Rán đậu, đừng cho luôn vào chảo, làm thêm 2 bước này đậu vừa giòn lại không vỡ nát
Muốn rán đậu ngon, đừng cho vào chảo ngay mà thêm 2 bước nữa,
Hóa ra, chỉ cần nhớ thực hiện 2 bước này trước khi rán đậu, đậu sẽ giữ được độ giòn ngon, vàng ươm lại không sát chảo.
Đậu phụ là một trong những loại thực phẩm rẻ tiền nhưng được rất nhiều người yêu thích vì có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đậu phụ có thể ăn trực tiếp, chiên, rán, sốt… hoặc kết hợp với nhiều thực phẩm khác để cho ra các món khác nhau.
Một trong những phương pháp quen thuộc mà nhiều người thích nhất khi chế biến đậu phụ đó là rán.
Đậu rán giản dị nhưng chấm với nước tương hoặc nước mắm chua cay mặn ngọt, cảm nhận độ mềm trong giòn ngoài của đậu, mùi thơm nhẹ nhàng cũng khiến nó trở thành món ngon khó cưỡng. Đậu rán quen thuộc là vậy nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa biết cách rán đậu, làm đậu vỡ nát, sát chảo, không vàng giòn.
Đầu bếp cho rằng, sai làm là do nhiều người thường cắt đậu xong cho vào rán đậu luôn với chảo thường, làm nó sát chảo. Muốn rán đậu ngon, đừng cho vào chảo ngay mà thêm 2 bước nữa, vậy đó là 2 bước gì, các bạn hãy tham khảo cách làm dưới đây của đầu bếp nhé:
Chuẩn bị rán đậu
Cách rán đậu
Đầu bếp chia sẻ, khi rán đậu, cần nhớ 2 bước:
Thứ nhất: Thấm khô đậu
Đậu phụ mua về, rửa sạch một chút, vì bề mặt chắc chắn sẽ có bám chút bụi bẩn. Sau khi rửa xong nhớ dùng khăn giấy bếp thấm khô nước trên đó rồi thái miếng vừa ăn, để rán không dễ bị dính chảo, không bị bắn dầu trong quá trình rán. Hơn nữa đậu khô thì cũng sẽ giòn hơn.
Thứ 2: Rắc muối
Video đang HOT
Sau khi đổ dầu vào chảo, bạn đừng vội cho đậu phụ vào mà hãy rắc một ít muối vào chảo dầu trước. Sau khi rắc đậu phụ vào chúng ta sẽ tiến hành rán đậu phụ, để đậu phụ không dễ nát, không dễ dính chảo.
Cách rán đậu cụ thể như sau:
Muốn rán đậu phụ giòn ngon thì phải chọn đậu phụ săn chắc.
Rửa sạch đậu phụ một chút, sau đó chuẩn bị một vài miếng giấy bếp để lau ẩm trên bề mặt. Sau khi lau sạch, chúng ta cắt thành từng lát vừa để rán, có thể dày hơn một chút và để riêng.
Ngay sau đó bắc nồi lên và đun nóng dầu, sau khi dầu nóng thì rắc một ít muối vào. Sau khi rắc muối không chỉ đảm bảo đậu không bị vỡ và dính chảo mà còn giúp đậu phụ đậm đà hơn. Dùng tay để lên trên chảo để cảm nhận nhiệt độ của dầu một chút, khi ấn vào thấy hơi nóng có nghĩa là nhiệt độ dầu đã ổn, lúc này ta cho từng viên đậu vào rán.
Sau khi cho đậu vào nhớ để lửa nhỏ nhất, để lửa lớn quá chả chiên qua sẽ dễ bị cháy. Đừng vội lật đậu. Chiên một lúc để cho mặt dưới định hình thì ta lật mặt lại rồi chiên tiếp mặt còn lại, sau khi chiên vàng giòn đều hai mặt thì bạn cho đậu ra đĩa.
Chúc các bạn thành công!
Bí quyết xương máu khi mua đặc sản làm quà
Đặc sản Việt Nam làm quà phong phú vô cùng. Làm sao mua được đặc sản vùng miền làm quà: đúng là đặc sản, ngon,..
không mất tiền "ngu". Xem ngay kinh nghiệm "xương máu" dưới đây.
Tìm hiểu trước danh sách đặc sản vùng miền mua làm quà.
Tôi đã nhận được rất nhiều lời than vãn từ bạn bè rằng: "Mua món ăn đặc sản vùng miền làm quà mang về đến nhà thì biết đây không phải là đặc sản vùng miền đó thật". Vấn đề mua đặc sản về làm quà chỉ giống "cái tên" nhưng "nội dung" bên trong thì không giống bản gốc, chính tôi cũng không ít lần gặp phải.
Mỗi món ăn đặc sản vùng miền đều có nét đặc trưng riêng.
Để tránh được vấn đề này, bạn nên tìm hiểu "Đặc sản là gì? Hiểu đúng đặc sản Việt Nam để chọn đúng, mua đúng ". Sau đó, bạn nên tìm hiểu nơi bạn du lịch có những đặc sản vùng miền làm quà gì và điểm nổi bật đặc trưng của đặc sản đó như nào. Với cách tìm hiểu trước các thông tin, bạn có thể nhận biết mua được đặc sản Việt Nam làm quà chuẩn, chất lượng.
Ví dụ: Cốm làng Vòng là món ngon đặc sản Hà Nội. Được làm từ hạt cốm non, tròn mẩy, có màu xanh tươi và được bọc bởi tấm lá sen buộc lại bằng sợi rơm nếp. Thưởng thức cốm có vị ngọt dịu dàng, dẻo bùi, mềm thơm.
Cốm làng Vòng là đặc sản Hà Nội mang nét đẹp truyền thống.
