5 nhóm người không nên ăn dứa
Loại quả chua ngọt, thơm lừng này không những làm nước ép cực ngon mà cho vào các món canh chua cũng rất tuyệt vời. Mặc dù nó vừa ngon vừa bổ, nhưng không phải là loại trái cây dành cho tất cả mọi người.
Dứa là loại trái cây chín rộ từ tháng 4 đến tháng 10. Thời điểm này khí hậu ẩm ướt, nóng bức, dễ ra mồ hôi nhiều nên ăn dứa không chỉ làm dịu cơn khát mà còn rất tốt cho cơ thể. Trong dứa có rất nhiều dưỡng chất và vitamin, nếu biết được những công dụng của nó, chắc chắn mọi người sẽ chăm chỉ bổ sung loại quả này thường xuyên.
Dứa là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao
Dứa là loại trái cây lành tính, thích hợp cho hầu hết mọi người. Hàm lượng enzyme protease trong dứa có thể thúc đẩy tiêu hóa, giảm độ nhớt của máu, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch và mạch máu não.
Ngoài ra, hàm lượng đường và muối có trong dứa giúp làm giảm viêm, lợi tiểu, giảm nhiệt, giải độc rất tốt. Vitamin B1 trong dứa là chìa khóa giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn và chuyển hóa năng lượng cơ thể hiệu quả. Còn vitamin B2 có tác dụng làm tăng cường hệ miễn dịch, chống mệt mỏi, giữ ẩm da…, đặc biệt tốt cho phụ nữ muốn giảm cân.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc Lâm Lăng Vinh, enzyme protease trong dứa giúp phân giải protein và chất béo nhanh. Nếu nấu dứa với thịt, kết quả là thịt mềm, ngọt, thơm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tác dụng của protease của dứa sẽ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao. Do đó, nếu muốn giữ nguyên được những công dụng của dứa, không nên nấu chúng ở nhiệt độ quá cao và phù hợp nhất là làm các món ăn trộn hoặc nước ép.
Hầu hết mọi người khi ăn dứa đều cắt bỏ mắt dứa. Trên thực tế, hàm lượng chất xơ trong mắt dứa cao, cao hơn cả phần thịt dứa nên rất tốt cho việc thúc đẩy nhu động ruột. Đối với người bị táo bón lâu ngày thì nên ăn luôn cả phần này để cải thiện tình trạng.
Ngoài ra, vì dứa chứa hàm lượng đượng đường cao hơn cả dưa hấu nên cần đặc biệt chú ý khi ăn. Đối với những người đang muốn giảm cân hay bị tiểu đường thì tốt nhất nên ăn dứa trong chừng mực cho phép.
5 nhóm người không nên ăn dứa
Mặc dù dứa có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe , nhưng loại trái cây này vẫn có một số tác dụng phụ đối với 5 nhóm người sau:
Mặc dù dứa có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe , nhưng loại trái cây này vẫn có một số tác dụng phụ.
1. Người tiêu dùng bị viêm nha chu , loét dạ dày
Dứa là loại trái cây có tính axit cao, ăn nhiều sẽ kích thích nướu và niêm mạc miệng. Nếu là người có bệnh dạ dày thì sẽ gây ra các phản ứng với axit.
2. Người bị huyết áp
Những người bị huyết áp thấp, không ổn định, cơ quan nội tạng không tốt cần hạn chế ăn dứa để tránh làm nặng thêm tình trạng.
Khi ăn nhiều dứa sẽ khiến huyết áp đột nhiên tăng cao bất thường. Ngoài ra, nếu ăn thường xuyên thì nó cũng sẽ khiến hàm lượng đường trong cơ thể tăng lên, có thể gây ra tiểu đường.
3. Người bị viêm phế quản, bệnh mũi họng
Trong quả dứa có một chất gọi là glucosides, nếu dung nạp nhiều sẽ gây kích ứng niêm mạc lưỡi, cổ họng, gây ra tình trạng rát lưỡi hoặc ngứa ngáy. Trong trường hợp đối với người từng có tiền sử bị bệnh mũi họng, hen phế quản thì phải hạn chế tối đa nếu không muốn làm tình trạng bệnh tái phát hoặc nặng hơn.
4. Người hay nổi giận
Mặc dù nước có thể giúp giải nhiệt cơn khát tức thì nhưng nó vẫn thuộc loại trái cây có tính nóng. Vì vậy, nếu ăn nhiều dứa sẽ khiến người ăn dễ cáu giận, nên với những người này cần hạn chế ăn dứa.
5. Trẻ em, phụ nữ mang thai
Trẻ em hay phụ nữ có thể chất yếu, sợ lạnh không nên ăn dứa nhiều. Đặc biệt, trường hợp là người quá gầy muốn tăng cân thì tuyệt đối không nên ăn dứa. Đối với phụ nữ mang thai , việc ăn nhiều dứa sẽ gây kích thích tử cung, nguy cơ dẫn tới sảy thai cao, nhất là trong 3 tháng đầu.
Dứa có mùi thơm hấp dẫn, được sử dụng làm món mặn, món ngọt, nước ép… đều phù hợp. Mặc dù nó rất ngon nhưng vẫn nên kiểm soát lượng tiêu thụ, nhất là đối với 5 trường hợp trên thì cần nên tránh.
