Tế bào trong cơ thể tự thay mới liên tục, sao con người vẫn già đi?
Cơ thể con người có hàng nghìn tỉ tế bào. Theo thời gian, các tế bào già đi và bị hư hỏng, vì vậy các tế bào trong cơ thể con người liên tục tái tạo. Vậy sao con người vẫn già đi?
Tế bào máu trong cơ thể người – Ảnh: DRUG TARGET REVIEW
Cứ sau chu kỳ 7 năm, hầu hết tế bào trong cơ thể con người được thay mới – từ lông mi đến thực quản. Nói cách khác, sau khoảng 7 năm sao chép tế bào, cơ thể con người là một tập hợp đa số tế bào mới, từ trong ra ngoài.
Tuy nhiên, không phải tất cả tế bào đều thay mới với tốc độ và tuổi thọ như nhau.
Ông Olaf Bergmann, nhà nghiên cứu chính tại khoa tế bào và sinh học phân tử Viện Karolinska ở Stockholm (Thụy Điển), nói với trang tin Live Science: “Hầu hết tế bào da và ruột được thay rất nhanh, có thể trong vài tháng. Các tế bào trong gan tái tạo với tốc độ hơi chậm hơn”.
Ông Bergmann và các đồng nghiệp đã phân tích mô gan bằng cách sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ và nhận thấy rằng hầu hết các tế bào gan được thay thế trong vòng 3 năm.
Có những tế bào trong các cơ quan và hệ thống khác thậm chí còn tái tạo chậm hơn và tụt hậu so với thời điểm 7 năm.
Ví dụ, trong tim người tế bào đổi mới với tốc độ khá chậm. Chỉ có khoảng 40% tổng số tế bào cơ tim (tế bào chịu trách nhiệm về lực co bóp trong tim) được thay đổi trong suốt cuộc đời.
Trong khi đó các tế bào xương cần khoảng 10 năm để tái tạo toàn bộ một bộ xương.
Video đang HOT
Với não, quá trình đổi mới tế bào có thể còn “nhàn nhã” hơn. Các nhà khoa học đã phát hiện bằng chứng cho thấy một số tế bào thần kinh ở vùng Hippocampus (cấu trúc não phức tạp nằm sâu trong thùy thái dương) được đổi mới, nhưng chỉ với tốc độ 1,75% hằng năm. Nhưng các loại tế bào thần kinh khác sẽ ở lại với một người trong suốt cuộc đời của họ, ông Bergmann nói.
Mặt khác không phải mọi tế bào đều có tuổi thọ như nhau. Ví dụ, các tế bào trong dạ dày có thể đổi mới nhanh nhất là hai ngày một lần, vì chúng thường xuyên tiếp xúc với axit tiêu hóa.
Các tế bào tạo nên làn da được thay thế sau mỗi hai đến ba tuần. Là lớp bảo vệ chính chống lại môi trường, làn da cần phải ở trạng thái tốt nhất.
Trong khi đó tế bào hồng cầu tồn tại trong khoảng bốn tháng. Tế bào bạch cầu, nhân tố chính trong việc chống lại nhiễm trùng, có thể tồn tại từ vài ngày đến hơn một tuần. Ngược lại, các tế bào mỡ sống khá lâu – tuổi trung bình là 10 năm.
Nếu các bộ phận của con người như da, ruột và gan, được đổi mới vài năm một lần, thì tại sao con người không trẻ mãi?
Ông Bergmann giải thích: ngay cả khi các tế bào của một người tương đối trẻ, tuổi sinh học của chúng phản ánh cách cơ thể của họ phản ứng với thời gian.
Khi các cơ quan đổi mới tế bào, các cơ quan vẫn già đi do những thay đổi trong các tế bào tái tạo. Khi tế bào nhân lên, DNA phải liên tục phân chia và sao chép. Theo thời gian, các đột biến của tế bào có thể tích tụ và ảnh hưởng đến tuổi thọ của nó.
Nói đơn giản hơn, ngay cả khi các tế bào trong các bộ phận của cơ thể được thay mới, thì DNA trong tế bào đã già đi do bị sao chép nhiều, khiến con người cảm thấy sức nặng của tất cả những năm tháng đã qua đi.
