Sợ nhiễm bệnh khi yêu gái qua đường
Em đã quan hệ với một cô gái mới quen. Cô ấy vẫn còn trong chu kỳ kinh nguyệt. Giờ nghĩ lại em thấy sợ quá, có khi nào em lây bệnh tình dục từ cô ấy không? (Đăng Tâm)
Ảnh minh họa: News.
Trả lời:
Chào bạn,
Khi đối tượng quan hệ tình dục là người chưa rõ tình trạng huyết thanh, quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su được xem là hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV.
Do vậy, trong tình huống này, bạn cần suy nghĩ lại xem lần quan hệ đó, bạn có sử dụng bao cao su hay không? Giả sử câu trả lời là không, hẳn nhiên bạn có nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục nếu người bạn gái kia không may đã nhiễm bệnh từ trước.
Quan hệ tình dục trong kỳ kinh, thuật ngữ còn gọi là “period sex”, mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng, hành vi này trên lý luận sẽ làm tăng thêm nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu (trong đó có HIV). Bởi rõ ràng trong trường hợp này, sự tiếp xúc với máu (vốn là dịch tiết nguy cơ) sẽ gia tăng so với quan hệ ngoài kỳ kinh.
Video đang HOT
Điều sau cùng mà tôi muốn chia sẻ, theo khuyến cáo, mỗi cá nhân khi có hành vi quan hệ tình dục cho dù có sử dụng bao cao su vẫn nên có thói quen xét nghiệm HIV định kỳ, ít nhất mỗi năm một lần, nhằm đảm bảo sức khoẻ sinh sản cho bản thân.
Thân ái.
Theo VNE
Phòng tránh nhiễm bệnh ở nhà vệ sinh công cộng
Rất nhiều người lo sợ sẽ bị lây các bệnh qua đường tình dục từ toilet công cộng, nhưng thực ra các thiết bị văn phòng còn chứa nhiều vi khuẩn hơn các nhà vệ sinh tới 400 lần.
Chúng ta có thể bị lây bệnh từ nhà vệ sinh công cộng hay không? Rất may, câu trả lời là "có thể không" đối các bệnh qua đường tình dục (STDs).
Hầu hết các vi sinh vật gây bệnh STDs không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người, và bởi vì bộ phận sinh dục của một người không thể tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị trong nhà vệ sinh. Do đó, STDs không có khả năng lây truyền theo cách này. Trong thực tế, các thiết bị văn phòng điển hình còn chứa nhiều vi khuẩn hơn các nhà vệ sinh tới 400 lần bởi các thiết bị này ít được làm sạch thường xuyên.
Những bệnh có thể lây nhiễm từ nhà vệ sinh công cộng
Có nhiều loại vi trùng "cứng đầu" có thể tìm thấy trong nhà vệ sinh công cộng, bao gồm mọi thứ từ E. coli "bám" ở các vòi nước, máy sấy tay, máy rút giấy, nắm cửa... đến các bệnh nhiễm trùng từ các bệ toilet. Hãy luôn ghi nhớ điều này và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng một vài cách sau:
- Không dùng tay trần tiếp xúc các thiết bị và đồ dùng trong nhà vệ sinh, hãy tiếp xúc thông qua một miếng giấy vệ sinh hoặc giấy ăn.
- Nhanh chóng xả chất thải ngay sau khi bài tiết
- Rửa tay kỹ lưỡng (20-30 giây, bao gồm cả dưới móng tay) bằng xà phòng, hoặc sử dụng gel khử trùng tay nếu không có sẵn xà phòng
- Sử dụng khăn giấy để tắt vòi nước, kể cả với nắm cửa
Trong khi nguy cơ lây nhiễm STDs từ nhà vệ sinh công cộng là tối thiểu, thì nhiễm ký sinh trùng như giun kim và giun tròn lại có nguy cơ phổ biến, nhất là lây từ bệ toilet. có thể được truyền qua ghế nhà vệ sinh. Đối với tất cả các loại nhiễm trùng, vệ sinh tốt là cách bảo vệ tốt nhất. Bất kì ai cũng có thể làm lây kí sinh trùng trên tay của họ lên các bề mặt và các đồ dùng trong nhà vệ sinh và từ đó vô tình sẽ lây lan sang người khác. Vì vậy, rửa tay thường xuyên như vậy là chìa khóa để phòng ngừa.
Ngồi xổm trên toilet sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiều phụ nữ sợ bị lây nhiễm vi trùng trên bệ toilet trong nhà vệ sinh công cộng nên đã nghĩ ra cách đi vệ sinh bằng cách ngồi xổm trên toilet hoặc đứng lửng lơ không tiếp xúc trực tiếp xuống bề mặt toilet. Nhưng hình thức vệ sinh này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì nó cản trở việc bài tiết hết nước tiểu từ trong bàng quang, dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu và gây đau đớn. Hơn nữa, ngoài bệ toilet, bất kì bề mặt nào trong phòng này cũng có khả năng lây vi trùng. Nếu thực sự lo lắng đến vậy thì bạn có thể dùng giấy lau sạch chỗ ngồi và phủ giấy lên bề mặt toilet để ngồi sẽ tốt hơn là đi vệ sinh theo cách lửng lơ.
Nếu là phòng tắm ở nhà thì bàn chải đánh răng là một nguồn vi trùng đáng kể
Không có nhiều người quan tâm đến bàn chải đánh răng của mình. Trong khi các mặt trong phòng tắm hầu hết chứa các mầm bệnh và nhiễm khuẩn thì bàn chải đánh răng cũng khó tránh khỏi "chung số phận". Bàn chải đánh răng có thể lây nhiễm vi khuẩn từ miệng của người sử dụng, bàn chải đánh răng lân cận, và các đối tượng khác gần đó. Để giảm bớt vi trùng bàn chải đánh răng, hãy chú ý:
- Chọn bàn chải đánh răng có đầu màu sáng hoặc mờ (vì cáng tối màu thì càng tích nhiều vi trùng lên).
- Để mỗi bàn chải ở các vị trí khác nhau
- Mua một bàn chải đánh răng mới mỗi vài tháng và sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm.
- Không dùng chung bàn chải đánh răng.
- Đặt nắp xuống trước khi xả nhà vệ sinh nếu bàn chải đánh răng được lưu trữ gần đấy.
Theo VNE
Đừng để tủ lạnh thành nguồn lây nhiễm bệnh ngày tết Trong ngày tết, nhà nhà đều tận dụng tối đa diện tích trong tủ lạnh để chất chứa thực phẩm. Tuy nhiên bạn cần phải biết bố trí tránh đừng để tủ lạnh là nguồn lây nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Vừa ô nhiễm vừa hại máy Hàng ngày, đồ ăn thừa sau các bữa ăn được nhiều người để...