Ráy tai cũng có tác dụng
Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng đảm đương một vai trò nhất định, kể cả những chất bài tiết.
Một trong những chất tiết luôn luôn tồn tại nhưng ít được để ý đến đó chính là ráy tai. Khi màu sắc của ráy tai thay đổi, hoặc bất thường có thể là một dấu hiệu báo động về tình trạng sức khỏe của cơ thể.
Ráy tai là một lớp chất tiết mỏng tích tụ trên da ống tai ngoài. Cơ thể tạo ra ráy tai từ các chất nhờn trong ống tai trộn lẫn với các tế bào đã chết đi, mồ hôi và bụi bẩn. Dưới tác động của lớp nhung mao trên bề mặt của tế bào tuyến, ráy tai sau khi hình thành sẽ di chuyển theo chiều từ trong ra ngoài, sau khi đến ống tai ngoài ráy tai sẽ có xu hướng tự khô rồi bong tróc ra ngoài. Lúc này, lớp ráy tai mới sẽ được hình thành ở ống tai để thay thế lớp ráy tai bị đưa ra ngoài.
Ráy tai được tạo thành từ chất béo và cholesterol, các thành phần này khiến ráy tai khi mới hình thành có màu vàng, hơi dính. Ráy tai đóng vai trò giống như một “vệ sĩ” giúp ngăn chặn vi khuẩn, vi nấm tấn công vào các tổ chức bên trong của ống tai ngoài, giảm thiểu sự đe dọa đến thính giác của con người. Ngoài ra, ráy tai ở một mức độ vừa phải có chức năng bôi trơn giúp cho sóng âm thanh truyền đi dễ dàng, ngăn chặn côn trùng nhỏ, bụi bẩn… xâm nhập vào bên trong tai.
Ráy tai giữ vai trò bảo vệ ống tai.
Vì sao có ráy tai khô, ráy tai ướt?
Ráy tai hình thành là một quá trình tự nhiên của cơ thể, tính chất có thể thay đổi tùy theo cơ địa, chủng tộc, môi trường, lứa tuổi và chế độ ăn uống. Ráy tai khô hay ráy tai ướt còn tùy thuộc vào hoạt động của tuyến ráy tai ở từng người khác nhau. Ráy tai ướt hoặc khô có thể do gene di truyền quyết định. Cho dù ở trạng thái khô hay ướt thì ráy tai đều giữ vai trò bảo vệ ống tai.
Các dấu hiệu bất thường của ráy tai
Ráy tai ẩm ướt hơn và xuất hiện mùi hôi: Là triệu chứng của bệnh viêm tai giữa, đó là ráy tai có mùi hôi. Dấu hiệu này cho biết tai có thể đã bị nhiễm trùng hoặc bị tổn thương tai giữa, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng viêm tai giữa mạn tính.
Video đang HOT
Ráy tai có máu khô: Hiện tượng này báo động về vấn đề như bị xước bên trong tai gây ra máu hoặc màng nhĩ thủng, khi đó nên đi kiểm tra ngay, tuyệt đối không nên xem thường.
Ráy tai chảy nước và có màu xanh: Nếu cơ thể chảy nhiều mồ hôi, nước tiết ra từ lỗ tai có thể là do mồ hôi đã chảy vào tai, hòa lẫn với ráy tai rồi chảy ra ngoài. Trong trường hợp không chảy mồ hôi, nhưng ráy tai lại rất ẩm ướt và có màu xanh lá cây hoặc có vàng đậm thì có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm khuẩn tai.
Khi ráy tai quá nhiều và quá ít
Tiết quá nhiều ráy tai: Nếu vệ sinh ráy tai quá thường xuyên thì não sẽ nhận được phản hồi và phát ra tín hiệu để sản xuất nhiều ráy tai hơn nữa. Điều này không hẳn là tốt vì đây có thể là nguyên nhân dễ gây nhiễm trùng tai và các biến chứng.
Mặt khác tình trạng căng thẳng, suy nghĩ tập trung cao độ cũng đẩy mạnh quá trình sản xuất ráy tai, cơ thể sản xuất nhiều mồ hôi còn khiến ráy tai hình thành dễ dàng hơn. Không loại trừ nguyên nhân bệnh lý, những người bị nhiễm trùng tai hoặc mắc các khuyết tật trong tai… cũng có thể gây ra tích tụ nhiều ráy tai, ảnh hưởng đến hoạt động của tai. Do đó, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay nếu phát hiện có quá nhiều ráy tai một cách bất thường.
