Sau khi tiêm vắc xin bị sốt hay không sốt thì tốt hơn?
Câu hỏi mà nhiều người dân đặt ra là: Sao cùng đi tiêm về mà có người bị sốt, có người không. Vậy sốt hay không sốt là tốt hơn? Có phải khi bị sốt thì cơ thể mới có miễn dịch?”
Sốt, đau nhức, chóng mặt, dị ứng, co giật hay bất cứ điều gì bất thường sau tiêm chủng đều được gọi chung là “ phản ứng sau tiêm chủng”.
Vắc-xin chính là cho hệ miễn dịch cơ thể “tập trận”. Nôm na chúng ta có thể hiểu: Vắc-xin được tạo ra từ kháng nguyên đã chết hoặc gần chết, các nhà khoa học làm cho “địch” là con virus vốn rất nguy hiểm trở nên mất khả năng “chiến đấu” hoặc “xé” một phần đặc trưng của nó, sau đó tiêm nó vào cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ nhận diện “kẻ địch” này theo đúng quy trình, tất nhiên, lúc này “kẻ địch” chỉ là xác chết hoặc đã suy yếu nên không có khả năng gây hại cho cơ thể.
Sốt từ đâu đến?
Trong não chúng ta cũng có một vùng, với tên gọi là “vùng hạ đồi. Chức năng của nó là để nhận biết và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, tầm trên dưới 37 độ C với người bình thường.
Khi cơ thể bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, chúng giải phóng ra một số hoá chất vào máu nhằm làm suy yếu cơ thể. Lúc này cơ quan “vùng hạ đồi” nhận lệnh có sự tấn công đe doạ cơ thể, nó sẽ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường, từ 37 độ C lên 39-40 độ C, thậm chí cao hơn, đó chính là sốt.
Sốt như một cơn dự báo chính xác về tình trạng nhiễm trùng của cơ thể, là báo động của cơ thể khi bị tổn thương. Như vậy, khi vắc-xin được tiêm vào, cơ thể cũng sẽ nhận diện nó với cơ chế tương tự như thế. Cơ thể nóng lên tức là hệ miễn dịch đang vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể của mình.
Vì sao có người sốt, có người không?
Nhưng khi hệ miễn dịch nhận diện “kẻ địch” và phản ứng sau tiêm chủng của mỗi người khác nhau. Vắc-xin sẽ tạo ra số lượng kháng thể nhất định nhưng khoảng thời gian tạo ra đủ theo kế hoạch sản xuất thì mỗi người sẽ khác nhau. Có thể sốt, có thể không, nhưng đích đến cuối cùng vẫn đảm bảo hiệu quả của vắc-xin.
Phản ứng sốt hay không sốt sau tiêm vắc-xin là do cơ thể mỗi người, nhưng hiệu quả của vắc-xin là như nhau.
Video đang HOT
Cơ thể sốt sau tiêm có nghĩa là hệ miễn dịch đang “nóng nảy” chiến đấu ác liệt với “kẻ địch”. Còn với người không sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch không chiến đấu, mà nó chiến đấu bằng cách nhẹ nhàng hơn.
Và dù có sốt hay không sốt, thì hệ miễn dịch đã nhận diện và sẽ đưa hình dáng của con “ SARS-CoV-2″ này vào danh sách tiêu diệt, để lần tới nếu con virus này xâm nhập cơ thể, thì hệ miễn dịch sẽ auto tiêu diệt.
Như vậy, sốt hay không sốt cũng mang lại hiệu quả miễn dịch tương đương nhau, hệ miễn dịch sẽ học được cách đánh để triển khai thế trận khi có “địch” xâm nhập cơ thể.
Tại Việt Nam, mấy hôm nay ca lây nhiễm có tăng nhưng số ca bệnh nặng và tử vong vẫn đang được khống chế rất tốt. Mỗi ngày chúng ta cũng được nghe tin vui bởi có nhiều người được tuyên bố khỏi bệnh. Đây là sự cố gắng và là nguồn động viên rất lớn của chính quyền và người dân… Vì thế chúng ta cần hiểu đúng, hiểu đủ để không hoảng loạn, nhưng cũng đừng chủ quan.
Đặc biệt là, khi đi tiêm chủng theo thông báo của cơ quan chức năng, người dân cần nhớ khai báo rõ tình trạng bệnh lý của mình khi khám sàng lọc, trong quá trình tiêm vẫn cần ghi nhớ thật kỹ và thực hiện tốt biện pháp 5K.
Chúng ta không nên đọc các nguồn thông tin không chính thống để rồi hoảng sợ. 5K vắc-xin – đó là “nỏ thần” để giữ thành trì chống dịch. Đừng chỉ trích, châm biếm, phàn nàn mà hãy hợp tác, cống hiến và tự giác.
Làm được như thế thì giặc nào mà chẳng tan?
Lý giải thú vị vì sao con người đổ mồ hôi nhiều trong những ngày nóng
Những ngày nắng nóng, con người đổ mồ hôi, làn da trở nên ướt dính và cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân do đâu thì không phải ai cũng biết?.
