Tại sao trẻ đi mẫu giáo vài ngày đầu về đến nhà đều dễ bị ốm?
Nhiều cha mẹ thắc mắc, bản thân đã chuẩn bị rất kĩ càng nhưng con vẫn bị ốm những ngày đầu đi mẫu giáo. Lý do là ở đâu?
Nhiều trẻ mới đi học mẫu giáo rất dễ bị ốm khiến các bậc phụ huynh khổ sở điều trị và phòng tránh. Thế nhưng, một câu hỏi đặt ra là tại sao hầu hết trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo đều rất dễ ốm?
Thứ nhất, khoảng thời gian trước khi đi học, bé chủ yếu ở nhà, hoạt động trong phạm vi tương đối nhỏ, môi trường đơn giản, ít tiếp xúc với người khác và thời gian tiếp xúc ngắn. Khi đi học thì phạm vi hoạt động bỗng lớn hơn, nhiều người tiếp xúc với con nên nguy cơ mầm bệnh nhiều hơn, khả năng lây nhiễm cao. Chỉ cần 1 đứa trẻ trong lớp bị bệnh là có thể lây cho các bé khác nhanh chóng.
Thứ 2, khi ở nhà con được chăm sóc chu đáo. Trong khi đó ở lớp học có rất nhiều trẻ nhỏ, một vài cô giáo không thể chăm sóc kĩ càng và đầy đủ cho con được.
Thứ 3, hệ miễn dịch của con còn chưa hoàn thiện nên dễ dàng bị ốm hơn.
Thứ 4, dạ dày của con còn yếu. Dạ dày được coi là nền tảng cho sức khỏe khỏe mạnh. Nếu dạ dày yếu dễ nhiễm bệnh, không thể tiêu hóa thức ăn tốt, không thể chuyển hóa sinh học trong cơ thể dẫn đến suy giảm khả năng chống lại bệnh tật.
Vậy làm thế nào để hệ miễn dịch của con được khỏe mạnh, đảm bảo tránh được bệnh tật khi đi học mẫu giáo?
1. Hàng ngày cha mẹ nên mở cửa sổ thông thoáng và lau chùi sạch sẽ nhà cửa nhưng không nên khử trùng, tiệt trùng thường xuyên bởi như thế trẻ sẽ không thể tiếp xúc với chất độc từ bên ngoài. Khi đột ngột tiếp xúc chất độc dù là nhỏ nhất từ không khí bên ngoài con cũng sẽ bị ốm.
2. Đảm bảo cho con ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đều đặn. Lúc ngủ là khi cơ thể con tự phục hồi những chức năng đã mất trong ngày, tích trữ năng lượng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy việc đảm bảo ngủ đủ giấc cho bé là yếu tố quan trọng để đảm bảo thể chất và sự phát triển bình thường của cơ thể.
3. Những ngày thời tiết ấm đừng vội bỏ bớt quần áo cho con mà cần phải từ từ để bé thích nghi dần.
4. Tăng cường thể dục thể thao: Trẻ em đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển nên duy trì vận động thường xuyên, vận động nhiều và tham gia các môn thể thao nhiều hơn, có tác dụng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của xương và cơ, tăng cường sức đề kháng.
Video đang HOT
5. Cố gắng cho bé ăn ít đồ ngọt, đồ lạnh và ăn nhiều rau củ quả để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng. Ăn đồ ngọt, đồ lạnh có thể làm hại dạ dày, tăng gánh nặng cho thận và đường hô hấp.
6. Uống nhiều nước và ít dùng thuốc. Việc dùng thuốc thường xuyên khiến trẻ lệ thuộc vào thuốc, chức năng tự phục hồi của cơ thể bị suy giảm.
Trên thực tế, trẻ bị cảm, sốt là quá trình tự nâng cao khả năng miễn dịch bởi khả năng miễn dịch cơ thể cũng cần sự kích thích của vi khuẩn, virus để ngày càng hoàn thiện hơn.
Ngoài ra, khi trẻ bị bệnh, cố gắng không cho trẻ uống thuốc kháng sinh để không làm hỏng khả năng miễn dịch của con.
6 thảo dược tốt cần dùng ngay để an nguyên khí, chống đau ốm bệnh tật cả mùa đông - xuân
Mùa đông giá lạnh cần dùng ngay 6 thảo dược sau để tăng cường khí huyết, tạng phủ, bồi bổ nguyên khí, tăng sức đề kháng, tăng tuổi thọ. Đặc biệt là phòng chống suy nhược, bệnh tật...
Khí thuộc dương, Thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ đã được khí huyết của mẹ nuôi dưỡng. Sau khi sinh ra bé được thức ăn, đồ uống nuôi dưỡng. Khi ăn uống vào vị (dạ dày), vị làm chín nhừ thức ăn, các tinh chất đó được vận hóa xuống tiểu tràng (ruột non) thanh trọc (chuyển hóa) thành khí. Khí ấy được chuyển sang tì (tuyến tụy) hóa thành tinh khí. Tinh khí được nạp vào thận gọi là thận tinh - "thận tàng tinh". Tinh ấy được thận hóa thành chính khí và nguyên khí....
Chính khí được đưa lên phế (phổi) kết hợp với khí trời biến thành tông khí, được trở lại chứa trong phế gọi là đại khí.