Không có ráy tai: Nếu ráy tai đột nhiên biến mất, không còn sản sinh nữa thì có thể đang mắc phải một bệnh lý rất hiếm và không rõ nguyên nhân, gọi là tình trạng tích tụ keratin ở ống tai. Hiện tượng này được miêu tả là: thay vì tự di chuyển ra tai ngoài, ráy tai lại tích lũy bên trong tai cho đến khi tai xuất hiện một nút cứng.
Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức tai, có thể bị sốt, nếu ráy tai tích tụ đầy quá còn khiến tai sưng viêm. Khi đó, cần đến bác sĩ chuyên khoa để xử lý. Tuyệt đối không tự ý tìm mọi cách để lấy ráy tai ra vì việc làm này có thể gây nguy hiểm tai.
Màu ráy tai tiết lộ tình trạng sức khỏe
Màu sắc và tình trạng ráy tai có thể thay đổi khi bạn mắc một số loại bệnh hoặc có lối sinh hoạt chưa phù hợp.
Cơ thể tạo ra ráy tai từ các chất nhờn trong ống tai, trộn lẫn với các tế bào đã chết, mồ hôi và bụi bẩn. Theo các bác sĩ Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, chúng ta có thể dựa vào màu sắc, tình trạng ráy tai để phán đoán một số vấn đề sức khỏe.
Ráy tai vàng đậm, hơi ướt và dính
Đây là tình trạng chung của ráy tai ở người trưởng thành, thể hiện rằng cơ thể khỏe mạnh. Ráy tai ướt, dính giúp giữ tai không bị khô và ngăn chặn bụi bẩn xâm nhập vào bên trong.
Ráy tai màu vàng nhạt
Màu vàng nhạt thường là màu ráy tai của trẻ em. Lúc nhỏ, chúng ta thường có nhiều ráy tai hơn. Càng lớn, lượng ráy tai càng giảm.
Ráy tai có màu xám
Nếu ráy tai có màu xám nhưng ẩm là tình trạng bình thường. Đó là kết quả của quá trình đào thải tự nhiên. Tuy nhiên, nếu ráy tai màu xám mà khô, giòn, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh chàm.
Ráy tai - Hình minh họa
Ráy tai đột nhiên có màu đậm hơn so với thông thường
Ráy tai màu đậm hơn so với thông thường cho thấy cơ thể bạn đang đổ nhiều mồ hôi hơn. Bạn nên kiểm tra lại môi trường xung quanh, có sự điều chỉnh hợp lý để tránh xảy ra các ảnh hưởng không đáng có với sức khỏe.
Ráy tai màu tối, đóng thành các mảng dày
Ráy tai tiết ra nhiều hơn, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn là các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều này. Nếu để tiếp diễn, ráy tai có thể làm chặn ống tai và khiến bạn khó khăn trong việc nghe. Để cải thiện vấn đề trên, nên vệ sinh tai cẩn thận và đều đặn, uống nhiều nước hơn.
Ráy tai khô, trắng đục
Tình trạng này không đáng lo lắng, thậm chí còn đáng mừng bởi những người có ráy tai kiểu này thường ít bị mùi cơ thể hơn so với những người khác.
Ráy tai có màu nâu, đen
Ráy tai màu nâu, đen thường do ráy tai tiết ra nhiều hơn. Bạn nên thay đổi lại cách sinh hoạt, có lối sống khoa học hơn sẽ cải thiện được tình trạng trên.
Ráy tai lỏng, chảy ra phía ngoài
Ráy tai quá lỏng, chảy ra ngoài có thể do lười vệ sinh tai, tai bị viêm, màng nhĩ có vấn đề... Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn
Ráy tai có lẫn máu khô
Điều này cho thấy bên trong tai của bạn xảy ra vấn đề như bị xước, ra máu, màng nhĩ thủng... Đây là dấu hiệu nguy hiểm, cần tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra ngay.
Suy giảm chức năng nghe, nghe kém có đáng lo ngại? Nguyên nhân nào dẫn đến suy giảm chức năng nghe? Sự khác nhau giữa "nghe kém" do bệnh lý ở tai ngoài, tai giữa hay tai trong là gì? Nghe kém là sự suy giảm chức năng nghe, gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển về ngôn...