Tại sao đi bộ là bài tập thể dục tốt nhất?
Nhiều người vẫn nghĩ rằng, bài tập phải khó, phải phức tạp, hoặc làm đau cơ mới có hiệu quả. Nhưng thực sự không phải vậy.
Tim, phổi và não đều hoạt động tốt hơn dù đi bộ chỉ 10 phút – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Mặc dù hoạt động cường độ cao rất tốt, nhưng hình thức tập thể dục cơ bản, dễ thực hiện nhất là đi bộ – cũng tốt không kém.
Michele Stanten, huấn luyện viên thể dục người Mỹ, cho biết ai cũng biết cách đi bộ, nên không cần phải huấn luyện.
Đó là lý do tại sao rất nhiều người tập thể dục bằng cách đi bộ. Việc này rất dễ thực hiện và ở bất kỳ đâu. Chỉ cần một đôi giày thể thao tốt là được, theo The Healthy .
Hãy cố gắng đi bộ nhất 150 phút cường độ trung bình mỗi tuần – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đi bộ ít gây chấn thương
Một trong những lý do lớn nhất khiến việc đi bộ trở nên phổ biến là vì đây là một bài tập ít tác động, không gây áp lực lên các khớp nhiều, nên ít bị chấn thương.
Dễ thực hiện, không cần huấn luyện, không cần thiết bị
Đối với những người mới bắt đầu tập thể dục, đi bộ là hình thức tuyệt vời của bài tập tim mạch hoặc hô hấp.
Bạn không cần bất kỳ kiến thức hoặc đào tạo trước hoặc đặc biệt nào để bắt đầu.
Chỉ cần đứng dậy và bước đi, bạn sẽ giúp tim và phổi hoạt động. Không giống như các hình thức tập luyện tim mạch khác, như chạy, đạp xe, khiêu vũ hoặc đấm bốc, đi bộ không mạnh bạo và không cần qua huấn luyện hoặc phải có thiết bị đặc biệt.
Cần cho cả vận động viên các bộ môn cường độ cao
Đối với những người đã có mức độ tốt về tim mạch, đi bộ là hoạt động tuyệt vời để phục hồi.
Video đang HOT
Đó là cách nhẹ nhàng để máu lưu thông, vận chuyển ô xy và chất dinh dưỡng đến các cơ bắp hoạt động mạnh mẽ, sẽ cải thiện khả năng phục hồi và giúp giảm đau cơ.
Giúp giảm bớt và đẩy nhanh quá trình sửa chữa cơ bắp. Nó cũng có thể giúp loại bỏ các chất thải sản sinh trong quá trình tập luyện nặng nhọc, thúc đẩy quá trình phục hồi.
Một nghiên cứu nhỏ năm 2018 cho thấy, hoạt động ở cường độ vừa phải có thể giúp các vận động viên duy trì hiệu suất sức bền và công suất tập luyện tốt hơn so với ngồi nghỉ hoặc phục hồi tích cực ở cường độ mạnh.
Lauryn Mohr, huấn luyện viên cá nhân người Mỹ, nói: “Nhiều người không coi việc đi bộ là tập thể dục, nhưng ngược lại, chính những người này lại cần đi bộ nhất”.
Ngay cả đi dạo chậm cũng có lợi ích lớn
Đi bộ là bài tập tốt cho tim mạch: cải thiện tuần hoàn máu, kiểm soát huyết áp, cải thiện lượng đường trong máu, cũng như giảm căng thẳng, bác sĩ y học thể thao tại Đại học Y Baylor (Mỹ), cho biết.
Không cần đi quá nhanh. Tiến sĩ Sulapas, nói: “Chỉ cần có di chuyển là đã tốt, ngay cả một cuộc dạo chơi bình thường. Chỉ cần di chuyển, không ngồi một chỗ là đã tốt rồi”.
Tim, phổi và não đều hoạt động tốt hơn dù đi bộ chỉ 10 phút.
Chuyên gia Stanten nói rằng chỉ cần đi ra ngoài trời cũng đã tốt.
Ngay cả khi chỉ 5 – 10 phút mỗi lần, cũng đã thật tuyệt.