Không vận động nhiều vẫn giảm cân nhanh: Chớ vội mừng!
Giảm cân rõ rệt trong khi bản thân không tăng cường tập thể dục hay ăn kiêng có thể là biểu hiện của một số căn bệnh nguy hiểm, thậm chí là ung thư.
Giảm cân bất thường: Dấu hiệu không được chủ quan
Trước hết, cần hiểu rằng, sự thay đổi calo trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi lượng calo nạp vào qua ăn uống, lượng calo tiêu thụ khi vận động, tập thể dục và một phần nữa là sự chuyển hóa của cơ thể con người.
Khi lượng calo tiêu thụ qua vận động, tập thể dục và trao đổi chất cơ bản lớn hơn lượng calo hấp thụ trong chế độ ăn uống sẽ dẫn đến giảm cân.
Tế bào ung thư sinh sôi và phát triển nhanh hơn tế bào bình thường, làm tăng trao đổi chất. Vì vậy, nếu có tế bào ung thư trong cơ thể, dù không tăng cường vận động, cơ thể vẫn có thể tiêu hao nhiều calo, dẫn đến sụt cân nhanh chóng.
Ví dụ, ung thư gan và ung thư phổi có thể không có cảm giác khó chịu ngay cả trong trường hợp tổn thương lớn, nhưng trọng lượng của bệnh nhân giảm đi đáng kể. Thống kê cho thấy ung thư có thể làm giảm 10% -15% trọng lượng trong vòng vài tháng, tương đương với một người 100 kg giảm từ 10 kg trở lên.
Ngoài ra, các bệnh ung thư hệ tiêu hóa như ung thư dạ dày và ung thư ruột kết có thể gây ra các triệu chứng hệ tiêu hóa như đau và tiêu chảy, dẫn đến giảm lượng calo hấp thu và cân nặng của bệnh nhân còn giảm nhanh hơn nữa nếu cơ thể tăng cường trao đổi chất.
Tất nhiên, giảm cân bất thường không có nghĩa chắc chắn là bạn mắc ung thư. Bệnh tiểu đường và cường giáp cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng. Béo phì là một yếu tố nguy cơ cao của bệnh tiểu đường, có thể dẫn đến sụt cân sau khi khởi phát bệnh tiểu đường. Các triệu chứng phổ biến của cường giáp là đổ mồ hôi, mạch nhanh và sụt cân. Bệnh lao cũng có thể gây sụt cân. Một số bệnh nhân lao có thể không xuất hiện các triệu chứng ho hoặc sốt nhẹ mà chỉ có biểu hiện sụt cân.
Triệu chứng cảnh báo ung thư mà nhiều người thường bỏ qua
Bên cạnh sụt cân bất thường, ung thư còn có thể dẫn đến các triệu chứng mà chúng ta thường bỏ qua sau:
Khó thở
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khó thở. Nó có thể chỉ đơn giản là bạn cần phải tập thể dục nhiều hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mình đang khó thở khi hoạt động bình thường hoặc đi cầu thang thì đó là điều bất thường và cần được kiểm tra bởi bác sĩ.
Chảy máu
Các bác sĩ coi một số loại chảy máu là dấu hiệu của ung thư. Mặc dù chúng có thể do các bệnh lý khác gây ra, nhưng các loại chảy máu này nên được bác sĩ đánh giá:
- Ho ra máu
- Máu trong phân, có thể trông sẫm màu
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Có máu trong nước tiểu
- Tiết dịch núm vú có máu
Có thể làm tan cục máu đông ở chân bằng phương pháp tự nhiên không? Máu đông xảy ra khi các tế bào, protein và tiểu cầu trong máu kết dính lại với nhau. Đây là cơ chế bình thường giúp cầm máu. Tuy nhiên, nếu máu đông xuất hiện bên trong cơ thể thì sẽ mang lại nhiều nguy cơ sức khỏe. Cục máu đông khi hình thành bất thường có thể làm tắc nghẽn mạch máu...