Một số đặc sản vùng miền Việt Nam làm quà như:
Đặc sản Hà Nội mua làm quà như: Bánh chè lam, Cốm làng Vòng, Giò chả Ước Lễ, Trà sen Hồ Tây, Bánh tôm Tây Hồ, Lạc rang húng lìu Bà Triệu, lụa Hà Đông,...
Đặc sản Sài Gòn mua làm quà tặng như: cơm cháy Chà Bông, Khô cá dứa, Hạt điều tươi rang củ, Bông lan cuộn trứng muối trà bông,...
Đặc sản Nha Trang làm quà tặng như: Bánh tráng xoài Nha Trang, Chả cá, Muối ớt chanh, Yến sào, Cá Ngựa khô,....
Đặc sản Việt Nam: Làm sao tìm được địa chỉ mua uy tín?
Trước khi mua đặc sản của vùng miền về làm quà bạn nên tìm hiểu các địa chỉ mua uy tín tại địa phương đó. Nhờ vậy, bạn có thể chắc chắn hơn về chất lượng và có quà đặc sản vùng miền chính gốc.
Tránh mua đặc sản vùng miền làm quà trùng với đặc sản quê mình.
Hiểu "Đặc sản là gì?" thì đặc sản Việt Nam ở một số vùng miền có thể giống nhau.
Trong một lần đi du lịch ở Nha Trang, mình tốn cả triệu mua mực 1 nắng - đặc sản Nha Trang làm quà cho "ông bà bu" (bố mẹ). Mang về tặng, bị ông bà mắng cho một trận vì quê Nam Định cũng có đặc sản mực 1 nắng lại mua về làm quà. Trong khi đó ở quê có mấy trăm nghìn 1kg, mua đắt quá ông bà bu còn không dám ăn. Muốn mang đặc sản, món ăn ngon nơi khác về biếu cho ông bà bu vui ai ngờ quê mình cũng có. Vừa mất tiền lại còn bị la.
Đặc sản quê mình cũng có thì không nên mua.
Đặc sản vùng miền mua làm quà phù hợp với người nhận.
Người tặng luôn mong người nhận sẽ vui vẻ và thích món quà.
Dù tặng quà gì thì chúng ta vẫn luôn mong người nhận sẽ vui và thích món quà được tặng. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các đặc sản vùng miền phù hợp với sở thích của từng người. Với những người không ăn được cay, bạn nên lựa chọn các đặc sản không có vị cay hoặc ít cay, như: thịt trâu gác bếp Tây Bắc, bánh pía Sóc Trăng, mắm Phú Quốc, rượu sim Phú Quốc,... Còn với những người thích trưng bày, bạn có thể lựa chọn: gốm Bát Tràng Hà Nội, lụa Hà Đông, Nón Lá Huế,...
Gốm Bát Tràng - Đặc sản Hà Nội thể hiện sự tinh xảo trong từng nét.
Đặc sản Việt Nam: Những lưu ý quan trọng bạn nên biết để tránh.
- Cách bảo quản:
Bạn nên hỏi người mua hoặc tìm hiểu cách bảo quản như nào. Với đồ ăn bảo quản sao không bị hỏng, đồ vật đóng gói như nào không bị vỡ khi di chuyển.Bảo quản đúng cách đặc sản Việt Nam tránh bị hư hỏng.
- Thời gian di chuyển:
Nếu bạn ở xa đến du lịch thì nên chọn mua các sản phẩm để được lâu như: mực 1 nắng, chà bông, Bánh đậu xanh Hải Dương, gốm sứ Bát Tràng, lụa Hà Đông,... Còn nếu bạn ở gần có thể lựa chọn mua các loại đặc sản vùng miền về ẩm thực có thể ăn ngay hay hạn sử dụng khoảng 1 tuần, như: Bánh gai, Cốm làng Vòng, Giò chả Ước Lễ,...
Lụa Hà Đông là đặc sản Việt Nam làm quà ai cũng mê.
- Hạn sử dụng:
Đối với đặc sản vùng miền liên quan đến ẩm thực bạn nên lựa chọn các sản phẩm mới sản xuất, tránh mua sản phẩm gần hết hạn. Lý do mình khuyên các bạn như vậy vì:
Các sản phẩm mới sản xuất đảm bảo độ mới, ngon và chất lượngBạn cũng không chắc chắn là đặc sản bạn biếu, người nhận có sử dụng ngay hay không.Tuy chỉ là vô tình bạn mua phải sản phẩm gần hết hạn mang đi biếu, nhưng người nhận có thể nghĩ bạn không thực sự quan tâm đến họ. Bạn chỉ mua đại khái, chọn quà đại mang về tặng họ.
Chính vấn đề này mình cũng đã từng bị mắc phải, hạn sử dụng khi mua quà tặng là bài học "xương máu" của mình. Vì vậy, các bạn nên chú ý khi mua đặc sản vùng miền làm quà tặng người thân nha.
Vừa rồi là những chia sẻ những "Kinh nghiệm xương máu khi mua đặc sản Việt Nam làm quà" của chính bản thân mình.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết đặc sản của từng vùng miền trên trang Sản Phẩm Đặc Sản để có lựa chọn "sáng suốt" trước khi mua nha!
Chạo nấm quấn rau ghém rừng Một món thuần rau thơm, ngon, bùi, rất bon miệng, chắc chắn làm bữa ăn ngày Tết không ngán. Nguyên liệu - 200g nấm đùi gà - Lá chanh - 30g thính gạo rang - 5g bột nấm rau củ - Các loại rau sống: Xà lách, kinh giới, lá sung, lá đinh lăng, lá mơ, lá bồ công anh, húng thơm -...