Sơn móng tay có thể gây ung thư da
Khi sơn móng tay các cô gái thường để chừng 5-7 ngày trước khi phải sơn lại. Khi đã thành thói quen, việc sơn móng tay, móng chân cứ “đến hẹn lại lên”.
Việc sơn móng tay, móng chân bằng những lớp sơn bền tại các tiệm “Nails” – một nghề người Việt ở nước ngoài hay mở để mưu sinh – mà các bà các cô thường dùng để trang điểm theo quan điểm của các thấy thuốc là một việc làm nguy hiểm. Các thầy thuốc khẳng định rằng đèn tử ngoại dùng sấy khô lớp sơn có thể gây ung thư da.
Trên Tạp chí Archives of Dermatology từ năm 2009 đã xuất hiện bài báo đầu tiên đề cập đến trường hợp ung thư da của nhưng người phụ nữ đã sơn móng tay bằng hợp chất polime.
Trên lòng bàn tay của họ tạo thành những vết, hình thành khi đặt tay dưới đèn tử ngoại để sấy khô, mang tính chất của những tế bào ác tính.
Đèn tử ngoại dùng sấy khô lớp sơn móng tay có thể gây ung thư da. Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Các bác sĩ da liễu rất quan tâm đến vấn đề này. Vừa qua, bác sĩ Neil Schultz (Mỹ) đã lên TV (kênh Derm TV) cảnh báo về mối nguy hiểm (gây ung thư) của đèn tử ngoại khi dùng trong y học.
Chuyên gia da liễu học Anna M. Bander, Trường ĐH John Hopkins tán thành điều cảnh báo nói trên nhưng còn đề xuất cách giải quyết vấn đề.
Theo bà, nếu các bà, các cô vẫn không bỏ được thói quen sơn móng tay, móng chân bằng loại polime bền màu, bóng đẹp và bám chắc thì vẫn có thể tiếp tục nếu như trước khi sấy khô dưới ánh đèn tử ngoại, bôi một lớp đủ dày kem lọc tia UV, loại kem thường dùng khi đi nghỉ mát mùa hè trên các bãi biển thì cũng có thể yên tâm được.
Theo Bảo Châu (VietNamNet)
Quảng Ngãi: Đã có 19 người chết vì bệnh lạ
Số người tử vong vì "bệnh lạ" ở Quảng Ngãi không phải là 8 như báo cáo của Sở Y tế, mà đã có 19 ca, trong đó 8 người chết ở bệnh viện và 11 chết tại nhà, theo thống kê của UBND huyện Ba Tơ.
Số ca mắc và tử vong do căn bệnh viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân ở Quảng Ngãi mà người dân lo sợ gọi là "bệnh lạ" vẫn đang tăng. Tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh và một phác đồ chữa bệnh hiệu quả vẫn đang là câu hỏi chưa có lời đáp.
Người dân lo lắng
Hơn một tháng qua, liên tiếp có 4 trường hợp tử vong, trong đó có 2 trẻ em, đã khiến người dân ở huyện miền núi Ba Tơ vô cùng sợ hãi. Gần nhất là trường hợp của chị Phạm Thị Phái (22 tuổi), ở xã Ba Điền, tử vong vào 6/4. Theo thống kê của ngành y tế địa phương, đến 19/4, đã có 171 trường hợp mắc bệnh, tăng 7 so với 7 ngày trước, trong đó xã Ba Điền có 161 trường hợp thuộc 84 hộ gia đình. Chỉ tính riêng trong năm 2012, tại xã Ba Điền có 69 trường hợp mắc mới, 28 trường hợp bị tái phát, trong đó có 7 trường hợp tử vong (năm 2011 có 1 trường hợp tử vong) xã Ba Ngạc có 5 trường hợp mắc mới và Ba Tô là 1 trường hợp. Theo ông Lê Hàn Phong, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, trong số 43 ca đang điều trị tại BV Phong - Da liễu T.Ư Quy Hòa, có 10 ca rất nặng, khó qua khỏi.
