường hợp như tình huống này. Vì vậy, đừng vì lời truyền miệng, đồn đoán không đúng sự thật mà không chịu đi khám, đi siêu âm khi mới cấn thai.
Video đang HOT
Các vị trí thai làm tổ bất thường.
Điều trị như thế nào?
Đầu tiên, bạn cần hiểu, khi thai bám ngay vị trí sẹo mổ thì không thể giữ thai hoặc đưa thai vào đúng vị trí. Khi đã xác định thai bám trên sẹo mổ cũ, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn các cách xử lý. Cách xử lý tùy thuộc vào tuổi thai, tình trạng thai, sức khỏe của mẹ. Có nhiều phương pháp: Dùng thuốc, thủ thuật, phẫu thuật, thậm chí cần phải kết hợp các phương pháp này với nhau. Nhưng quan trọng nhất là bạn tuyệt đối phải khám và điều trị tại các cơ sở y tế lớn, vì rất khó lường trước được diễn biến, mức độ ra máu đối với một trường hợp thai bám sẹo mổ. Tính mạng là quan trọng nhất đúng không? Đừng vì lý do gì mà chấp nhận những rủi ro không đáng có.
Làm sao để phòng thai bám sẹo mổ?
Hiện nay chưa có phương pháp nào ngăn thai làm tổ trên sẹo mổ, trừ khi bạn đã đủ con và triệt sản. Do vậy, nếu chưa muốn có thai hoặc tránh có thai lại quá sớm sau khi mổ lấy thai, bạn cần lựa chọn một biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả. Quan trọng nhất là, nếu không có chỉ định mổ lấy thai, hãy cố gắng sinh thường, đừng yêu cầu bác sĩ mổ theo ngày giờ đẹp, vì sau mổ sẽ còn nhiều chuyện rắc rối về lâu về dài, ví dụ như trường hợp thai bám trên sẹo mổ.
Mổ cấp cứu thai phụ bị suy thai cấp, vỡ tử cung, bé gái nặng 3,2kg chào đời khỏe mạnh
Vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nghiêm trọng đe dọa đến cả tính mạng của mẹ lẫn thai nhi.
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Sơn Tây vừa phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp thai phụ bị vỡ tử cung, suy thai cấp do vỡ vết sẹo mổ lấy thai cũ.
Đó là trường hợp sản phụ bệnh nhân C. T. T ( 24 tuổi, trú tại Phú Sơn, huyện Ba Vì), đang mang thai 38 tuần 2 ngày. Bệnh nhân vào bệnh viện đa khoa Sơn Tây trong tình trạng đau bụng dữ dội. Qua thăm khám nhanh, các bác sĩ chẩn đoán là một trường hợp suy thai cấp.
Tại thời điểm tiếp nhận bệnh nhân, nhịp tim thai đo được chỉ là 90 lần/phút (trong khi chỉ số này ở mức bình thường có thể dao động từ 120-160 lần/phút). Đây là lần sinh thứ 2 của sản phụ T. Cách đây 3 năm, chị T đã sinh một bé bằng phương pháp sinh mổ.
Các bác sĩ tiến hành ca mổ cho sản phụ T
Sau khi các bác sĩ hội chẩn nhanh, ngay lập tức bệnh nhân được chuyển vào phòng mổ để tiến hành mổ cấp cứu. Khi kíp mổ mở ổ bụng, các bác sĩ phát hiện thấy tử cung đã bị vỡ ở vị trí vết sẹo mổ đẻ cũ nên nhanh chóng đón em bé ra ngoài, lấy hết máu đông, máu cục, cắt lọc sẹo cũ và khẩn trương khâu cầm máu bảo tồn tử cung, hồi sức tích cực cho bệnh nhân.
Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 1 giờ. Bé gái nặng 3,2kg chào đời khỏe mạnh. Hiện tại, sức khỏe của sản phụ đã ổn định và đang được theo dõi, chăm sóc tại khoa Phụ sản.
BSCKII. Kiều Thanh Vân, Trưởng khoa Phụ sản của Bệnh viện đa khoa Sơn Tây - người trực tiếp phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân cho biết, vỡ tử cung là một tai biến sản khoa nghiêm trọng đe dọa đến cả tính mạng của mẹ lẫn thai nhi, có thể xảy ra khi mang thai hoặc trong giai đoạn chuyển dạ. Vỡ tử cung có thể xảy ra trên thai phụ có sẹo mổ cũ ở tử cung do mổ lấy thai hoặc bóc u xơ tử cung, có thể do lạm dụng thuốc tăng co tử cung trong chuyển dạ hoặc do một số nguyên nhân khác.
Các thai phụ có nguy cơ như: Tiền sử sinh mổ hoặc phẫu thuật bóc u xơ tử cung, có u tiền đạo, thai to... cần tuân thủ đúng các quy định khám thai định kỳ để được theo dõi và phát hiện các yếu tố nguy cơ. Đặc biệt, khi xuất hiện các biểu hiện bất thường như sốt, đau bụng nhiều, ra máu, ra dịch âm đạo, cử động thai nhi ít dần... thai phụ nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp xử trí kịp thời, tránh trường hợp phát hiện muộn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của sản phụ và cả thai nhi. BSCKII. Kiều Thanh Vân khuyến cáo
MT
Báo động đỏ toàn viện cứu thai phụ vỡ tử cung chảy máu ồ ạt Chiều ngày 9/10, BV Đa khoa Đông Anh (Hà Nội) cho biết, vừa cứu sống bệnh nhân Trần Thị Bình (SN 1985, trú tại xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội) bị vỡ tử cung chảy máu ồ ạt. Trước đó, bệnh nhân được đưa vào BV cấp cứu trong tình trạng đau bụng, lơ mơ, da tái nhợt. Bệnh nhân cho...