Rèn luyện khả năng xử lý tình huống cho trẻ lên 3
Để khả năng xử lý tình huống của trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ cần tạo cơ hội cho bé học hỏi những điều xung quanh thông qua những trò chơi hoặc bài tập kỹ năng phù hợp với độ tuổi.
Xử lý tình huống là khả năng đòi hỏi rất nhiều sự rèn luyện bởi vì đây là bước tổng hợp của tất cả các kiến thức mà trẻ thu thập được trong quá trình học hỏi gồm ba bước: Tập Trung, Ghi nhớ, Xử lý tình huống.
Khả năng tập trung sẽ giúp trẻ tiếp nhận toàn diện những thông tin cần thiết từ thế giới bên ngoài. Sau đó, Ghi nhớ sẽ đóng vai trò như một chiếc tủ lưu trữ những thông tin quan trọng này một cách có hệ thống trong trí não. Đây sẽ là những kiến thức quý giá được trẻ đưa ra phân tích, so sánh và xử lý những tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Để khả năng xử lý tình huống của trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ cần tạo cơ hội cho bé học hỏi những điều xung quanh thông qua những trò chơi hoặc bài tập kỹ năng phù hợp với độ tuổi. Nhiều người thường có tâm lý cho rằng con còn nhỏ chưa có khả năng phân tích hay giải quyết vấn đề, nhưng thực chất trẻ đã có thể tự xử lý những tình huống đơn giản ngay từ những năm tháng đầu đời. Các chuyên gia cũng khuyên cha mẹ sớm áp dụng những bài tập rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống cho con, nhất là vào độ tuổi lên ba – thời điểm trẻ làm quen với môi trường mầm non và những mối quan hệ xã hội ngoài gia đình.
Theo chuyên gia về trẻ nhỏ Ann Barbour từ trường đại học California, Los Angeles (Hoa Kỳ), nếu được tự giải quyết vấn đề của mình, trẻ sẽ phát huy tốt khả năng sáng tạo và tự tin vào bản thân. Trẻ ở độ tuổi này rất mong muốn được thể hiện bản thân và tự mình khám phá Vì thế, cha mẹ hãy để cho trẻ tự do làm mọi việc theo ý mình. Cha mẹ không nên quá vội vàng gợi ý hay giúp đỡ khi con gặp những khó khăn trong quá trình chơi đùa, hãy chờ đến lúc trẻ tự tìm ra giải pháp của mình và lên tiếng động viên, khen ngợi. Thứ quan trọng không phải là kết quả, mà chính là quá trình.
Để khơi gợi khả năng giải quyết vấn đề của trẻ, những câu hỏi mở là điều không thể thiếu. Hãy hỏi trẻ về những cách khác nhau để chơi cùng một thứ đồ chơi, hoặc giúp trẻ suy nghĩ về những hoạt động tiếp theo sẽ thực hiện với thứ đồ chơi đó. Ví dụ như “Tiếp theo con sẽ làm gì nào?” hay “Có cách nào khác không nhỉ?”… Việc động não suy nghĩ về nhiều mặt khác nhau của một vấn đề sẽ giúp trẻ sáng tạo, linh hoạt hơn, đồng thời có thể giúp cha mẹ phát hiện ra năng khiếu tiềm ẩn của con mình.
Video đang HOT
Khối lượng thông tin và nhu cầu suy nghĩ, phân tích của trẻ ở độ tuổi này là khá lớn, vì thế, trẻ cần có một trí não khỏe mạnh để có thể xử lý những thông tin này một cách tốt nhất.
Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ những dưỡng chất tốt cho trí não như ARA, Choline, Protein, Sắt, Kẽm, Iod, Acid Siallic, Taurine hay Vitamin nhóm B có nhiều trong thịt, cá, rau xanh đậm, ngũ cốc… và đặc biệt là DHA, dưỡng chất quan trọng cho trí não có nhiều trong các loại cá béo, dầu gan cá.
Theo Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, việc thiếu DHA có thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ. Cũng với những lý do thiết yếu như trên, tổ chức y tế thế giới FAO/WHO đã khuyến cáo các bậc phụ huynh nên bổ sung DHA theo hàm lượng đúng là 200mg cho phụ nữ mang thai, và 17mg DHA/100 kcal cho trẻ nhỏ và từ 75mg DHA một ngày cho trẻ 1 tuổi trở lên.
Xử lý tình huống là một khả năng rất cần thiết cho tương lai của trẻ, việc tự mình suy nghĩ và vượt qua được những thách thức đầu đời sẽ giúp bé hình thành sự tự tin vào bản thân. Khi lớn lên, với việc ý thức được khả năng của bản thân và những thành tựu đạt được qua từng thời kỳ, trẻ sẽ không ngần ngại khi đối diện những thử thách lớn hơn trong cuộc sống để theo đuổi mục đích và vươn đến thành công.
