Tác hại ghê gớm của ma túy đá
Theo ông Mai Đình Thư (Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động – thương binh và xã hội), trong ba năm vừa qua, số người nghiện ma túy tăng 10%, từ 202.000 người lên 222.000 người. 60% trong số này đang ở ngoài cộng đồng.
Nhóm thanh niên chơi ma túy đá tại một phòng nghỉ ở Q.5, TP.HCM – Ảnh: Đức Phú
Một điều đáng lo là số người nghiện ma túy kiểu mới – ma túy đá đang gia tăng. Ma túy đá khó cai nghiện, người nghiện dễ hoang tưởng, có nhiều hành vi bạo lực… Năm 2001 có 1,5% người dùng ma túy ở VN sử dụng ma túy đá, năm 2016 con số này đã lên xấp xỉ 10%.
Nhiều hệ lụy với sức khỏe
Liên tiếp có nhiều vụ trọng án có liên quan đến người dùng ma túy đá, mà gần nhất là vụ ca sĩ Châu Việt Cường cố nhét tỏi vào miệng cô gái ngủ cùng phòng để trừ ma (hoang tưởng vì dùng ma túy đá) khiến nạn nhân tử vong. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những tác hại của loại ma túy này.
Tiến sĩ Nicol Lee, chuyên gia về ma túy người Úc, giám đốc tổ chức 360Edge, cho hay tác động của ma túy đá lên bộ não làm khả năng kiểm soát của não giảm: bình thường không phải người đồng tính nam nhưng sau khi dùng ma túy đá, hai nam giới bình thường có thể quan hệ tình dục.
Tại Úc, có 21% người dùng ma túy đá cho biết có 3-5 bạn tình không thường xuyên trong một tháng trước khảo sát, 1/2 trong đó không dùng bao cao su khi quan hệ. Và gần như tất cả người dùng ma túy đá đều có nguy cơ nhiễm HIV do có quan hệ tình dục không an toàn” – bà Nicol nói.
Theo bà Nicol, nếu sử dụng lâu dài, người dùng ma túy đá có những vấn đề ở tim, gan, thận, răng, da, vấn đề giấc ngủ, rối loạn tâm thần kéo dài, giảm động lực, giảm cân, suy dinh dưỡng, giảm chú ý và trí nhớ.
Phát hiện sớm và can thiệp
Video đang HOT
Số người sử dụng ma túy đá tăng, nhưng điều đáng buồn tại hội thảo can thiệp giảm hại ma túy đá tổ chức ngày 11-6 tại Hà Nội cho thấy các nghiên cứu trên thế giới xác định có 18 loại thuốc tiềm năng trong điều trị nghiện và tái nghiện ma túy đá, nhưng các thuốc này vẫn đang được nghiên cứu, chưa có bằng chứng thuyết phục để bác sĩ kê đơn điều trị cho người nghiện.
Mặc dù các nghiên cứu cho thấy có khoảng 70% người dùng ma túy đá dùng với tần suất dưới 1 lần/tháng, 10% dùng 1 lần/tháng và có 20% dùng nhiều lần trong tháng, có nghĩa là một phần đáng kể người dùng ma túy đá ban đầu có mục đích “cho vui”.
Thậm chí có người dùng vì các bạn cũng dùng và muốn bạn thấy thoải mái, nhưng do hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho người nghiện ma túy đá, nên việc can thiệp có hiệu quả nhất chủ yếu vẫn là giảm, ngừng sử dụng ma túy đá, cải thiện nhận thức, dự phòng tái nghiện cho người nghiện.
Bên cạnh đó cần phát hiện sớm người sử dụng ma túy đá tại các cơ sở y tế và cộng đồng để có biện pháp can thiệp.