Tại sao con người đổ mồ hôi?
Đổ mồ hôi là cách tự nhiên để cơ thể duy trì nhiệt độ bên trong bình thường. Hệ thần kinh báo hiệu cho các tuyến mồ hôi kích hoạt khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Mồ hôi tạo ra độ ẩm trên da, khi bay hơi có hiệu quả làm mát cho cơ thể.
Trong những ngày nắng nóng gay gắt, cơ thể con người đổ mồ hôi. Đây là việc cơ thể làm để duy trì thân nhiệt thích ứng với điều kiện của thời tiết. Ảnh: Internet.
Báo Tri Thức & Cuộc Sống dẫn nguồn cục Quản lý Khí quyển và Đại dương (NOAA) cho hay vào những này nắng nóng, da của nhiều người sẽ trở nên ướt dính. Thậm chí, một số người cảm thấy việc hít thở cũng trở nên nặng nề. Các chuyên gia lý giải sự việc này liên quan đến độ ẩm trong không khí.
Những ngày nắng nóng khi độ ẩm càng cao thì cơ thể con người thoát nhiệt càng kém hiệu quả. Ngoài ra vào những ngày này độ ẩm trong không khí thấp hơn những ngày mưa. Vì vậy, con người thường đổ mồ hôi trên da khi thời tiết oi nóng.
Con người luôn giữ nhiệt độ trong khoảng 37 độ C trong bất kể thời tiết nào để các phản ứng sinh học trong cơ thể diễn ra bình thường.
Vào mùa Hè, khi nhiệt độ trở nên quá nóng, cơ thể mỗi người phải tự làm mát theo 4 cơ chế: Dẫn truyền nhiệt, đối lưu, bốc hơi và bức xạ. Theo đó khi nhiệt độ môi trường cao, cơ thể con người sẽ truyền ra các giọt mồ hôi đọng trên da, làm nóng chúng rồi bay hơi đi.
Mồ hôi có thể giúp con người giải tỏa khoảng 35% nhiệt lượng nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện: Uống bù nước liên tục để sinh mồ hôi và mồ hôi có thể bay hơi khỏi da nhanh chóng. Sau khi đổ mồ hôi qua da, chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
Những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi trời nắng nóng
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh do nắng nóng cao nhất. Người lớn cần cho trẻ uống đủ nước, trái cây, luôn để trẻ ở những nơi thoáng mát, không nên để trẻ ngồi một mình trên xe, một mình ở nhà hoặc gần cửa sổ đang mở.
Nên tắm hàng ngày để đối phó với tình trạng mồ hôi quá nhiều.
Người béo phì, người cao tuổi, người bị bệnh nằm liệt một chỗ và người bị đái tháo đường đều nhạy cảm với sức nóng, những người bị xơ cứng mạch máu sẽ trở nên nguy nan hơn khi trời nóng. Khi nhiệt độ cơ thể tăng thì hệ thần kinh trung ương phải làm việc vất vả hơn để điều tiết.
Cách giảm mồ hôi ra nhiều ngày nóng
Uống nhiều nước hàng ngày trước khi bạn khát, khi nóng quá không nên dùng rượu, cafe... Nên mặc quần áo thoáng, tránh ra đường giờ cao điểm nóng trong ngày từ 11h - 16h nếu có thể.
Muối và chanh tươi đánh bay mồ hôi. Ảnh: Internet.
Dầu dừa: Ngâm khoảng 10g long não trong một bát dầu dừa và bôi vào những vùng dễ bị đổ mồ hôi sau khi tắm. Để khoảng 45-60 phút. Sau đó rửa sạch với nước lạnh.
Muối: Để chữa đổ mồ hôi quá mức vào mùa hè, pha một thìa muối với nước chanh. Mát xa hai tay với hỗn hợp này để làm chậm hoạt động của các tuyến mồ hôi.
Khoai tây: Cắt khoai tây thành lát và chà chúng dưới cánh tay và các khu vực dễ bị đổ mồ hôi. Để khô trước khi mặc quần áo.
Nước cà chua: Uống một cốc nước cà chua mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa đổ nhiều mồ hôi trong mùa hè.
Nho: Chất chống oxy hóa tự nhiên trong nho giúp cân bằng nhiệt độ của cơ thể. Vì vậy, ăn nho hàng ngày có thể giúp bạn xử lý tình trạng ra nhiều mồ hôi.
Giấm: Uống hai thìa giấm tự nhiên và một thìa giấm táo là bài thuốc tuyệt vời để chữa chứng đổ mồ hôi nhiều.Uống hỗn hợp này 3 lần mỗi ngày khi đói, nửa tiếng trước hoặc sau bữa ăn sẽ giúp có kết quả như mong muốn.
Những dấu hiệu nhận biết phản ứng thông thường và nghiêm trọng sau tiêm vắc-xin Covid-19 Việc nhận biết phản ứng thông thường và nghiêm trọng sau tiêm phòng vắc-xin Covid-19 được Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra trong infographic dưới đây. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới WHO, giống như bất cứ loại vắc-xin nào, sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, người tiêm phải...