Bảo Châu
Theo Dân trí
Giúp trẻ tập trung để học tốt
Quy trình học hỏi của trẻ bao gồm 3 bước: Tập trung để đưa những thông tin quan trọng vào bộ nhớ, ghi nhớ để lưu trữ thông tin và khi gặp tình huống để phân tích hay xử lý thì trẻ sẽ mang những thông tin thích hợp ra sử dụng.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu giáo dục tại Hà Nội và TP.HCM vào tháng 5 vừa qua, hơn 80% trẻ tiểu học được xác định là còn thiếu nhiều kỹ năng thực hành xã hội và khả năng nhạy bén trong tư duy phân tích, giải quyết vấn đề, đặc biệt là thiếu linh hoạt trong xử lý các tình huống thực tế. Đây là một thực trạng đáng lo ngại đối với học vấn cũng như sự nghiệp tương lai của trẻ sau này. Vì thế, đã đến lúc các bậc phụ huynh cần thúc đẩy quá trình học hỏi thực tiễn của trẻ, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo.
Cha mẹ cần quan tâm rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ
Quy trình học hỏi của trẻ bao gồm 3 bước: Tập trung để đưa những thông tin quan trọng vào bộ nhớ, ghi nhớ để lưu trữ thông tin và khi gặp tình huống để phân tích hay xử lý thì trẻ sẽ mang những thông tin thích hợp ra sử dụng. Như vậy, sự tập trung là bước đầu tiên và thiết yếu trong quá trình học hỏi của trẻ. Độ tuổi cho trẻ đi học mẫu giáo là lúc lên 3, cũng là lúc bộ não của trẻ cũng đã phát triển đến 80% nên việc kích thích trí não hoạt động và làm việc là rất quan trọng để trẻ tăng cường khả năng học hỏi.
Theo tiến sĩ Teresa Aubele, và Susan Reynolds trên Psychology Today, chất béo là thành phần chủ yếu chiếm đến 60% trọng lượng của bộ não. Trong đó, DHA chiếm 20% trong não bộ, và 50% - 60%trong võng mạc mắt. Do đó, nếu càng được bổ sung hàm lượng đúng DHA, não bộ càng hoạt động hiệu quả và nhạy bén. Cũng vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới (FAO/WHO) đã khuyên cha mẹ bổ sung hàm lượng đúng DHA là từ 75mg/ngày đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên để tận dụng và phát huy tối đa khả năng tập trung, ghi nhớ và phân tích trong quá trình học hỏi của trẻ.
Dưỡng chất thiết yếu và môi trường là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ.
Khi trẻ đã có nền tảng trí não tốt, cha mẹ có thể bắt tay vào việc rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ. Quá trình rèn luyện này không phải là những bài học quá phức tạp mà chỉ cần cha mẹ chú ý điều chỉnh trong cách nuôi dạy hàng ngày. Theo Chuyên gia Sam Wass thuộc Trung tâm Phát triển Bộ não và Nhận thức tại Birkbeck (đại học London), cha mẹ nên giúp trẻ tập trung vào một mục tiêu nào đó trong những hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như cùng trẻ xem một quyển sách, hoặc cùng chơi một trò chơi nào đó. Trẻ cũng sẽ dễ dàng tập trung hơn nếu được tiếp xúc với những điều mà trẻ thích. Vì thế, cha mẹ cần khơi gợi sự hứng thú ở trẻ đối với những bài học cơ bản ở cấp mẫu giáo như tô màu, vẽ tranh hay đánh vần.
Hãy bên cạnh và giúp con trẻ tập trung vào những hoạt động hàng ngày
Làm việc và nghiên cứu với hơn 19,000 sinh viên hàng năm, Chuyên gia Sam Wass đã đi đến một kết luận: "Khả năng tập trung cần được kiểm soát và rèn luyện ngay khi trẻ còn nhỏ vì những trẻ có khả năng tập trung tốt hơn thường có khả năng học tập vượt trội hơn, đặc biệt là khi bước vào môi trường có tính học thuật cao như đại học." Do đó nhận thức đúng đắn của cha mẹ đối với chế độ dinh dưỡng và môi trường giáo dục sẽ giúp trẻ hình thành sự tập trung tốt để sẵn sàng tích lũy kiến thức và gặt hái thành công trong học tập cũng như sự nghiệp trong tương lai.
Bảo Châu
Theo Dân trí
5 bài tập rèn não mỗi ngày Việc tự đặt ra những thử thách, kích thích và luyện tập hiệu quả cả 5 nhóm chức năng của bộ não sẽ giúp sống khỏe, minh mẫn ngay cả khi tuổi tác đã nhiều. Ghi nhớ Ghi nhớ đóng vai trò thiết yếu hơn cả trong nhóm các chức năng tri giác, nó có trong những việc đọc, lập luận, tính toán....