10% người sử dụng ma túy ở VN là dùng ma túy đá, tương đương hơn 20.000 người, phần lớn trong số này là thanh niên. Và điều cần chú ý là tại khu vực châu Á, giá bán lẻ ma túy đá ở VN thấp nhất trong số 9 quốc gia được khảo sát, chỉ khoảng bằng 1/9 so với giá bán ở Hàn Quốc, 1/8 so với Nhật Bản, 3/4 so với giá Singapore…
Can thiệp giảm hại phải thật nhanh và sớm, nếu không muốn giới trẻ say mê các cảm giác mơ hồ, hoang dại, bạo lực vì ma túy đá và sau đó là bệnh tật và hành vi phạm tội.
Tăng nhanh “người chơi” ma túy đá
Tại VN, khảo sát của cơ quan phòng chống ma túy cho hay có thay đổi về loại ma túy được sử dụng trong 10 năm qua: người sử dụng thuốc phiện giảm nhưng người dùng chất dạng amphetamin (ma túy đá) đã tăng từ 1,5% năm 2001 lên xấp xỉ 10% năm 2016.
Ở nhóm phụ nữ bán dâm, một khảo sát thực hiện tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM cho thấy có trên 1/2 số người được khảo sát có dùng ma túy đá.
Ở nhóm người tiêm chích ma túy, tình hình chuyển sang dùng ma túy đá thay vì loại “ma túy truyền thống” cũng gia tăng.
Theo tuoitre.vn
TP.HCM 'sợ' người nghiện tái đi tái lại
"Chỉ cần đi ngang chỗ mua thuốc hoặc gặp người bạn cũ cắn thuốc với mình là lại thấy rất thèm, rất dễ quay lại con đường cũ. Tôi hỏi giải pháp, các em nói là chỉ có cho các em lên rừng lên núi sống cách biệt vài năm thì có thể được".
Đó là những lo lắng của bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM trước tình hình người nghiện ngày một tăng ở TP.HCM tại buổi làm việc của đoàn công tác của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu tại UBND TP.HCM vào ngày 28-5.
Báo cáo với đoàn công tác về tình hình cai nghiện ma túy, mại dâm ở TP.HCM, bà Thu cho biết hiện nay thực hiện theo quyết định của tòa án, hết thời gian theo quyết định thì họ được về cộng đồng, không có thời gian lao động tập trung lâu dài giúp quên đi ma túy.
Bà Thu chia sẻ: "Một năm hai lần tôi đến thăm các em, khi tiếp xúc gặp gỡ, các em đều nói rất thật tuy đã cai thành công trong trường nhưng nếu ra trường sẽ dễ dàng tái nghiện lại, trừ khi lý trí mạnh lắm mới vượt qua được. Chỉ cần đi ngang chỗ mua thuốc, nơi tụ tập hút chích hoặc gặp người bạn cũ cắn thuốc với mình là lại thấy rất thèm, rất dễ quay lại con đường cũ. Tôi hỏi giải pháp, các em nói là chỉ có cho các em lên rừng lên núi sống cách biệt vài năm thì có thể được.
Chúng tôi rất lo lắng về điều này trong khi số lượng vào trường mỗi năm mỗi tăng, đó là chưa kể con số bên ngoài còn rất nhiều do chưa phát hiện, gia đình chưa vận động".
Các học viên tại Trường Giáo dục Đào tạo và Giải quyết việc làm số 1 (Đắc Nông). Ảnh: HL
Cũng tại cuộc họp, theo báo cáo của ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố đang diễn biến phức tạp và gia tăng, tinh vi. Số người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố có hồ sơ quản lý tăng. Số người nghiện mới có xu hướng trẻ hóa và sử dụng nhiều loại ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp (ma túy đá) rất nguy hiểm và diễn biến phức tạp.
Thành phố hiện có 9 cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trên địa bàn các tỉnh, thành phố khác, quản lý hơn 8.800 người. 13 cơ sở tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện, đang tổ chức cai nghiện cho 676 người. Hơn 1.300 người đang thực hiện cai nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng. Tổng số người sau cai nghiện được tiếp nhận, quản lý tại địa phương là gần 11.000 người.
