Phục hồi rối loạn ngôn ngữ do tai biến mạch máu não tại Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An
Để phục hồi rối loạn ngôn ngữ do tai biến mạch máu não, cho trẻ chậm nói … thời gian qua, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã thành lập đơn vị “ ngôn ngữ trị liệu”, cử bác sỹ, kỹ thuật viên tham gia lớp đào tạo “âm ngữ trị liệu” nhằm đáp ứng nhu cầu khám, điều trị của bệnh nhân.
Nguyên nhân
Thạc sỹ Thái Thị Xuân – Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An cho biết: Mất ngôn ngữ biểu hiện trong tiếng nói là sự méo tiếng, đó là hiện tượng như rụng mất nguyên âm cuối khi phát âm.
Có người sau tai biến trở nên nói bập bẹ như trẻ mới tập nói. Có những trường hợp mất đi nhịp điệu tiếng nói, bị chuyển giọng, âm điệu của ngôn ngữ bị biến đổi, có người nói những trọng âm như người nước ngoài.
Tình trạng nói lắp, nói không đúng ngữ pháp cũng xuất hiện ở một số trường hợp. Chứng diễn đạt thiếu từ cũng thường xảy ra ở những bệnh nhân này, người bệnh không thể hoặc khó gọi ra tên chính xác của sự vật, mặc dù họ rất muốn diễn tả.
Trong một số trường hợp, thầy thuốc phải hiểu được ý bệnh nhân muốn nói, sau đó nói ra âm đầu của từ nào đó sẽ giúp họ nói tiếp được. Một số người mắc chứng nói loạn biệt ngữ, họ sử dụng những từ không đúng với sự vật được gọi. Giữa từ đúng và từ người bệnh phát ra không có mối liên hệ nào và từ phát ra thường là thiếu nghĩa.
Điều trị rối loạn ngôn ngữ cho bệnh nhân tai biến.
Tai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng mất ngôn ngữ này. Tai biến này không chỉ làm mất đi khả năng nói mà còn làm mất khả năng viết của người bệnh. Những tắc nghẽn do huyết khối hay nghẽn động mạch cảnh trong trái và/hay của động mạch não giữa trái là nguyên nhân lớn gây ra những kiểu mất ngôn ngữ.
Các cơn thiếu máu tạm thời trong khu vực của động mạch cảnh trong trái có thể sẽ gây nên mất ngôn ngữ tạm thời. Những chảy máu do vỡ một động mạch bởi tăng huyết áp hay vỡ do dị dạng mạch máu đều có thể dẫn đến mất ngôn ngữ.
Người ta nhận thấy rằng những cơn đau nửa đầu kéo dài cũng có thể dẫn đến hậu quả này. Những chấn thương sọ não hở hoặc kín trong chiến tranh hay trong sinh hoạt hằng ngày (tai nạn giao thông, công nghiệp) cũng là một nguyên nhân thường gặp của mất ngôn ngữ. Các trường hợp u não cũng có thể gây ra mất ngôn ngữ và có thể đấy là triệu chứng điển hình của u não thái dương trái. Nhiễm khuẩn gây ra áp xe hay lan tỏa (viêm não) có thể gây ra tình trạng bệnh này. Những rối loạn ngôn ngữ có thể hợp thành triệu chứng của một cơn động kinh có ổ khu trú.
Hậu quả khi ngôn ngữ mất chuẩn
Thời gian qua, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân đến điều trị, phục hồi ngôn ngữ do tai biến, trẻ em bị chậm nói… Bệnh nhân Nguyễn Thị Thu Hà (54 tuổi) đến từ xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp) là một trong những trường hợp bị tai biến mạch máu não dẫn đến nói ngọng.
Anh Trương Văn Tùng (chồng bệnh nhân Nguyễn Thị Thu Hà) cho biết: “Vợ tôi bị tai biến 3 năm nay, sau khi điều trị phục hồi chức năng, hiện chân tay đã cử động được, tuy nhiên vẫn chưa tự đi lại mà phải có người hỗ trợ”. Khó khăn nhất của chị Hà đó là phát âm bị ngọng. Sau khi tìm hiểu kỹ, gia đình đã đưa chị Hà xuống điều trị “âm ngữ trị liệu” tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An kết hợp với phục hồi khả năng vận động.