Đại khí được chia thành 2 loại: Dinh khí và vệ khí.
Dinh khí đi trong huyết quản dẫn huyết đi nuôi cơ thể;
Vệ khí được lưu lại trong các tạng phủ, trong cơ bắp, trong da thịt để bảo vệ cơ thể.
Nguyên khí được lưu lại trong thận để sinh ra huyết, xương, tủy, sinh ra tinh khí (tinh dịch và tinh trùng đối với nam, âm dịch và trứng đối với nữ)... Vì vậy tầm quan trọng của khí hay nguyên khí đối với cơ thể con người hết sức quan trọng.
Nguyên khí rất cần để sinh ra huyết, xương, tủy, tinh khí... cho cơ thể. Ảnh minh họa.
Theo lý luận y học cổ truyền, mùa đông tiết trời giá lạnh, khí huyết lưu thông kém, công năng của các tạng phủ suy giảm, đặc biệt là tạng thận và phế. Vì vậy vào mùa đông cần phải chú ý bổ dưỡng thận phế, bồi bổ tinh khí. Nếu không bổi bổ thì ở những người thể chất suy nhược rất dễ phát sinh bệnh tật, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Những người có thể chất cường tráng tuy không sinh bệnh ngay, nhưng đến mùa xuân lại dễ phát sinh những căn bệnh tiềm ẩn.
Trong sách "Nhiếp sinh tạp thoại" đã viết: "Người không biết giữ tinh khí vào mùa đông thì sẽ phát bệnh".
Trong y thư kinh điển "Nội kinh" cũng viết: "Người biết giữ tinh khí vào mùa đông thì sang xuân không bị bệnh tật".
Sau đây là 6 thảo dược cũng là 6 vị thuốc tốt, hiệu quả cần dùng ngay trong mùa đông để bồi bổ nguyên khí, phòng bệnh, tăng cường sức đề kháng, tăng tuổi thọ...
Vị thuốc nhân sâm. Ảnh minh họa.
1. Nhân sâm
Công dụng: Đại bổ nguyên khí, ích khí cường thân thể, chống lão hóa, bổ tỳ ích phế, chỉ khát, an thần, tăng trí. Chủ trị các chứng khí hư dục thoát, mạch vi dục tuyệt, tỳ khí phế khí hư nhược, tân dịch tổn thương, chứng tiêu khát, khí huyết hư suy, thần chí rối loạn, dương nuy... Liều dùng 3-10g.
Vị thuốc Tây dương sâm. Ảnh minh họa.
2. Tây dương sâm
Công dụng: Bổ khí dưỡng âm, thanh hỏa sinh tân, dành cho người phế hư, khí ngắn, lao lực, ho hen, ho khan lâu ngày, nôn ra máu, mất tiếng, mất giọng, người hoạt động vận động mạnh hao tổn sinh lực, hay ra nhiều mồ hôi... Liều dùng 3-10g/ ngày.
Vị thuốc Hoàng kỳ. Ảnh minh họa.
3. Hoàng kỳ
Công dụng: Bổ khí thăng dương, ích tinh cố biểu, sinh cơ, lợi thủy tiêu thũng.
Thường dùng để trị các chứng Tì khí hư nhược, các chứng khí bất nhiếp huyết, trung khí huyết hạ hãm, tỳ phế khí hư, khí huyết lưỡng suy, khí hư phát nhiệt, cơ thể hư nhiều mồ hôi, ung thư lở loét miệng khó lành, khí hư thủy thũng, huyết tý tê dại chân tay, di chứng trúng phong, chứng tiêu khát.... Liều dùng 20-50g/ ngày.
Vị thuốc Đẳng sâm. Ảnh minh họa.
4. Đằng sâm
Công dụng: Bổ trung ích khí, sinh tân dưỡng huyết, dùng cho người yếu mệt, hơi sức ngắn, nhanh mệt, ăn ít, đi ngoài phân nhão... dành cho người sắc mặt vàng hoặc xanh xao, hay đau đầu chóng mặt , miệng háo khát, suy dinh dưỡng, tiêu hóa kém... Liều dùng 20-40g/ ngày.
Vị thuốc Thái tử sâm. Ảnh minh họa.
5. Thái tử sâm
Công dụng: Bổ phế kiện tỳ, ích khí sinh tân. Dùng cho người tì khí hư nhược ăn uống ít kém, mệt mỏi, trẻ con gầy yếu, phổi kém, hay ho ốm, hay ra mồ hôi, hay háo khát, liều dùng 10-30g/ ngày.
Vị thuốc Bạch truật. Ảnh minh họa.
6. Bạch truật
Bổ khí kiện tì, táo thấp lợi thủy, chỉ hãn an thai. Dành cho người tì khí hư nhược, ăn uống tiêu hóa kém, đi ngoài phân nát, mệt mỏi, đuối sức, hay ra mồ hôi, hay phù nề, phụ nữ bị động thai, người bị phù chân dùng tốt. Liều dùng 10-20g/ ngày.
Sai lầm cực kỳ nguy hiểm khi ăn rau xanh Sai lầm khi ăn rau xanh không chỉ khiến bạn bị đau bụng mà về lâu dài sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau xanh cung cấp các yếu tố vi lượng cũng như các chất bảo vệ, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Các loại rau lá màu...