Lợi ích tuyệt vời của việc đi bộ
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nghiên cứu đã chứng minh rằng những người đi bộ thường xuyên ít bị đau tim và đột quỵ hơn, huyết áp thấp hơn và mức cholesterol tốt cao hơn, mức cholesterol xấu thấp hơn, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư và cải thiện chức năng hệ miễn dịch, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp tràn đầy năng lượng khi thức, theo Very well .
Giảm huyết áp
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều giảm sau một chương trình 6 tháng đi bộ có giám sát.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Một đánh giá nghiên cứu khác đã được công bố cho thấy đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khoảng 50%.
Tăng tuổi thọ
Một nghiên cứu bao gồm 1.239 người tham gia, kéo dài hơn 10 năm, đã phát hiện ra rằng đi bộ hơn 2 giờ mỗi ngày đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở nam giới.
Để có kết quả tốt nhất, hãy cố gắng đi bộ nhất 150 phút cường độ trung bình mỗi tuần.
Cường độ trung bình là tốc độ 100 bước mỗi phút, tương đương 3.000 bước trong 30 phút.
Theo dõi số bước là chìa khóa để đi bộ thành công, theo Very well .
5 ngộ nhận thường gặp về bệnh hen
Ước tính có đến 4% dân số nước ta mắc hen, song tỷ lệ được kiểm soát bệnh không lớn chỉ gần 30%.
Thông tin được PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế chia sẻ tại buổi tọa đàm giới thiệu chương trình Nâng cao nhận thức cộng đồng trong kiểm soát hen tại Việt Nam diễn ra tại Hà Nội sáng 23/1.
Theo PGS Khuê, có đến gần 70% người bệnh hen chưa hiểu biết, chưa nhận thức, chưa được chăm sóc. Điều đó cho thấy nhu cầu của người bệnh là rất lớn. Bệnh đã biết căn nguyên, có phác đồ điều trị, có thể kiểm soát được để không dẫn đến những đợt hen cấp nặng. Bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị sớm và điều trị dự phòng để kiểm soát bệnh.
Vì thế, rất cần truyền thông để thay đổi nhận thức, hành vi của thầy thuốc, người bệnh, người dân. Ở cộng đồng người bệnh cần làm gì, khi ở bệnh viện điều trị cần tuân thủ điều gì và khi ra viện người bệnh cần làm gì...
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế.
Quản lý tốt bệnh hen là một trong những ưu tiên của Chính Phủ và ngành y tế Việt Nam, thể hiện qua Chiến lược quốc gia phòng chống các bệnh không lây nhiễm 2015-2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Năm 2020, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán và điều trị Hen phế quản người lớn và trẻ em 12 tuổi, trong đó cảnh báo việc sử dụng thường xuyên hoặc quá mức thuốc cắt cơn có thể làm tăng nguy cơ nhập viện và gây tử vong cho người bệnh.
Theo PGS Khuê, thực hành lâm sàng trong điều trị hen tại Việt Nam đã dần bám sát hướng dẫn này, nhưng để cải thiện bình diện của việc kiểm soát hen đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của cơ quan quản lý, các cơ sở khám chữa bệnh mà còn ý thức của cả cộng đồng.
PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Liên chi hội Hen-Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng TP HCM cũng cho biết thêm, kiểm soát là ngừa cơn hen, không đợi cơn hen mới cắt, khi đã điều trị chỉ 40% được kiểm soát tốt. Tình trạng bệnh nhân nhập viện, khám khẩn cấp là xấp xỉ 30%.
"Nếu bệnh nhân thờ ơ thấy tốt, không dùng thuốc đợi lên cơn mới cắt thì khi vào đợt cấp không phải lúc nào bác sĩ cũng thành công cứu sống bệnh nhân. Chúng tôi ước tính chi phí điều trị cho một đợt cấp hen nhẹ là 1 triệu đồng nặng thì 21 triệu, chưa tính các chi phí khác như thiết bị, vật tư y tế các xét nghiệm theo dõi, bệnh nhân phải nghỉ việc..." PGS Lan nói.
Theo chuyên gia, nếu quản lý một bệnh nhân hen trong giai đoạn ổn định hết sức cẩn thận dù hen nặng, bậc 4 thì chỉ mất 4,5 triệu một năm. Trong khi chi phí điều trị trong đợt cấp lên đến 45 triệu (2 đợt cấp nhẹ và 2 đợt cấp nặng). Việc điều trị hen rất hiệu quả, có thể thực hiện ngay tại tuyến quận huyện, tuy nhiên điều đáng nói là nguy cơ bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc là rất lớn.