Tuy nhiên, hơn nửa người nghiện ma túy tổng hợp chiếm khoảng 60-70%, họ dễ bị kích động, loạn thần không làm chủ được hành vi nên không tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng và dễ gây ra hành vi vi phạm pháp luật, gây nhiều hệ lụy cho xã hội.
Bên cạnh đó, thành phố hiện đang cung cấp dịch vụ điều trị methadone tại 23 cơ sở, trong đó có một cơ sở của tư nhân. Hơn 5.200 bệnh nhân đang tham gia điều trị methadone, trong đó 70% bệnh nhân đang điều trị duy trì tìm được việc làm, ổn định cuộc sống, có tiến triển tốt về sức khỏe, tinh thần.
Năm 2018, thành phố đã có kế hoạch triển khai thêm 3 cơ sở điều trị mới tại các Trung tâm y tế quận, huyện còn lại (quận 5, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi), đồng thời triển khai điều trị methadone tại các cơ sở cai nghiện ma túy thuộc thành phố quản lý, mua thêm thuốc methadone bằng ngân sách để phục vụ mở rộng chương trình.
"Tuy nhiên, khi bệnh nhân điều trị methadone chuyển sang giai đoạn duy trì, ổn định về cuộc sống, lúc đó các nhu cầu việc làm, vui chơi, sinh hoạt gia đình buộc bệnh nhân phải thường xuyên di chuyển đi xa, cho nên việc xem xét nghiên cứu đưa methadone viên nén vào điều trị cũng là giải pháp thiết thực để hỗ trợ bệnh nhân trong việc tuân thủ điều trị đồng thời đảm bảo khống chế tỷ lệ bỏ trị", ông Khiết đề nghị xem xét.
Trao đổi về các biện pháp điều trị nghiện, ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS nhìn nhận nghiện ma túy là bệnh mãn tính, không có thuốc chữa khỏi, khi hòa nhập lại xã hội, họ dễ dàng tái nghiện. Ngoài ra thời gian điều trị bằng methadone kéo dài nên người nghiện dễ nản, bỏ điều trị, cần tìm hiểu tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho họ điều trị.
Ông Long đề nghị xây dựng phần mềm quản lý người uống methadone để ở đâu người nghiện uống cũng được, về lâu dài nghiên cứu và triển khai dạng viên nén methadone.
Chỉ đạo tại buổi làm việc, bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận nghiện ma túy đá trên thế giới cũng chưa có phác đồ điều trị. Do đó, các cơ sở điều trị tại TP.HCM nên nghiên cứu phác đồ từ thực tiễn để kiến nghị thêm với Bộ.
Theo bà Tiến, ma túy đá ngày càng tăng nhưng không thể khẳng định người nghiện ma túy đá không nghiện thuốc phiện dạng heroin. Bà đề nghị thành phố đảm bảo điều trị methadone và mở rộng xuống xã phường vì các tram y tế xã phường hiện đã ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, tăng cường truyền thông và dự phòng giảm tác hại.
Bà Tiến đánh giá số lượng cai tự nguyện còn quá ít, trong khi đây là loại hình có thể thực hiện xã hội hóa được, đối với người khó khăn có thể nghiên cứu hỗ trợ, do đó cần tăng cường mô hình cai nghiện tự nguyện.
Hoàng Lan
Theo Pháp luật TPHCM
Thêm đề xuất tăng thuế thuốc lá để... người nghiện bỏ hút Người nghiện phải bỏ thuốc lá vì giá quá cao, ngân sách nhà nước tăng thêm nguồn thu... là những lý do chính được đưa ra cho phương án tăng thuế thuốc lá. Nội dung trên được đề cập đến trong chương trình tập huấn phòng chống tác hại thuốc lá cho các cơ quan báo chí tại khu vực các tỉnh phía...