Bệnh nhân mắc "bệnh lạ" đang được điều trị tích cực tại BV Đà Nẵng
Ông Nguyễn Xuân Mến, Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi, cho biết trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh ở xã Ba Điền hiện nay, đa số đều bùng phát vào tháng 3 và đầu tháng 4 này. Đáng ngại là có 7 trường hợp tái phát bệnh. Phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh này trong thời gian qua đều được chuyển vào điều trị tại BV Phong - Da liễu TƯ Quy Hòa. Tuy nhiên, đó chỉ là điều trị triệu chứng, chưa xác định được nguồn căn, do vậy khó có thể đưa ra phác đồ điều trị cụ thể khi bệnh đã chuyển nặng.
Chưa xác định nguyên nhân
Theo tiến sĩ Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, thành viên đoàn công tác của Bộ Y tế tại Ba Tơ, sau một năm xuất hiện ca bệnh đầu tiên, từ một làng, bệnh đã lan ra 4 làng. Qua khám sàng lọc, có đến hơn 80% bệnh nhân bị suy đa phủ tạng, bệnh nhân đều chung triệu chứng dày sừng, nứt nẻ bàn tay và bàn chân và đều có chỉ số men gan tăng, có người tăng 4 - 5 lần, nhưng cũng có bệnh nhân tăng tới 10 - 20 lần mức bình thường. Nhóm tuổi mắc bệnh xuất hiện nhiều ở nhóm 15 - 29. Tuy bệnh có diễn biến nhanh, nhưng đối với các trường hợp được phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời ngay khi phát hiện bệnh đều được điều trị khỏi.
Theo chẩn đoán mới nhất của các chuyên gia đầu ngành da liễu sau chuyến khảo sát, nghiên cứu các yếu tố liên quan đến bệnh và kết quả tổng hợp điều trị thì hai triệu chứng rõ nét nhất của bệnh này là tổn thương da, sau đó gây suy đa phủ tạng, đặc biệt là tổn thương gan. Nhận định sơ bộ hiện tại bệnh cảnh của bệnh viêm da bàn tay, bàn chân tại Ba Tơ gồm 4 nhóm, là: Nhóm bệnh nhân chỉ tổn thương da đơn thuần, không có tổn thương gan Nhóm bệnh nhân tổn thương gan, không có tổn thương da Nhóm bệnh nhân tổn thương gan và da Nhóm bệnh nhân nặng, tổn thương đa phủ tạng.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Hội đồng khoa học của Bộ đã thống nhất phác đồ điều trị bệnh lần thứ 2 sửa đổi. Trong tuần này, phác đồ này sẽ được trình Bộ Y tế phê duyệt, trong đó sẽ có phân tuyến điều trị cụ thể, biểu hiện bệnh lâm sàng, điều trị... cho kịp thời. Các chuyên gia cũng thống nhất không gọi là bệnh viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân mà gọi là hội chứng.
Mục tiêu của ngành y tế trong thời gian tới là xác định nguyên nhân gây bệnh, các yếu tố liên quan đến hội chứng, xây dựng các biện pháp dự phòng và điều trị hiệu quả. Thứ trưởng cũng yêu cầu, nhóm nghiên cứu phối hợp thêm các đơn vị khác như: môi trường y tế, an toàn thực phẩm, quân đội... để tìm nguyên nhân của hội chứng. Đặc biệt cần phối hợp với các chuyên gia quốc tế của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức quốc tế liên quan khác.
Theo DV
Bí quyết giảm chứng đầy bụng, khó tiêu sau Tết Chứng đầy bụng, khó tiêu do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do chế độ ăn uống lạm dụng quá nhiều tinh bột và chất béo, hoặc do ăn quá nhanh nên nhai không kỹ, hoặc ăn xong đi nằm ngay, hoặc do lạm dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá... Chứng khó tiêu đầy bụng được PGS-TS-DS...