Phòng tránh viêm xoang ở người cao tuổi
Bệnh viêm xoang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống người cao tuổi. Tìm hiểu các biện pháp phòng tránh viêm xoang ở người cao tuổi thông qua bài viết dưới đây.
1. Các biện pháp phòng tránh viêm xoang ở người cao tuổi
Để phòng tránh viêm xoang ở người cao tuổi đạt hiệu quả cần lưu ý thực hiện đúng những điều sau:
- Thực hiện đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, bổ sung các chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng qua chế độ ăn hàng ngày như vitamin, khoáng chất cần thiết.
- Tránh các tác nhân có thể gây ra tình trạng viêm xoang ở người cao tuổi như: dị ứng phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn, hóa chất độc hại,…
- Đặc biệt người cao tuổi cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa. Khi ngủ người cao tuổi nên mặc ấm và đóng kín cửa sổ tránh để gió lùa vào phòng gây cảm lạnh.
- Giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, nhà cửa, phòng ngủ thoáng mát.
- Cần đeo khẩu trang khi ra ngoài đặc biệt nếu phải tiếp xúc với khói bụi, không khí lạnh.
Video đang HOT
Người cao tuổi không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân đối với người mắc bệnh viêm xoang tránh tình trạng lây nhiễm bệnh – Ảnh Internet
- Nên tập luyện thể dục đều đặn, lựa chọn tập thể dục nhẹ nhàng trong nhà giúp người cao tuổi nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để phòng tránh viêm xoang hiệu quả.
- Vì bệnh viêm xoang là bệnh có thể lây lan, do đó không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân đối với người mắc bệnh viêm xoang tránh tình trạng lây nhiễm bệnh.
Người bệnh khi xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, bị chảy nước mũi hoặc tắc mũi cần được điều trị ngay nhằm tránh trường hợp biến chứng viêm xoang xảy ra.
Để phòng tránh viêm xoang ở người cao tuổi người bệnh cần chủ động trong việc lựa chọn phương pháp để phòng tránh viêm xoang đạt hiệu quả.
2. Khi nào người bị viêm xoang cần gặp bác sĩ
Đa số bệnh viêm xoang chỉ gây ra các khó chịu đối với người bệnh chứ không chuyển biến nặng và gây quá nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người mắc bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh viêm xoang cần gặp bác sĩ đặc biệt người cao tuổi nếu có các biểu hiện sau cần lập tức tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ về hướng điều trị bệnh.
- Viêm xoang gây đau nhức vùng xoang như viêm xoang hàm, các trường hợp đau nhức vùng gò má, viêm xoang trán có thể gây đau nhức giữ hai lông mày. Viêm xoang sàng trước gây ra tình trạng đau nhức ở hai mắt,…
Viêm xoang gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày của người cao tuổi – Ảnh Internet
- Tình trạng viêm xoang có thể khiến xuất hiện chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí viêm xoang mà dịch nhầy sẽ chảy ra từ mũi hoặc xuống họng. Các trường hợp chảy dịch khiến người bệnh có cảm giác khụt khịt mũi và cảm giác lờ đờ ở cổ họng, luôn muốn khạc nhổ, các dịch nhầy màu tránh, màu vàng hoặc xanh có mùi hôi.
- Khi người bệnh bị nghẹt mũi có thể bị nghẹt một bên hoặc cả hai bên mũi.
- Dấu hiệu điếc mũi ở người bệnh viêm xoang thường không ngửi được mùi do tình trạng viêm nặng và phù nề nhiều nên mùi không len lỏi đến dây thần kinh khứu giác khiến người bệnh gặp tình trạng điếc mũi.
Khi gặp phải các dấu hiệu trên nếu nặng dần và không được điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh gặp phải những biến chứng nặng hơn.
Đối với người cao tuổi, nếu xảy ra các triệu chứng như trên cần được thăm khám và điều trị kịp thời để bệnh được chữa trị nhanh chóng, hiệu quả. Sau khi kiểm tra, thăm khám, thực hiện một số xét nghiệm bác sĩ sẽ phân loại viêm xoang ở độ nặng hoặc nhẹ để điều trị bệnh và tìm ra các biện pháp chữa trị phù hợp như sử dụng thuốc kháng histamin, thuốc rửa mũi hoặc phẫu thuật,…
Sinh bệnh bởi phòng máy lạnh
Người cao tuổi thường nhiều bệnh nền, sức chịu đựng kém, môi trường điều hòa không phù hợp nên dễ mắc bệnh đường hô hấp.
