Tê đầu ngón tay thường xuyên, không nên chủ quan
Đa số mọi người từng có cảm giác bị tê đầu ngón tay, đối với dấu hiệu này đa số mọi người đều coi là bình thường và không quá để ý. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, rất có thể đây là triệu chứng cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.
1. Hiện tượng tê đầu ngón tay là gì?
Đây là một trong những hiện tượng thường gặp của mọi người, hiện tượng xảy ra nhiều nhất là tê bì tay, cảm giác xảy ra do rễ thần kinh của chúng ta bị tác động, chèn ép lên. Khi con người làm việc quá sức, lao động hoặc ngay cả khi ngồi yên tại một vị trí quá lâu cũng sẽ tạo cảm giác tê tay.
Thông thường, cảm giác tê đầu ngón tay xuất hiện chúng ta sẽ có cảm giác như bị kiến bò lên hoặc do mũi kim đâm vào đầu ngón tay. Cảm giác này lan dần xuống cả bàn tay hoặc cũng có thể lan xuống cả cánh tay.
Thực tế, hiện tượng tê đầu ngón tay là hiện tượng bình thường vẫn xảy ra. Sau thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thì cảm giác đó sẽ hết và không làm ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Tuy nhiên, không nên chủ quan nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên. Bởi vì đây rất có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Khi xuất hiện triệu chứng tê đầu ngón tay thường xuyên, bạn cần chủ động theo dõi và kiểm tra xem liệu hiện tượng này có diễn ra trong thời gian dài hay không. Nếu diễn ra trong thời gian dài thì hiện tượng tê đầu ngón tay không còn bình thường nữa mà bạn cần thăm khám bác sĩ để nhận được chuẩn đoán chính xác.
2. Nguyên nhân gây hiện tượng tê tay tạm thời
Đa số mọi người có cảm giác tê đầu ngón tay xảy ra do các tác nhân cơ học, chúng thực tế không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà chỉ làm gián đoạn đôi chút cuộc sống, sinh hoạt của bạn.
Tê đầu ngón tay có thể là hiện tượng tê tay tạm thời – Ảnh Internet
Video đang HOT
Lý do khiến tình trạng tê tay diễn ra là do vận động mạnh, vận động lâu, hoạt động sai tư thế hoặc cũng có thể xảy ra hiện tượng này do tác dụng phụ của thuốc, thiếu vitamin,…
Điểm qua một vài ví dụ khiến tình trạng tê đầu ngón tay xảy ra: cầm bút không đúng cách, chống tay quá lâu, đeo các phụ kiện trên tay như đồng hồ, lắc tay quá chặt,… những điều này khiến chèn ép lên rễ thần kinh và máu không thể lưu thông bình thường. Do đó hiện tượng tay bị tê xảy ra.
Ngoài ra, tê tay cũng có thể xảy ra do bị chấn thương, tay chịu những tác động mạnh từ bên ngoài, rễ thần kinh bị tác động và chèn ép mạnh do tay bị va đập sau tai nạn. Những tình huống như vậy cần được bác sĩ xem xét và xử lý chấn thương để không để lại hậu quả nghiêm trọng.
Tê đầu ngón tay còn xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm khi xuất hiện sự thay đổi của thời tiết, cơ thể của họ sẽ phản ứng như bị đau đầu, cảm giác mệt mỏi, uể oải thậm chí là tê bì tay. Hiện tượng này được lý giải do cơ thể chưa có thời gian thích nghi với sự thay đổi đột ngột.
Hiện tượng tê tay tạm thời cũng có thể xảy ra do bị căng thẳng, áp lực hoặc bị nhiễm độc.
3. Các bệnh lý gây ra triệu chứng tê tay
Có nhiều bệnh lý có thể xuất hiện nếu bạn thường xuyên bị tê bì tay. Khả năng mắc một số bệnh lý nhất định dưới đây có thể xảy ra, do đó không nên chủ quan trước hiện tượng tê đầu ngón tay thường xuyên để kịp thời phát hiện vấn đề sức khỏe của bản thân.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm:
Một trong những triệu chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm là tê ở tay. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong vỏ bọc đĩa đệm chảy ra chèn lên rễ thần kinh khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Hiện tượng tê tay.