Những sai lầm dễ mắc phải khi uống mật ong gây nguy hại sức khỏe
Mật ong có nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý một số sai lầm thường mắc khi uống nước mật ong để tránh gây hại sức khỏe.
Những sai lầm khi uống mật ong
Ảnh minh họa
Uống mật ong lúc đói
Nếu bạn uống nước mật ong ngay khi thức dậy, khi bụng đang đói... sẽ không thích hợp. Bởi khi bạn uống một cốc nước mật ong, lượng đường glucose có trong nước này sẽ khó được cơ thể hấp thụ.
Bắt đầu bữa sáng bằng một ly mật ong khiến thận phải làm việc nặng nề, dẫn đến chức năng bài tiết nước tiểu hay thải độc trong ngày của thận tương đối ì ạch và chậm chạp. Sự trao đổi chất cũng diễn ra kém hiệu quả.
Cách tốt nhất để bắt đầu ngày mới, bạn hãy uống một cốc nước ấm trước. Sau đó 10 phút có thể thực hiện kế hoạch giảm cân, đẹp da bằng ly nước mật ong ấm.
Uống mật ong trước khi đi ngủ
Nếu bạn đang chọn cách uống một chút nước mật ong ấm khoảng 30-60 phút trước khi đi ngủ thì hãy dừng lại và thay đổi thói quen này.
Trước khi ngủ, việc uống một cốc nước mật ong quả thật không nên vì khiến lượng đường trong máu tăng cao không tốt cho việc phòng ngừa các bệnh về tim mạch hay mạch máu não... Đặc biệt với người cao tuổi hay có tiền sử các bệnh về mỡ trong máu cao... càng nên từ bỏ thói quen này.
Với riêng phụ nữ, một ly mật ong ngọt uống trước khi ngủ càng làm làn da của bạn kém tươi sáng.
Ảnh minh họa
Pha mật ong với nước nóng
Không nên pha mật ong với nước sôi. Mật ong rất giàu enzyme, vitamin và khoáng chất, nếu pha mật ong với nước sôi, vừa không giữ được màu nâu óng tự nhiên, mùi vị đặc trưng và còn làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng quý của mật ong. Do đó, tốt nhất pha mật ong với nước ấm 35 độ C.
Ngoài ra, tùy vào cơ địa của mỗi người hay những lúc thân nhiệt cao thấp, khỏe yếu... bạn có thể linh hoạt sử dụng mật ong. Nếu thuộc cơ địa nóng bạn có thể để cốc mật ong mát một chút rồi uống. Ngược lại khi cơ thể hơi lạnh, bạn nên dùng nước ấm pha với mật ong.
Ngoài ra, nước mật ong có chứa một loạt vitamin, khoáng chất, enzyme và các chất dinh dưỡng có tác dụng làm đẹp, nhuận tràng... Vì vậy vào buổi sáng sau khi thức dậy, một ly nước ấm là đủ để bắt đầu ngày mới. Sau đó, bạn có thể dùng mật ong như loại thực phẩm ăn kèm với bánh mì để tăng vị giác cho mình.
Dùng mật ong quá liều
Mật ong tuy nhiều dưỡng chất quý nhưng cũng đừng vì vậy mà dùng quá liều. Mỗi ngày, bạn chỉ nên dùng từ 10-30g mật ong nguyên chất. Và mùa hè là thời điểm tốt nhất để sử dụng mật ong, để phát huy tối đa tác dụng giải độc, ngăn ngừa đột quỵ, nhuận tràng.
Ảnh minh họa
Những lưu ý khi sử dụng mật ong
Mặc dù mật ong có nhiều công dụng nhưng không phải lúc nào chúng cũng lành tính và có thể sử dụng thoải mái. Nếu ong hút phải mật của các loại cây có chất độc như mã tuyền, lim, trúc đào sẽ trở thành loại mật ong độc.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng mật ong:
Không nên ăn hành tỏi sống cùng với mật ong. Đây là hai thứ rất kỵ nhau do hành, tỏi tính vi ôn, tân tán, mật ong lại cam ôn hay úng khí. Tân tán thì hao khí, úng với háo hai thứ đối chọi với nhau tất sinh ra chứng điên cuồng hoặc uất nhiệt, trường ung, bụng trướng. Bạn có thể xử lý bằng cách uống nước cam thảo.
Mật ong kết hợp cùng chuối hột hoặc đậu nành sẽ gây trướng bụng, trường ung, thậm chí chết người.
Hạn chế uống sắn dây cùng mật ong, mặc dù chúng không gây phản ứng nguy hiểm ngay tức khắc cho cơ thể nhưng sẽ khiến chúng ta ngứa ngáy, nóng trong người. Nếu người có thể trạng yếu, phản ứng sẽ nặng nề hơn.
Một số người ở thể nhiệt khi dùng mật ong vẫn sẽ gây nóng trong người.
Không nên dùng loại mật này cho trẻ em dưới 12 tháng vì dễ gây dị ứng.
4 loại ung thư dễ chẩn đoán sai nhất, có thể chỉ khác nhau ở một chi tiết cực kỳ nhỏ Một số loại ung thư ở giai đoạn đầu không có triệu chứng hoặc các triệu chứng không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Nếu không được chẩn đoán đúng có thể sẽ bỏ lỡ mất giai đoạn vàng trong chữa trị bệnh. Hàng ngày, cơ thể chúng ta liên tục sản xuất ra các tế bào để nuôi...