Không riêng trường hợp chị Hà, mà hiện nay tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị tai biến dẫn đến mất khả năng phát âm, nói ngọng.
Như bệnh nhân Nguyễn Văn Tuyên (ở Diễn Châu) năm nay 45 tuổi. Chị Thái Thị Minh – người nhà bệnh nhân cho biết: “Anh Tuyên bị tai biến đã 8 năm nay, do không có điều kiện đi điều trị nên ngoài khả năng vận động chậm, phát âm của anh không rõ dẫn đến người nghe không hiểu, gây khó khăn trong sinh hoạt và giao tiếp”.
Video đang HOT
Trao đổi với bác sỹ Tăng Thị Nga – bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện được cử tham gia học lớp đào tạo liên kết về “Âm ngữ trị liệu” và thính học tại Trường Đại học Y dược Huế phối hợp với Đại học Quốc gia Chonbuk Hàn Quốc cho biết: “Chuyên ngành “Âm ngữ trị liệu” nhằm điều trị các mặt bệnh chính: Rối loạn về lời nói (lời nói không rõ, trẻ giảm thính lực, trẻ bại não, trẻ khe hở môi vòm miệng, rối loạn giọng ở bệnh pakinson, rối loạn vận ngôn, nói lắp…); rối loạn về ngôn ngữ: trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, giảm thính lực, trẻ rối loạn phổ tử kỷ; rối loạn về giao tiếp: mất ngôn ngữ sau tai biến mạch máu não hoặc chấn thương sọ não, sa sút trí tuệ, rối loạn phổ tự kỷ; rối loạn nuốt. Mục đích sau điều trị là để cải thiện lời nói, ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày để người bệnh tự tin hơn trong giao tiếp. Thời gian điều trị thường kéo dài nên cần sự kiên trì của người bệnh và người nhà người bệnh”.
Phục hồi chức năng thế nào?
Phục hồi chức năng phát âm cho người bệnh là vấn đề khó khăn, lâu dài, cần có sự kết hợp giữa các bác sỹ các chuyên khoa thần kinh, tai mũi họng, phục hồi chức năng. Những tổn thương tiến triển như u não thì rất khó phục hồi. Nếu là mất ngôn ngữ, giảm chất lượng ngôn ngữ do xuất huyết não có tiến triển tốt hơn so với nguyên nhân nhồi máu não.
Trong nhồi máu não, chứng bệnh này do tắc nghẽn động mạch nói chung lại có tiên lượng tốt hơn do huyết khối. Nếu mất ngôn ngữ xảy ra trước 10 tuổi thường có khả năng phục hồi tốt, càng già thì càng kém đáp ứng phục hồi.
Nhìn chung trí thông minh, hiệu quả học tập ở tất cả mọi trường hợp đều giảm sút sau khi bị chứng bệnh này.
Khi phát hiện người bệnh có sự méo tiếng, mất tiếng lúc đầu hãy để bệnh nhân cố gắng hết sức nói một cách tự nhiên, sau đó gợi cho họ nói đến những vấn đề gần gũi nhất với họ như gia đình, công việc, sau đó yêu cầu họ nói theo những yêu cầu của thầy thuốc để đánh giá mức độ mất rối loạn ngôn ngữ của người bệnh.
Các thầy thuốc và kỹ thuật viên chỉnh âm đặt ra những phương tiện nghe nhìn thật gợi cảm và phát ra những từ và những câu. Đây là biện pháp phục hồi không chỉ đòi hỏi kỹ năng tốt mà còn đòi hỏi sự tiếp xúc tâm lý tốt của thầy thuốc.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Thu Hà (Quỳ Hợp) đang được bác sỹ Tăng Thị Nga điều trị rối loạn ngôn ngữ tại Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An.