Các chuyên gia cùng ấn nút khởi động chương trình Nâng cao nhận thức cộng đồng trong kiểm soát hen.
Nỗ lực kiểm soát tốt bệnh hen tại Việt Nam đang đứng trước nhiều rào cản. Một trong những thách thức đáng kể là tình trạng phụ thuộc quá mức vào liệu pháp cắt cơn (bình xịt giãn phế quản tác dụng ngắn). Thuốc cắt cơn tác dụng ngắn giúp bệnh nhân tạm thời giảm triệu chứng hen, nhưng việc chỉ sử dụng thuốc này trong thời gian dài sẽ làm giảm sự bảo vệ của phế quản, tăng phản ứng quá mức của đường thở dẫn đến nguy cơ vào đợt cấp hen phế quản.
Điều này đã khiến Sáng kiến Toàn cầu về Bệnh hen (Global Initiative for Asthma- GINA) khuyến nghị những thay đổi căn bản trong điều trị hen. Sau 30 năm, việc dùng thuốc cắt cơn đơn độc đã không còn được GINA khuyến cáo trong điều trị hen ở thiếu niên và người lớn. Hướng dẫn mới nhất từ Bộ Y tế cũng cho thấy không nên sử dụng các loại thuốc cắt cơn đơn độc trong điều trị hen vì có thể làm tăng nguy cơ bệnh nhân vào đợt cấp hen phế quản, phải nhập viện cấp cứu hoặc nguy hiểm hơn là tăng nguy cơ tử vong do hen.
PGS. TS. BS. Lê Thị Tuyết Lan - Chủ tịch Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: "Với kinh nghiệm điều trị tại Bệnh viện qua nhiều năm, tôi hiểu rất nhiều bệnh nhân rất "gắn bó" với bình xịt cắt cơn của họ, nhầm tưởng rằng đây là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng hen. Tuy nhiên, chỉ cần sử dụng thuốc cắt cơn quá 3 lần/tuần đã là dấu hiệu tăng nguy cơ của đợt hen cấp. Chúng tôi hy vọng người bệnh hen nhận ra việc phụ thuộc quá mức thuốc cắt cơn sẽ làm tăng nguy cơ lên cơn hen cấp, thậm chí có thể dẫn đến các hậu quả đáng tiếc mà chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được".
Dưới đây là 5 ngộ nhận thường gặp của nhiều người về bệnh hen:
- Hen có thể chữa khỏi hoàn toàn
Sai. Hen là bệnh mạn tính, nhưng hiện nay có nhiều phương pháp kiểm soát tốt cơn hen giúp chúng ta có cuộc sống bình thường.
- Thuốc cắt cơn là "vị cứu tinh" duy nhất.
Thuốc cắt cơn mang lại cảm giác dễ chịu ngay lập tức nhưng không kiểm soát được hen. Nếu chỉ dùng đơn độc mà không kèm thuốc kiểm soát (dự phòng) sẽ có thể làm bệnh hen thêm trầm trọng, nguy hiểm tính mạng do cơn hen cấp nặng. Cần phối hợp cả thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát hen tốt nhất.
- Hạn chế sử dụng thuốc dự phòng vì sợ tác dụng phụ
Thuốc dự phòng giúp kiểm soát triệu chứng hen và phòng được cơn hen cấp. Nếu tự ý ngừng thuốc sẽ rất nguy hiểm, làm bệnh trở nặng hơn, có thể nguy hiểm tính mạng do cơn hen cấp nặng.
- Mẹo dân gian có thể chữa khỏi hen
Chưa có bằng chứng khoa học về việc này. Y học ngày nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hen, nhưng có thể kiểm soát hen tốt với sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Không được tập thể dục thể thao
Sai, có thể tập các nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe và nên khởi động, uống đủ nước.
Người bị cao huyết áp nên tập thể dục như thế nào? Huyết áp cao là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến hơn 1/4 dân số. Có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp bằng cách đảm bảo việc tập thể dục thường xuyên, theo Express. Tập thể dục rất quan trọng để duy trì huyết áp khỏe mạnh - SHUTTERSTOCK Huyết áp cao có thể dẫn đến một số biến...