Tê tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm – Ảnh Internet
Vì vậy khi tình trạng tê đầu ngón tay diễn ra thường xuyên, nhiều khả năng bạn đang mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh cần được điều trị nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
- Bị thoái hóa cột sống:
Cột sống của con người dễ bị thoái hóa và trở nên yếu đi nếu đốt sống thường xuyên cọ xát với các dây thần kinh. Khi mắc bệnh, mọi vận động của người bệnh đều trở nên khó khăn, cuộc sống sinh hoạt cũng gặp nhiều thay đổi.
Các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều, bắt đầu ở cổ, vai và lan dần xuống các vị trí khác trên cơ thể khiến toàn thân đau nhức. Đặc biệt triệu chứng tê tay cũng xuất hiện.
Đối với các bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, cảm giác tê bì tay xảy ra nếu không thường xuyên vận động hoặc khi ngồi, nằm một vị trí quá lâu. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do viêm nhiễm, điều này gây ra tác động trực tiếp đến dây thần kinh tại khu vực đó, khiến cảm giác tê ở tay, tê chân xảy ra.
Ngoài các bệnh lý kể trên tê đầu ngón tay còn có thể xảy ra do mắc một số bệnh khác như: viêm đa rễ thần kinh, tiểu đường, xơ vữa động mạch,…
Tê đầu ngón tay có thể là hiện tượng bình thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu thời gian dài, bạn nên chú ý có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó cần nghỉ ngơi, thư giãn và hạn chế việc nặng, tăng cường bổ sung dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể thì các triệu chứng tê đầu ngón tay sẽ giảm bớt.
Nguyên nhân gây đau lưng, thoát vị đĩa đệm
Nghiên cứu thống kê cho thấy, nhiều người thường bị đau cột sống thắt lưng và nguyên nhân chủ yếu do thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm.
Nhiều nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm, chúng ta nên biết để từ đó có biện pháp dự phòng. Trong đó, tuổi tác là nguyên nhân đầu tiên. Đây là nguyên không thể thay đổi, ai cũng biết theo thời gian đĩa đệm của chúng ta sẽ bị mất nước, mất sức căng bề mặt, các hệ thống collagen bị tổn thương, bị mủn đi, xương cũng bị thoái hóa, các khớp cũng lỏng lẻo dần.
Đó chính là yếu tố làm thúc đẩy quá trình bị đau lưng, thoái hóa cột sống và tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Có nghĩa là tuổi càng cao chúng ta càng có nguy cơ bị thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm. Quá trình thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm thường sẽ bắt đầu sau 28-30 tuổi. Nếu những người có thói quen xấu như hút thuốc hay vận động sai nhiều, quá trình thoái hóa sẽ đến sớm hơn. Nên những ai sau 30 tuổi đi khám được chuẩn đoán thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa cột sống thì cũng không có gì bất ngờ.
ThS. BS Trần Quốc Khánh, Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Bên cạnh đó, rất nhiều bệnh lý có liên quan đến yếu tố di truyền trong đó có bệnh lý về thoái hóa và thoát vị đĩa đệm vùng lưng. Mặc dù đây không phải là nguyên nhân rõ ràng, nhưng cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Khi bố mẹ, ông bà có tiền sử bệnh lý về khớp, thoái hóa cột sống sớm, thường con cái khi đến tuổi thành niên cũng hay bị đau lưng sớm. Khi chụp chiếu thăm khám cũng nhận thấy các đĩa đệm, khớp bị thoái hóa sớm hơn so với những người không có yếu tố di truyền từ gia đình.