Những yếu tố nguy cơ vữa xơ động mạch như lớn tuổi, tiền sử gia đình có người bị đột quỵ đái tháo đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá, cholesterol máu cao… là những yếu tố nguy cơ đã được chứng minh có khả năng gây tai biến mạch não, do chúng liên quan đến vữa xơ động mạch. Kiểm soát chặt chẽ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, điều chỉnh rối loạn cholesterol máu và bỏ hút thuốc lá sẽ làm giảm được nguy cơ đột quỵ.
Trong số các yếu tố nguy cơ gây vữa xơ động mạch thì tăng huyết áp đóng vai trò quan trọng hơn cả. Huyết áp càng cao thì nguy cơ càng lớn. Những thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu ngăn chặn được sự cố vữa xơ động mạch huyết khối bao gồm cả cơn thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ. Aspirin và clopidogrel là các thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Có thể giảm nguy cơ bằng cách ngăn chặn sự hình thành các mảng xơ vữa của động mạch não bằng chế độ ăn ít mỡ, giàu vitamin, chất xơ, tránh thừa cân béo phì, không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và cần phải hoạt động thể lực chăm chỉ.
Với tinh thần: “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”.
Là “Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin”.
Mô hình “Bệnh viện – Khách sạn” xanh – sạch – đẹp” đầu tiên tại Nghệ An.
Địa chỉ: Số 220, đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Nghệ An.
ĐT Phòng khám: 02383.922.922
ĐT trực 24/24: 02383.922.922
ĐT nóng: 0966.251.414; 0912.002.210
ĐT Giám đốc: 0912.487.568.
Bài: Thanh Hiền; Ảnh: Đức Anh
Theo baonghean
Những việc đại kỵ cấm làm với người bị đột quỵ kẻo 'hối không kịp'
Khi có người thân bị đột quỵ, việc cần làm ngay là đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tuyệt đối tránh 'cứu' người bệnh bằng những cách sau kẻo có thể khiến họ càng nhanh... mất mạng.
Ảnh minh họa: Internet
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...
TS. Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Nội - Hội sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nhấn mạnh, tuyệt đối không được làm những việc dưới đây khi người thân bị đột quỵ:
- Không được tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió hay chích nặn máu vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị.
Ảnh minh họa: Internet
- Không cho người bệnh ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, người bệnh hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.
- Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp> 220/120 mmHg.
- Không dùng thuốc Aspirin hay các thuốc chống đông máu, tan máu vì lúc này chưa xác định được người bệnh bị loại đột quỵ não nào, nếu bị xuất huyết não thì dùng các thuốc trên sẽ làm cho người bệnh càng thêm nguy kịch.
Làm gì khi người thân có dấu hiệu đột quỵ?
TS. Tuấn khuyến cáo, nếu gặp người có dấu hiệu đột quỵ, việc cần làm là đỡ người thân để họ không bị té ngã là điều cần làm đầu tiên khi sơ cứu người bị đột quỵ.
Nếu người bệnh còn tỉnh táo thì cần để người bệnh nằm yên và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ gần nhất.
Nếu người bệnh hôn mê: Cần xem người bệnh thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngưng thở. Nếu ngưng thở thì cần hô hấp nhân tạo ngay nhằm kịp thời cung cấp oxy cho não.
Ảnh minh họa: Internet
Dấu hiệu đột quỵ
Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:
Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.
Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ
Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn
Người bị đột quỵ có thể có một vài dấu hiệu trên. Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới.
Những dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh. Bạn cần lắng nghe cơ thể, khi thấy các dấu hiệu này xuất hiện cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Thời gian "vàng" cho bệnh đột quỵ là 60 phút, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Cảnh báo: Đột quỵ não "tấn công" người trẻ Các chuyên gia lĩnh vực thần kinh của Bệnh viện Việt Đức cảnh báo về tình trạng gia tăng đột quỵ não ở người trẻ tuổi. Trong vòng 12 năm qua, số người trẻ bị đột quỵ não tăng tới gần 50%; nhóm tăng cao nhất là những người lạm dụng bia, rượu, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tình...