Rau muống thanh nhiệt, giảm béo nhưng cần lưu ý cách ăn
Rau muống chứa nhiều vitamin bổ dưỡng nhưng ăn nhiều không tốt cho thận.
Thời tiết mùa hè nóng bức, bát canh rau muống vắt chanh hay đĩa rau muống xào tỏi thơm lừng giúp đưa cơm hơn. Không chỉ khiến bạn có cảm giác ngon miệng, rau muống còn đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, rau muống là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Đây là loại rau rất ít calo (19 calo/100mg) và chất béo trong khi lại chứa nhiều vitamin. Trong 100g rau có 6.600 IU vitamin A (gấp đôi nhu cầu hằng ngày), 55mg vitamin C (92% nhu cầu hằng ngày).
Rau muống có thể chế biến nhiều món ngon nhưng bạn cần tránh ăn rau sống. Ảnh: Shutterstock
Bác sĩ Zhang Yuqin, Bệnh viện Đa khoa Cathay Hsinchu (Đài Loan), chia sẻ rau muống vốn có nhiều vào mùa hè là món phổ biến của các gia đình. Loại rau này mang lại những lợi ích sau cho sức khỏe:
Thanh nhiệt, giảm nóng: Rau muống có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu.
Loại bỏ phù nề: Kali trong rau muống thúc đẩy thận bài tiết nước dư thừa và chất thải trong qua trình trao đổi chất, có tác dụng lợi tiểu, từ đó góp phần loại bỏ phù nề.
Kiểm soát cholesterol: Rau muống chứa chất xơ hòa tan, có thể hỗ trợ kiểm soát mức cholesterol, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngăn ngừa thiếu máu: Rau muống giàu axit folic (vitamin B9), ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi và thiếu máu, thích hợp cho phụ nữ mang thai. Loại vitamin này còn góp phần nâng cao thể lực, tăng cường trí nhớ, giúp cơ thể sản xuất, bảo vệ các tế bào mới, ngăn ngừa sự thay đổi ADN dẫn tới nguy cơ ung thư. Thành phần của rau muống chứa nhiều sắt (21% nhu cầu mỗi ngày) rất có lợi cho người thiếu máu.
Tốt cho xương: Cứ 100g rau muống cung cấp khoảng 100mg canxi. Đây là khoáng chất rất cần cho sự phát triển xương và răng của trẻ cũng như bảo vệ bà bầu khỏi chứng loãng xương sau khi sinh.
Video đang HOT
Hỗ trợ tiêu hóa: Lượng chất xơ trong rau muống nhiều gấp đôi bắp cải, có tác dụng hỗ trợ nhu động đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, góp phần điều trị những vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
Theo Hội đồng Dinh dưỡng Quốc gia Philippines, lượng chất dinh dưỡng trong rau muống gần ngang bằng với sữa, chuối và cam.
Rau muống chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Fosacha
Mặc dù rau muống có những lợi ích nêu trên nhưng bác sĩ Zhang Yuqin khuyến cáo người dân không ăn quá nhiều, đặc biệt là những người mắc bệnh thận. Rau muống giàu kali và chứa oxalate, có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận khi ăn nhiều.
Ngoài ra, người dân không ăn rau muống sống do một số lượng lớn rau được trồng tại ao hồ – môi trường chứa nhiều loại ký sinh trùng có thể gây đau bụng, khó tiêu, ngộ độc. Một số người trồng rau sử dụng hóa chất để ngăn ngừa sâu bệnh, kích thích cây phát triển xanh non. Bởi vậy, rau cần được rửa sạch nhiều lần, có thể ngâm nước muối trước khi nấu. Cần luộc chín, xào kỹ rau trước khi ăn.
Theo kinh nghiệm dân gian, những người có vết thương ngoài da, mới phẫu thuật không ăn rau muống để tránh nguy cơ sẹo lồi.
Loại rau rẻ bèo hương vị 'đồng quê' Việt Nam, sang Mỹ giá đắt gấp hàng chục lần
Là một loại rau có hương vị 'đồng quê' Việt Nam nhưng ở một số bang ở Mỹ có những quy định nghiêm ngặt liên quan đến việc trồng và mua bán loại rau này.
Loại rau ở Việt Nam rẻ bèo, sang Mỹ đắt gấp nhiều lần
Rau muống là loại thực phẩm quen thuộc với mọi gia đình Việt. Đặc biệt, món rau muống xào tỏi xanh giòn có mùi vị đặc biệt hấp dẫn. Không chỉ ngon, rau muống còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Thông thường ở các chợ truyền thống ở Việt Nam rau muống được bán giá rất rẻ dao động từ 5.000 đồng- 10.000 đồng/bó.
