Rửa bát xong phải làm ngay việc này, chớ chủ quan kẻo rước bệnh vào người
Nhiều người thường có thói quen bỏ luôn rác vào bồn rửa, điều này dễ gây nên tình trạng ứ đọng, nước trong bồn rửa khó thoát xuống cống được do lượng rác quá nhiều.
Thông thường sau khi kết thúc bữa ăn, các chị em chỉ có thói quen thu dọn và rửa bát đĩa mà quên mất một thứ vô cùng quan trọng cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, đó là chậu rửa bát.
Chậu rửa bát nằm gần khu vực nấu bếp hàng ngày, chưa kể mọi hoạt động trong nhà bếp như sơ chế, lau rửa thực phẩm,… đều cần sử dụng đến chậu rửa bát. Vì vậy nếu không thường xuyên cọ rửa và vệ sinh, những vết bẩn, mảng bám hay vi khuẩn tồn tại trong chậu rửa bát vô tình sẽ là nguyên nhân gây bệnh cho cả gia đình.
Thay vì chỉ sử dụng xà phòng và nước để lau rửa chậu rửa bát, hãy áp dụng ngay những bước vệ sinh dưới đây để giữ chậu rửa bát nhà bạn luôn sạch bong, sáng bóng như mới, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Dọn dẹp sạch rác trong chậu rửa
Nhiều người thường có thói quen bỏ luôn rác vào bồn rửa, điều này dễ gây nên tình trạng ứ đọng, nước trong bồn rửa khó thoát xuống cống được do lượng rác quá nhiều. Vì vậy, việc đầu tiên trước khi muốn vệ sinh chậu rửa bát, bạn cần phải đổ hết rác và cặn bẩn trong rổ đựng rác của chậu rửa, kể cả những thứ rác nhỏ bám xung quanh chậu. Sau đó, sử dụng bàn chải đánh răng cọ rửa sạch những cặn bẩn bám trên rổ rác.
Cọ rửa chậu và thành chậu
Dù làm bằng chất liệu gì, inox hay sứ thì thường xuyên cọ rửa chậu rửa bát vẫn là việc hết sức cần thiết, tuy nhiên chỉ cọ rửa bằng nước sạch và xà phòng thôi chưa đủ để có thể “đánh bật” mọi vết bẩn và vi khuẩn trong chậu rửa. Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn sử dụng thêm miếng bọt biển hoặc miếng rửa bát làm từ sợi ráp.
Video đang HOT
Kết hợp miếng bọt biển cùng với nước rửa chén, xà phòng hay chất tẩy rửa chuyên dụng cho bồn rửa inox hay chất liệu inox sau đó chỉ cần đánh sạch các vùng bị bám bẩn. Đối với những ngóc ngách khó rửa, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng cọ kỹ để vết bẩn biến mất. Đừng quên cọ rửa cả vòi nước, tay cầm, hay những vị trí khác nữa nhé.
Ngoài ra, chị em cũng có thể sử dụng giấm trắng để tẩy rửa những vết cặn vàng cứng đầu bằng cách tẩm giấm trắng vào giấy vệ sinh hoặc chiếc khăn mềm mỏng, rồi đặt quanh những khu vực cần làm sạch trong 1-2 tiếng. Những vết bẩn cứng đầu sẽ “không cánh mà bay” nhanh chóng. Nếu nhà có rượu trắng, hãy sử dụng kết hợp chanh và rượu để loại bỏ những vết gỉ sét lâu ngày, để hỗn hợp trên bề mặt bồn rửa trong vài giờ thì những vết bẩn khó làm sạch nhất cũng phải “chịu thua”.
Khử trùng và thông cống chậu rửa
Sau khi đã cọ rửa sạch sẽ chậu rửa với các cách trên, việc quan trọng không kém đó chính là thông tắc cống cho chậu rửa. Để tránh tình trạng tắc hay nghẹt cống, hãy rắc một lượng vừa đủ bột baking soda (muối nở) vào bồn rửa, đặc biệt là cống thoát nước. Sau 5-10 phút, bạn đổ nước sôi vào cống thoát nước và toàn bộ chậu rửa, cống sẽ không còn tắc, mùi hôi không còn nữa mà chậu rửa đã được khử trùng sạch sẽ, sáng bóng.
