Sự khác nhau của ẩm thực Việt Nam theo từng vùng miền
Đi dọc miền đất nước, cùng với những thay đổi về địa lý, thổ nhưỡng, phong tục tập quán là sự khác biệt về ẩm thực của ba miền Bắc – Trung – Nam. Ở mỗi miền đất nước, người dân lại có cách nêm nếm khác nhau, khẩu vị ăn uống khác nhau, góp phần mang đến sự phong phú, đa dạng cho văn hóa ẩm thực Việt Nam. Vậy ẩm thực Việt Nam 3 miền khác nhau thế nào? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.
Văn hóa ẩm thực là một phần văn hóa nằm trong tổng thể các đặc trưng về vật chất, tinh thần, khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia… Ẩm thực không chỉ để ăn no, ăn ngon mà còn phản ánh được những đặc trưng vùng miền. Những đặc điểm về địa lý, thổ nhưỡng, phong tục tập quán… của người dân đều ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực. Đi dọc theo 3 miền đất nước Việt Nam, bạn sẽ nhận ra những điểm khác biệt của ẩm thực 3 miền. Cũng chính sự khác biệt này đã giúp tổng thể “bức tranh” ẩm thực Việt trở nên phong phú, đa dạng hơn.
Ẩm thực miền Bắc: Tinh tế, vị vừa phải, trung tính
Bắc bộ là nơi tổ tiên định cư lâu đời nên từ món ăn đến cái mặc đều được sàng lọc và trở thành chuẩn mực, không dễ gì thay đổi. Người miền Bắc chuộng món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng và có vị chua nhẹ, không đậm vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác. Họ sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ tìm kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến… trong chế biến.
Là vùng đất có nền văn hóa lâu đời với nhiều triều đại phong kiến, có thể nói Hà Nội được xem là nơi lưu giữ tinh hoa ẩm thực miền Bắc với những món ăn nổi danh như: phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì.
Phở là món ăn “trứ danh” của mảnh đất kinh kỳ – Ảnh: Internet
Một đặc trưng khác của ẩm thực miền Bắc đó là những món quà bánh: bánh cốm, các loại ô mai, mứt từ sấu… Những món ăn này đem lại cho người ta nhiều háo hức, lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ của mỗi người dân xứ Bắc.
Ẩm thực miền Trung: Đậm đà, thiên vị cay, mặn
Không được thiên nhiên ưu ái mưa thuận gió hòa như miền Bắc và miền Nam, mảnh đất miền Trung “gánh hai miền đất nước” phải hứng chịu nhiều thiên tai, đất đai cằn cỗi nên đã khiến người miền Trung hình thành thói quen tiết kiệm, “chặt to kho mặn” trong ăn uống. Người miền Trung luôn tận dụng tối đa các sản vật từ tự nhiên để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
Nét đặc trưng của ẩm thực miền Trung đó chính thiên về vị cay và mặn. Màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Có thể kể đến các món đặc trưng của người miền Trung rất được ưa thích như: bún bò Huế, bánh bèo, bánh xèo, bánh đập, chả ram, bún cá, bánh tráng thịt luộc…
Video đang HOT
Các món bánh bèo, bánh bột lọc… là đặc sản của miền Trung – Ảnh: Internet
Ẩm thực của cư dân miền Trung rất phong phú, mỗi địa phương đều có những đặc sản riêng, mang đậm bản sắc phong phú và hương vị của từng nơi. Trong đó, Huế được xem là cái nôi của ẩm thực miền Trung với hai phong cách ẩm thực chính là đó là ẩm thực hoàng gia và ẩm thực dân gian.
Ẩm thực miền Nam: Phồn thực, thiên vị ngọt, béo
Nhắc đến miền Nam, chúng ta nghĩ đến những cánh đồng “cò bay thẳng cánh”, đất đai trù phú, sông ngòi phù sa tươi tốt và con người Nam bộ hào sảng, phóng khoáng. Món ăn miền Nam không cầu kỳ, tỉ mỉ nhưng rất đa dạng và vị nào phải ra vị đó, đã cay là cay xé lưỡi, béo là béo ngậy, ngọt là ngọt ngây.
Ẩm thực miền Nam rất đa dạng và vị nào phải ra vị đó – Ảnh: Internet
Ẩm thực miền Nam chịu ảnh hưởng của ẩm thực Campuchia, Trung Hoa… nên có đặc điểm thường cho thêm đường, nước cốt dừa vào món ăn. Món ăn người Nam bộ thường được nêm nếm ngọt, béo và chuộng các loại nguyên vật liệu sẵn có từ tự nhiên, gia vị tươi mát. Bạn có thể cảm nhận các đặc điểm này qua các món ăn sau: cá lóc nướng trui, gỏi cuốn, bún mắm, hủ tiếu Nam Vang, bánh bò…
Tóm lại, nếu so sánh ẩm thực ba miền Bắc – Trung – Nam thì chúng ta có thể hiểu nôm na rằng, ẩm thực miền Bắc tinh tế, trung tính, ẩm thực miền Trung cay, mặn và ẩm thực miền Nam là ngọt và béo. Sự khác biệt ẩm thực Việt Nam 3 miền đã tạo nên một nền ẩm thực Việt độc đáo, đa dạng, khiến những ai đã thử qua là nhớ mãi.
