Răng sinh ba – dị dạng răng hiếm gặp
Một nữ bệnh nhân 36 tuổi ở Khánh Hòa vừa được các bác sĩ phẫu thuật lấy cụm răng sinh ba ngầm nằm sâu trong xương hàm, sát với bó mạch thần kinh răng dưới.
Cách nay khoảng 2 tháng, bệnh nhân đến khám với mong muốn nhổ chân R16,46 và tư vấn phục hồi lại các răng mất để cải thiện chức năng ăn nhai. Bệnh nhân không đau nhức hay có bất cứ biểu hiện triệu chứng gì ở xương hàm.
Qua thăm khám và chụp phim X-quang kiểm tra, các bác sĩ đã phát hiện tổn thương ở vị trí chân răng hàm dưới bên phải. Tổn thương là một khối cản quang có nhiều thùy, nằm ở vị trí chân R46, có hình dạng giống các chiếc răng và nằm sát với ống thần kinh răng dưới. Bệnh nhân được cho chỉ định chụp phim cắt lớp CT scan để khảo sát tổn thương và các cấu trúc xung quanh như chân răng cối nhỏ sát bên và ống thần kinh răng dưới ở bên dưới.
Bệnh nhân được tư vấn giải thích phẫu thuật để lấy trọn tổn thương, với các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh răng dưới, có thể gây tê môi dưới cùng bên. Sau đó, do quá lo lắng, bệnh nhân vào TP.HCM để điều trị. Tuy nhiên, sau khi khám tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM, các bác sĩ đã tư vấn bệnh nhân quay lại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa và phẫu thuật tại đây.
Các bác sĩ Khoa Răng hàm mặt của bệnh viện phối hợp cùng đoàn chuyên gia phẫu thuật của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM đã phẫu thuật thành công lấy trọn khối răng ngầm, kèm nhổ bỏ các chân R16,46 nhiễm trùng, bảo tồn thần kinh răng dưới cùng bên.
Video đang HOT
Sau phẫu thuật, bệnh nhân ổn định, không tê môi. Bệnh nhân đã xuất viện và được hẹn tái khám để phục hồi lại các răng đã mất, cải thiện chức năng ăn nhai và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo bác sĩ Nguyễn Đức Tuấn, Trưởng Khoa Răng hàm mặt, răng sinh ba là một loại dị dạng răng, dạng “răng trong răng” rất hiếm thấy. Trên thế giới chỉ ghi nhận vài trường hợp 3 chiếc răng dính nhau. Dị dạng răng trong răng (hay còn gọi là răng dung hợp) này xuất hiện do rối loạn trong quá trình hình thành và phát triển mầm răng.
Răng cửa bên hàm trên (răng thứ hai phía trước hàm trên) và răng cối lớn hàm dưới (răng phía sau hàm dưới) thường xuất hiện dị dạng “răng trong răng” này.
Phần lớn các dị dạng này thường xảy ra ở 1 răng, hoặc dị dạng hiếm hơn dưới dạng răng sinh đôi (hay còn gọi là răng dung hợp, răng trong răng). Trường hợp bất thường răng sinh ba được xem là lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam, dưới dạng 3 chiếc răng dính chùm lại với nhau.
Theo VTV
Cứu sống cụ bà bị tổn thương nặng 3 nhánh mạch máu nuôi tim
Ngày 1.9, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết bệnh viện này vừa thực hiện thành công phương pháp can thiệp qua da bằng stent mạch vành có màng bao phủ, qua đó cứu sống một bệnh nhân bị tổn thương nặng ba nhánh mạch máu nuôi tim.
Hình chụp mạch phình trước khi can thiệp và kíp bác sĩ thực hiện
Đồng thời bệnh viện còn vận động các nhà hảo tâm, hỗ trợ kinh phí điều trị hoàn toàn miễn phí cho bệnh nhân.
Bệnh nhân là P.T.H (76 tuổi, ở thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) vào BVĐK tỉnh Khánh Hòa trong tình trạng đau ngực trái, tiền sử tăng huyết áp, rối loạn lipid máu với chẩn đoán ban đầu: đau thắt ngực không ổn định.
Sau khi làm các cận lâm sàng, chụp mạch vành qua da, kết quả cho thấy bệnh nhân bị tổn thương nặng ba nhánh mạch vành (mạch máu nuôi tim), đặc biệt trong đó có một nhánh mạch máu tổn thương phình rất lớn (kích thước phình 8x10x14mm) có nguy cơ vỡ, khả năng gây tử vong cao cho bệnh nhân.
Khoa Can thiệp tim mạch của bệnh viện quyết định can thiệp cấp cứu mạch máu phình lớn bằng stent có màng bao xung quanh stent (gọi là Covered stent, kích thước 2,5-20 mm). Sau can thiệp, sức khỏe bệnh nhân ổn định, khi chụp mạch vành kiểm tra không thấy hình ảnh phình, dòng máu lưu thông tốt.
Phó giáo sư, tiến sĩ Huỳnh Văn Thưởng - Phó giám đốc BVĐK tỉnh, người trực tiếp can thiệp điều trị cho biết: đây là trường hợp phình mạch vành lớn đầu tiên bệnh viện gặp phải. Phình mạch vành là khi đoạn mạch tổn thương phình có đường kính lớn hơn đoạn mạch thông thường từ 1,5 đến 2 lần. Nguyên nhân thường gặp là do: xơ vữa mạch, tổn thương mạch trong bệnh Takayasu (viêm động mạch vành) và Kawasaki (sưng viêm các mạch máu nhỏ và vừa), bẩm sinh, can thiệp mạch vành.
Bệnh lý phình mạch vành rất ít gặp, chiếm tỷ lệ 0,3- 4,6%, bệnh nhân chụp mạch vành, thường không có triệu chứng. Ở một số trường hợp có triệu chứng đau thắt ngực, tràn máu màng tim gây chèn ép tim cấp, suy tim. Biến chứng hay gặp là hình thành huyết khối trong lòng mạch máu phình, huyết khối trôi ra gây thuyên tắc ở đoạn xa tạo thành nhồi máu cơ tim, nguy hiểm nhất là vỡ phình mạch, dẫn tới bệnh nhân sẽ tử vong do tình trạng chèn ép tim cấp.
Được biết, can thiệp mạch vành qua da được Khoa Can thiệp Tim mạch thuộc BVĐK Khánh Hòa triển khai nhiều năm và đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật phức tạp trong can thiệp, qua đó, đã điều trị và cứu sống hàng trăm bệnh nhân.
Riêng trường hợp bệnh nhân P.T.H, bên cạnh cứu sống được bệnh nhân, khoa còn vận động các nhà hảo tâm, hỗ trợ kinh phí điều trị hoàn toàn miễn phí cho bệnh nhân.
Theo thanhnien
Cảnh giác rối loạn mọc răng vĩnh viễn ở trẻ Cha mẹ thấy con thay răng sữa từ 2 tháng trở lên mà chưa mọc răng vĩnh viễn, thì cần cho trẻ đi khám nha khoa để kịp thời xử lý. Răng mọc ngầm lâu ngày khiến trẻ em gặp vấn đề rối loạn mọc răng vĩnh viễn. Nghiêm trọng hơn, chậm mọc răng vĩnh viễn gây ra hiện tượng bội nhiễm, ảnh...