Những đồ vật nên vệ sinh 1 tuần 1 lần nhưng ai cũng quên, có khi nửa năm không rửa
Bếp là nơi chế biến thức ăn cho cả gia đình mỗi ngày vì thế luôn cần được giữ sạch. Trong quá trình nấu nướng, dầu mỡ có thể bắn lên bệ bếp, đó là lí do bạn nên vệ sinh nhà bếp mỗi tuần một lần.
Sàn nhà tắm, chậu rửa mặt
Nhà tắm là nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn, nếu không được vệ sinh kỹ càng, đây có thể trở thành hang ổ của mầm bệnh. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên vệ sinh phòng tắm, đặc biệt là sàn phòng tắm và các bề mặt, chậu rửa,... một lần mỗi tuần.
Nên nhớ hãy tẩy rửa nhà tắm với nước tẩy rửa chuyên dụng bởi những sản phẩm này có sức mạnh đánh bay vi khuẩn hữu hiệu. Bên cạnh đó, hãy sắm dép riêng cho nhà tắm và giữ sàn khô ráo để tránh môi trường ẩm ướt làm vi khuẩn sinh sôi.
Bệ bếp, bồn rửa chén, đồ gia dụng
Bếp là nơi chế biến thức ăn cho cả gia đình mỗi ngày vì thế luôn cần được giữ sạch. Trong quá trình nấu nướng, dầu mỡ có thể bắn lên bệ bếp, đó là lí do bạn nên vệ sinh nhà bếp mỗi tuần một lần.
Những đồ gia dụng cũng là thứ nên được vệ sinh định kì với tần suất như trên. Bạn nên dùng nước rửa chén, nước tẩy rửa đa năng để việc vệ sinh những vật dụng này trở nên dễ dàng hơn.
Ga trải giường
Ga giường là thứ tiếp xúc trực tiếp và lâu dài đối với làn da. Đó là lí do bạn được khuyến cáo nên giặt giũ ga giường với nước giặt hoặc bột giặt mỗi tuần một lần nếu có thể.
Thậm chí bạn cũng nên thay mới ga giường khi chúng đã cũ, ngả màu. Một bộ ga trải giường sạch sẽ thơm tho sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
Sàn nhà bếp
Cũng như kệ bếp và đồ gia dụng trong nhà bếp, sàn nhà bếp cũng là nơi bạn nên chú ý lau chùi thường xuyên. Trong quá trình dùng bữa hằng ngày, những mẩu thức ăn vụn có thể rơi xuống sàn, hấp dẫn kiến và côn trùng.
Để tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn tụ tập ngay trong nhà bếp của mình, hãy vệ sinh sàn nhà bếp ít nhất mỗi tuần một lần với nước lau sàn.
Gương, mặt bàn, cửa kính
Mặt kính cũng là nơi dễ bám bẩn nhất, đôi khi vì chúng trong suốt nên bạn ít để ý điều này, tuy nhiên nhiều người cho rằng một chiếc gương sạch và sáng có thể giúp bạn trang điểm thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó, cửa kính cũng như mặt bàn bằng kính khi bám bụi bẩn rất mất thẩm mỹ. Thậm chí vi khuẩn từ những nơi đó cũng dễ dàng lây lan sang bạn khi tiếp xúc trực tiếp bằng tay. Vì vậy khoảng mỗi tuần một lần, nên vệ sinh các bề mặt bằng kính trong nhà với nước lau kính.
Áo quần
Bạn nên giặt quần áo khoảng ít nhất một tuần một lần hoặc hai đến ba ngày một lần đối với gia đình đông người. Việc để dồn áo quần thành từng đống lớn có thể gây khó khăn khi giặt giũ, đồng thời sẽ làm quần áo có nguy cơ mốc do mồ hôi cơ thể được ủ quá lâu, làm giảm độ bền của áo quần.
Những lần thực khách "tởn tới già" bởi cách phục vụ đồ ăn của các nhà hàng, trường hợp cuối xin phép miễn bình luận! Đi ăn nhà hàng không phải lúc nào cũng sang chảnh như mọi người nghĩ đâu! Từ lâu, cứ nhắc tới hai chữ "nhà hàng" thì ai cũng nghĩ ngay đến sự sang chảnh, xa hoa. Không chỉ vì có mức giá đắt hơn bên ngoài, đồ ăn ở đây thực sự cũng đạt đến đẳng cấp khác cả trong cách trang trí...