Bệnh nhân nam, 70 tuổi, tới Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội, do khàn tiếng, đau họng và ho khan. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm họng thanh quản cấp do nhiễm lạnh khi ở phòng có máy điều hòa kèm uống nước quá lạnh.
Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Hữu Nghị, tiếp nhận trung bình hàng ngày 1.200 bệnh nhân. Số bệnh nhân khám tăng cao trong thời gian nắng nóng tại Hà Nội. Nhiều bệnh nhân bị bệnh đường hô hấp trên, hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi họng, thanh quản, viêm xoang...
Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương đón tiếp 400 bệnh nhân một ngày, tăng gần 50% so với bình thường. Đa số bệnh nhân có sử dụng máy điều hòa.
Bác sĩ Phạm Trung Kiên, Phó trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Hữu Nghị, cho biết người già sức chống chọi yếu, khả năng thích ứng kém với môi trường nóng, nhiều bệnh nền kèm theo như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, tim mạch, đái tháo đường... Thời tiết nắng nóng hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột thường khiến người già khó thích nghi, dễ mắc bệnh.
Nhu cầu sử dụng máy điều hòa vào mùa hè tăng cao. Tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo người già ra vào điều hòa thường xuyên, sử dụng máy lạnh không đúng cách, dùng quá nhiều dễ bị viêm phổi, mắc các bệnh đường hô hấp.
Trong khi đó, nhiều người có tâm lý tránh nóng, muốn giảm nhiệt độ nhanh thường uống nước lạnh kết hợp sử dụng điều hòa ở nhiệt độ thấp. Chênh lệch nhiệt độ đột ngột gây phù nề da, bệnh đường hô hấp, nặng hơn có thể sốc nhiệt, đột quỵ.
Bác sĩ khám họng cho bệnh nhân cao tuổi tại Bệnh viện Hữu nghị. Ảnh: Chi Lê.
Để tránh các bệnh đường hô hấp ở người già vào mùa hè do sử dụng điều hòa, bác sĩ Kiên khuyến cáo người cao tuổi thường xuyên súc miệng, sát trùng họng bằng nước muối vào buổi sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ. Tốt nhất là sử dụng nước muối sinh lý để giảm các triệu chứng đau họng và cảm lạnh thông thường.
Phòng máy lạnh sẽ làm cho da, niêm mạc mũi bị khô. Người cao tuổi cần luôn nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch nước biển sâu để làm ẩm, sạch mũi, tránh hơi lạnh lọt vào đường hô hấp gây viêm họng, viêm phổi.
Người già ở trong môi trường nhiệt độ ổn định, không nên sử dụng điều hòa quá lạnh. Trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ điều hòa tốt nhất nên thấp hơn nền nhiệt ngoài trời khoảng 10 độ C, duy trì khoảng 26-28 độ C.
Không nên vào phòng điều hòa ngay sau khi tắm hoặc khi cơ thể nhiều mồ hôi. Cơ thể phải khô ráo trước khi sử dụng hoặc bước vào phòng có điều hòa. Trước khi ra khỏi phòng, phải mở cửa và tắt máy lạnh khoảng 30 phút để nhiệt độ trong phòng và ngoài trời tương đối cân bằng, giúp cơ thể thích nghi với thay đổi nhiệt độ. Sử dụng máy điều hòa đúng cách. Không nên ngày nào cũng bật máy lạnh, chỉ sử dụng trong ngày nắng nóng.
Người già cũng không nên đi tập thể dục khi thời tiết quá nóng, dự báo bức xạ nhiệt cao. Nên thực hiện các bài tập trong nhà hoặc ở phòng có nhiệt độ ổn định để đảm bảo sức khỏe.
Để phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng người lớn tuổi bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế đường. Không nên ăn nhiều trái cây quá ngọt, đồ uống quá lạnh. Uống khoảng 2-3 lít nước một ngày, sáng sớm khi thức giấc nên uống một cốc nước lọc khoảng 250-300 ml.
Ho về đêm có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm Hỏi: Tôi hay bị ho dữ dội về đêm, cơ thể mệt mỏi vì thường xuyên ngủ không ngon giấc. Xin bác sĩ cho biết tôi mắc bệnh gì, và biện pháp điều trị? - Đào Thị Phương (56 tuổi; Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) Ảnh minh họa Đáp: Ho về đêm ở người lớn có thể do viêm xoang, hen suyễn,...