. Theo amthucvietnam
Sau 8 tháng gây sốt, mâm cua dì Ba lên báo ngoại, ngạc nhiên với bình luận của dân mạng
Bẵng đi một thời gian, đến nay sau 8 tháng gây sốt mạng xã hội Việt, "mâm cua dì Ba" bất ngờ lên cả báo nước ngoài.
Khoảng thời gian hồi tháng 8 năm ngoái (2018), những người dân sống trong khu hẻm 565 Nguyễn Trãi Quận 5 xôn xao bàn tán về "hiện tượng lạ" ở mâm cua của dì Ba - một người phụ nữ ngoài 70 với thân hình phúc hậu vốn đã bán cua hấp tại đây được hàng chục năm nay.
Dù có tiếng bán cua ngon trong hẻm nhưng bình thường, dì Ba vẫn phải ngồi từ sáng đến chiều mới bán hết mâm cua hơn 10kg, tích cóp từng đồng bạc lẻ. Vậy mà bỗng dưng khoảng 3 -4 tháng liên tục cuối năm 2018 mỗi ngày đều có hàng chục người đứng xếp hàng chờ chực, đợi dì Ba vừa bưng mâm cua đến là tranh giành nhau mua bán...
Mâm cua đỏ au, con nào con nấy chắc nịch, thơm mùi biển khiến ai cũng thèm thuồng.
Quanh khu vực dì Ba ngồi bán luôn có hàng chục youtuber đứng quay phim chụp ảnh, kêu gọi mọi người mua hàng. Dù giá cả không hề rẻ nhưng mỗi ngày phải có 3-4 người thay nhau phát phiếu, bán, cân kí, thu tiền rồi ghi hóa đơn mới đủ phục vụ mọi người.
Không chỉ gây sốt quanh món ăn ngon, "mâm cua dì Ba" khi đó còn gặp phải rất nhiều lùm xùm, từ việc bị tố bán "cua thúi", bị người phụ bán cua công khai chia tay, cho đến việc bị nhiều người giả vờ lấy cua rồi "quên" trả tiền....
Mâm cua dì ba gặp nhiều lùm xùm liên tiếp hồi tháng 8/2018
Bẵng đi một thời gian, đến nay sau 8 tháng gây sốt mạng xã hội Việt, "mâm cua dì Ba" bất ngờ lên cả báo nước ngoài.
"Người phụ nữ 70 tuổi nổi tiếng vì bán được 50 con cua một ngày "..là tựa đề mà nhiều trang tin Trung Quốc mới đây đăng tải để nói về Mâm cua dì Ba tại Việt Nam. Theo các trang tin này mô tả: Đồ ăn vặt trên đường phố luôn rất phổ biến và có giá thành phải chăng. Tuy nhiên ở Việt Nam, lại có người phụ nữ nổi tiếng với việc bán cua - một món ăn đăt đỏ ngay trên vỉa hè.
Những bức ảnh dì Ba chế biến cua tại nhà trên báo Trung Quốc.
"Bà cụ hấp cua tại nhà mỗi ngày rồi chở ra đường bán. Đầu tiên, bà rửa sạch cua, sau đó cho thêm lượng nước thích hợp vào nồi, đặt lên lồng, thâm chút gừng hành, đậy nắp và hấp trong khoảng 20 phút. Những con cua mới hấp có màu sắc đặc biệt rực rỡ.
Bà lấy cua hấp trong lồng ra và bước tiếp theo là bôi lên vỏ của một lớp dầu đậu phộng để trông cua sáng bóng, mọi người khi ăn cũng cảm thấy ngon miệng hơn.
Sau khi bôi dầu xong, bà đặt cua gọn gàng vào mâm kim loại lớn. Mỗi con cua như vậy được bán với giá 35 tệ (khoảng 122 nghìn đồng). Mỗi ngày, bà có thể bán tới hơn 50 con, thu nhập khá đáng kể."
Bài viết đăng tải trên một số trang tin của Trung Quốc nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cư dân mạng nước này. Nhiều ý kiến tranh cãi khi cho rằng cua hấp không thể có giá rẻ đến như vậy (35 tệ)
"Cua 35 tệ chắc chắn không có thịt"
"Cua bày như vậy liệu có bị lạnh không? Cua nóng mới ngon"
"Cua 35 tệ một con thì không đủ chi phí nhập vào mất"
Tuy nhiên đa phần mọi người đều bày tỏ hy vọng muốn được ăn thử món cua hấp bán vỉa hè với giá cả phải chăng như vậy.
"Tôi muốn ăn thử cua này. Tiếc là xa quá"
"Đọc tin tức này vào lúc đói bụng và giờ thì không thể chịu nổi"
"Nhìn hấp dẫn ghê"...
Theo phununews.vn
Tưởng Việt Nam mới có kiểu "vét đáy nồi", không ngờ ẩm thực Pháp cũng có món phải vét "khí thế" Sau khi chiên thịt, phần mỡ và cặn dính trên đáy chảo, nồi mà có khi chẳng ai để ý ấy, được người Pháp quý như "vàng". Patesô: món bánh có cái tên "rặt" Pháp nhưng thực ra lại là "con đẻ" của ẩm thực Việt Gordon Ramsay nói Việt Nam ăn bất kì con gì di chuyển, ẩm thực Pháp cũng y...