Là một loại rau phổ biến giá rẻ ở Việt Nam nhưng ở Mỹ, giá của nó có thể gấp hàng chục lần và có những quy định nghiêm ngặt về trồng và mua bán. Đặc biệt, khi cộng đồng người châu Á di cư đến Mỹ, nhu cầu ăn loại rau này đã tăng lên.
Đáng chú ý tại một số bang ở Mỹ, như Georgia, rau muống đã bị cấm từ những năm 1970 vì tính chất xâm lấn của nó.
Rau muống có khả năng phát triển mạnh mẽ và tiêu thụ nhiều nguồn nước, gây hại cho môi trường địa phương. Các quy định nghiêm ngặt về trồng rau muống tồn tại ở nhiều bang miền Nam như Florida, Texas và Georgia.
Ở Florida, rau muống phải được trồng trong nhà kính và thu hoạch trước khi vận chuyển. Tại Georgia, rau muống đã bị cấm trong thời gian dài, và người dân đã phải mua rau từ các bang khác như Florida và Texas.
Mặc dù lệnh cấm đã được gỡ bỏ vào cuối tháng 3 năm nay, quy định vẫn còn về việc cắt gốc rau muống khi bán để đảm bảo không thể trồng tiếp. Nhà chức trách cũng đang xem xét việc cấp phép cho việc trồng rau muống theo quy định của ủy ban nông nghiệp bang.
Thông tin trên Tri Thức & Cuộc sống, sau lệnh cấm được dỡ bỏ, rau muống tại Georgia đã trở lại với giá khoảng 6 USD/kg (gần 150.000 đồng), tuy vẫn thấp hơn so với giá ở các bang khác, nhưng nhu cầu đã tăng đáng kể.
Rau muống được bán với giá rất đắt đỏ ở Mỹ.
Những lợi ích tuyệt vời của rau muống, không phải ai cũng hay
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g rau muống chứa 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie...
Mặc dù là loại rau bình dân và rẻ tiền ở Việt Nam nhưng nó cũng đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Loại rau này cũng cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, A... những người cao tuổi ăn rau muống ngày 2 bữa có não trẻ hơn 5 năm và ít bị suy giảm tinh thần hơn 40% so với những người ăn ít rau muống.
Đặc biệt, trong rau muống cũng chứa hàm lượng canxi cao tốt cho những người bị loãng xương và huyết áp thấp. Ngoài ra, trong rau muống còn chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2... Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt.
Không chỉ vậy trong ngọn rau muống, có một chất giống như insulin nên những người bị đái tháo đường có thể ăn 5 - 10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Chỉ với bó rau muống bạn có thể chế biến được nhiều món ngon.
Rau muống tuy giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Sau đây là những người không nên ăn rau muống để gìn giữ sức khỏe.
- Người hệ tiêu hóa yếu: Nhiều người ăn rau muống mà không để ý đến ký sinh trùng sán lá tên Fasciolopsis buski thường có trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn rau sống hoặc nấu chưa chín. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, loại ký sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng.
- Người đang có vết thương: Thông tin trên Kinh tế & Đô thị, với những người đang có vết thương trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích sinh tế bào gây sẹo, làm xấu da. Thậm chí, sẽ khiến cho chỗ da mới mọc bị ngứa nhiều hơn. Vì thế, chỉ nên ăn rau muống khi vết thương đã khỏe hẳn, da đã lành lại mà thôi.
- Người mắc bệnh gout, sỏi thận: Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống. Do đó, khi thấy có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống, bạn cần ngưng lại ngay.
- Người mắc bệnh viêm khớp: Không may bạn đang gặp tình trạng thường xuyên đau nhức xương khớp thì không nên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày. Những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi.
- Người đang uống thuốc Đông y: Trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thì không nên ăn rau muống. Bởi những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi.
- Những người đang có vết thương trên da: Nhóm người này cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích sinh tế bào gây sẹo, làm xấu da.
Được ví là vị thuốc hạn chế sưng viêm và tiểu đường, rau này dễ trồng như cỏ Rau dền được trồng khá nhiều ở nước ta. Ngoài việc là loại rau ăn hàng ngày, trong y học cổ truyền, rau dền được biết tới như nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh, đặc biệt trong việc hạn chế sưng viêm, bệnh tiểu đường, thiếu máu... Rau dền là loại dễ trồng và có nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể....