Tắm rửa sạch sẽ là tốt nhưng có 5 sai lầm bạn không được mắc phải để tránh gây hại cho sức khỏe
Tắm rửa là hoạt động thường ngày để làm sạch cơ thể, đồng thời cũng giúp chúng ta thư giãn sau một ngày dài. Tuy nhiên, nếu bạn mắc phải những sai lầm này thì vô tình lại khiến việc tắm rửa trở nên nguy hiểm cho sức khỏe.
Khi thời tiết ngày càng lạnh, được tắm nước nóng là một thú vui. Nhưng việc tắm cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây hại cho sức khỏe. Không chỉ những người trung niên, cao tuổi, người mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, mạch máu não và các yếu tố nguy cơ liên quan mà ngay cả người có sức khỏe bình thường cũng có thể dễ gặp vấn đề khi tắm sai cách.
Dưới đây là 5 sai lầm lớn bạn không bao giờ được mắc phải khi tắm.
1. Chà xát quá mạnh
Nhiều người thích dùng khăn bông hoặc bông tắm để chà mạnh lên da khi tắm vì nghĩ rằng việc này sẽ rửa sạch bụi bẩn trên da và coi đó như một thói quen vệ sinh tốt.
Trên thực tế, theo quan điểm sinh lý của da, điều này không chỉ là không vệ sinh, mà còn có hại cho da.
Nếu chúng ta chà xát da quá mạnh khi tắm, nó thường sẽ làm tróc lớp tế bào sừng chưa được sừng hóa hoàn toàn trên da, thậm chí làm tróc hoàn toàn lớp sừng, làm lộ ra lớp hạt màu đỏ tươi hoặc lớp gai, khiến hàng rào bảo vệ của da yếu đi rất nhiều. Cơ thể dễ bị tổn thương với những nhân tố gây hại ở môi trường bên ngoài.
Ngoài tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, lớp sừng còn ngăn cản sự thất thoát chất dinh dưỡng của cơ thể, người lớn mất khoảng 240-480ml nước mỗi ngày qua da, nhưng nếu lớp sừng bị loại bỏ thì lượng nước mất đi sẽ tăng hơn 10 lần.
Vì vậy, bạn không nên sử dụng các loại khăn để cọ rửa quá mạnh, đặc biệt là các loại khăn bằng nylon. Do bề mặt cứng và thô ráp của khăn tắm nylon sẽ làm tổn thương trực tiếp đến da, lớp sừng hóa biểu bì bị cọ xát quá nhiều, tác dụng bảo vệ bị suy yếu.
2. Nhiệt độ nước quá cao
Trong cuộc sống, nhiều người thích tắm, ngâm chân trong nước quá nóng, điều này không những có thể gây bỏng da mà còn có thể mang đến một số nguy cơ bệnh tật.
Video đang HOT
Nhiệt độ nước thích hợp có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể và điều hòa kích thích cơ thể, nhiệt độ nước quá cao sẽ gây mệt mỏi do cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, thậm chí tăng gánh nặng cho tim.
Đối với hầu hết mọi người, nhiệt độ của nước tắm 40-42 độ C nhiệt độ nước ấm thích hợp nhất. Khi cơ thể con người mệt mỏi, cơ bắp đau nhức, việc tắm nước ấm có tác dụng kích thích thần kinh giao cảm, giảm đau.
3. Tắm quá lâu
Một số học giả Nhật Bản đã thử nghiệm việc giảm axit lactic trong máu sau khi tắm ở nhiệt độ 43 độ C trong 5 phút, 10 phút và 15 phút.
Nghiên cứu cho thấy sau một ngày tập luyện vất vả, các vận động viên có chứa trung bình 30mg axit lactic trong máu trước khi tắm. Khi cơ thể mệt mỏi, lượng axit này có trong máu gần như bằng 0. Sau khi tắm 15 phút, axit lactic trong máu trở lại mức 20mg, tức sau 15 phút tắm thì cơ thể sẽ dần hồi phục.
Do đó, thời gian tắm nói chung nên là 10-15 phút, và lâu nhất là không quá 20 phút.
4. Tắm quá thường xuyên
Mùa hè thời tiết nóng nực, nhưng đừng tắm ngay khi vừa ra mồ hôi hay tắm quá thường xuyên. Điều này là bởi tắm quá thường xuyên sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của da.
Do đó, nên tùy theo tình trạng của bản thân mà quyết định, mùa đông có thể ít tắm hơn, khoảng 1 đến 2 lần/tuần.
5. Tắm khi quá đói và quá no
Trong quá trình tắm, cơ thể tiêu hao rất nhiều calo, cần tránh tắm lúc đói để không bị sốc hạ đường huyết do lượng đường trong máu thấp. Đồng thời, bạn cũng không nên tắm lâu hoặc tắm ở nhà một mình lúc đói, lúc no, huyết áp không ổn định và sau khi ốm, uống rượu, đề phòng các tai nạn khi tắm.
Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không?
Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đang là bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao hiện nay nếu như không được điều trị kịp thời. Vậy người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không và chữa như thế nào?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một bệnh viêm phổi mãn tính gây ra tình trạng luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi.
Đây là một bệnh phát triển khá chậm và bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh các xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm máu và xét nghiệm chức năng phổi.
Vậy bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không?
1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nguy hiểm như thế nào?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được coi là một trong những kẻ giết người thầm lặng. Theo thống kê, mỗi năm toàn cầu có hơn 300 triệu người được phát hiện và chẩn đoán mắc bệnh COPD, chiếm 5% tổng dân số thế giới.
Năm 1998, thế giới có đến 2,9 triệu người tử vong vì bệnh, chiếm 5,5% tổng số người tử vong. Đến năm 2004, con số này là 2,66 triệu người, chiếm 4,8%. Các chuyên gia ước tính tỷ lệ người tử vong vì bệnh chỉ đứng sau ung thư, bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não. Năm 2009, Việt Nam nằm trong nhóm những nước có tỷ lệ bị phổi tắc nghẽn mãn tính cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với 4,2% dân số mắc bệnh.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được coi là một trong những kẻ giết người thầm lặng (Ảnh: Internet)
Có thể nói rằng đây là một bệnh rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng như tràn khí màng phổi, suy tim, đa hồng cầu, biến chứng nhịp tim,... Vậy người bị phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không?
2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không?
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa dứt điểm bệnh, tuy nhiên nếu bạn được chẩn đoán là mắc bệnh COPD thì cũng không hẳn là chấm dứt hy vọng. Nếu như ở giai đoạn đầu, bệnh nhẹ, người bệnh có thể ngừng việc hút thuốc lá.
Ngay cả khi bệnh đã tiến triển hơn, vẫn có những biện pháp giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh, giảm những biến chứng nguy hiểm của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh COPD tiến triển:
- Một trong những bước quan trọng nhất đó là ngừng việc hút thuốc lá, đây là cách duy nhất giúp bệnh không không tồi tệ hơn. Tuy nhiên việc bỏ thuốc lá cũng không dễ dàng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng các sản phẩm hỗ trợ cai thuốc lá, sản phẩm thay thế nicotine.
Bệnh nhân mắc COPD cần nhanh chóng bỏ hút thuốc lá khi điều trị bệnh (Ảnh: Internet)
- Điều trị nội khoa: Sử dụng các thuốc giãn phế quản giúp giãn các cơ của đường thở, mở rộng đường thở. Glucocorticosteroid có thể được bác sĩ kê thêm vào để giảm viêm ở đường thở. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng vắc xin phế cầu, ho gà hoặc tiêm phòng cúm hằng năm để giảm nhiễm trùng đường hô hấp.
- Liệu pháp oxy: Bác sĩ sẽ chỉ định nhận oxy bổ sung qua mặt nạ hoặc ống thông mũi để bạn thở tốt hơn nếu mức oxy trong máu quá thấp.
- Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu phẫu thuật để kéo dài sự sống cho người bệnh.
Vậy câu trả lời cho câu hỏi Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không đó là: Tùy vào từng trường hợp nặng hay nhẹ các bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
3. Kết luận
Hy vọng qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bị phỗi tắc nghẽn mãn tính có chữa được hay không, từ đó có những giải pháp cũng như hướng điều trị phù hợp nhất với sức khỏe của mình.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính diễn biến rất chậm và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Khi được xác định mắc bệnh, bạn cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể ngăn ngừa cũng như đẩy lùi bệnh.
Những người có 4 đặc điểm này vào buổi sáng, đừng trách sao còn trẻ đã máu nhiễm mỡ Theo thống kê, tại Việt Nam có tới 30% người trưởng thành bị mắc bệnh mỡ máu (rối loạn lipid máu), tỷ lệ người thành thị mắc bệnh là 44,3%. Số người bị bệnh ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những người trẻ tuổi. Khi khám sức khỏe, nhiều người phát hiện thấy lipid máu tăng cao, họ thờ ơ và cảm...