Ngoài ra, có những người dị tật hoặc có biến chứng của bại liệt từ bé (dẫn tới bị một chân teo hoặc một chân ngắn hơn) hoặc bị tai nạn gãy chân sau phẫu thuật, một chân ngắn chân dài hoặc bị gù, vẹo cột sống hoặc bị thoái hóa khớp háng một bên dẫn đến đi lệch người sang một bên... Chính những bệnh lý đó là những yếu tố làm thúc đẩy nhanh quá trình bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Một nguyên nhân khác, trong những trường hợp không may như như bị ngã từ trên cao xuống, hay trong thể thao đặc biệt các vận động viên nhào lộn, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ chấn thương vùng lưng, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Đáng chú ý, những nghề nào ngồi lâu với cùng một tư thế, ngoài ra những nghề phải mang vác nặng sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Thói quen xấu trong cuộc sống và sinh hoạt
Người bị béo phì cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi cơ thể tăng cân quá mức, áp lực lên đĩa đệm tăng mạnh, nhất là vùng lưng vì vùng lưng chịu lực của cơ thể rất lớn nhất là khi xoắn vặn, chạy nhảy... Ngoài ra, nhiều người hay bị béo bụng khi ấy trọng tâm dồn phía trươc làm cho cột sống lưng quá ưỡn cũng làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
Các hoạt động vận động mạnh, gắng sức đột ngột cũng là nguyên nhân nhiều người bị. Thậm chí sau khi gắng sức đột ngột nhiều người phải nằm tại chỗ gọi cấp cứu. Cái thường thấy nhất trong các hoạt động mạnh, gắng sức đột ngột đó là chúng ta bê chậu cây cảnh, thùng đồ nặng. Khi bê không chú ý phải thẳng lưng và bê lên từ từ. Thông thường mọi người hay khom lưng, giật lên đột ngột dẫn đến thoát vị đĩa đệm cấp. Khi bị như vậy không ít người tê buốt dọc lưng xuống chân. Thông thường thoát vị sau khi gắng sức phải mổ sớm nếu không dễ dẫn đến teo, liệt.
Bên cạnh đó, có nhiều thói quen xấu trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày dẫn đến thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm. Thứ nhất, hút thuốc. Thông thường, những người hút thuốc ảnh hưởng sức khỏe đầu tiên được nghĩ tới chính là phổi. Nhưng không chỉ dừng ở đó. Nếu hút thuốc lâu năm còn ảnh hưởng đến nhiều chức năng, bộ phận khác trong cơ thể, trong đó có khớp sẽ thoái hóa nặng.
Thói quen xấu thứ 2 là ngồi quá lâu với một tư thế. Khi xã hội càng phát triển chúng ta cũng ngồi làm văn phòng nhiều hơn từ đó dẫn đến thói quen xấu là ngồi một tư thế quá lâu. Mỗi người cần tạo thói quen cho mình, khoảng 60 phút hoặc tối đa 90 phút phải đứng dậy vươn vai, xoay người, xoay các khớp cổ tay... Những động tác đó để tăng máu lưu thông, để cột sống ít bị tổn thương, tránh huyệt khối tắc mạch. Khi khí huyết lưu thông thì mắt cũng sẽ ít bị mỏi hơn.
Một thói quen không tốt cho cột sống là nằm nệm mềm, những người bị cột sống không nên nằm nệm mềm mà nên nằm nệm cứng hoặc mềm một chút. Những người nằm nệm võng, nệm lò xo thường bị cột sống. Cuối cùng việc lười vận động cũng hết phải lưu ý. Hiện nay thanh niên rất lười tập thể dục đặc biệt là sau khi đi làm và lập gia đình, đó là yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Đáng chú ý, khi tập thể dục lại ít quan tâm đến vùng bụng và vùng lưng trong khi đây là những vùng chúng ta sử dụng nhiều nhất. Chính vì thế mỗi người cần thay đổi thói quen của mình, chú ý tập luyện, vận động và quan trọng hơn là vận động đúng để đảm bảo có được sức khỏe tốt.
Đau cột sống thắt lưng: Không điều trị ngay dễ tàn phế suốt đời! Đau cột sống thắt lưng hay còn gọi là đau lưng vùng thấp là hội chứng do đau khu trú trong khoảng từ ngang lưng đến nếp lằn mông (có thể ở một bên hoặc cả hai bên). Đau cột sống thắt lưng dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng. Khoảng 65-80% những người trưởng thành trong bị...