Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt
Sắt là thành phần chủ yếu cấu tạo nên hồng cầu trong máu. Nếu cơ thể thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu. Những đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao là phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, trẻ em, người có thể trạng yếu, bệnh nhân sau phẫu thuật.
Phụ nữ mang thai thiếu máu có nguy cơ cao sinh non, sinh con nhẹ cân
Thiếu sắt thường gây váng đầu, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, kém tập trung, buồn ngủ, thở hổn hển, khó thở khi gắng sức, da xanh xao, miễn dịch kém… Phụ nữ mang thai thiếu sắt dễ bị nhiễm độc thai nghén, thai nhi phát triển không tốt, có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và dễ bị chảy máu, thiếu máu sau sinh. Trẻ em thiếu sắt thường biếng ăn, còi cọc, chậm lớn, hay quấy khóc đêm, hệ miễn dịch suy yếu, hay ốm vặt, kém hoạt bát.
Trẻ em thiếu sắt thường biếng ăn, còi cọc, chậm lớn
Các biện pháp phòng chống thiếu máu do thiếu sắt
Có nhiều cách để bổ sung sắt như: Lựa chọn những thực phẩm tươi có nhiều chất sắt cho bữa ăn hàng ngày như huyết bò, huyết heo, gan heo, hải sâm, nấm mèo, nấm hương khô, đậu nành, cần tây, rau dền đỏ; bổ sung sắt bằng các chế phẩm chứa sắt như viên sắt uống, dung dịch sắt uống…
Tuy nhiên, bổ sung sắt thông qua việc ăn uống thời gian hấp thụ lâu hơn nên với những đối tượng có nhu cầu sắt cao như trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người bệnh sau phẫu thuật… phải bổ sung sắt bằng các chế phẩm chứa sắt mới đáp ứng nhanh nhu cầu sắt của cơ thể. Nhưng chế phẩm sắt nào tiện dụng, đáp ứng tốt nhu cầu của cơ thể và không gây ra các tác dụng phụ là điều mà chúng ta cần phải lưu tâm.
Trong bảng Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (Bộ Y tế 1996), chất sắt cần thiết tùy theo lứa tuổi và giới tính như sau:
- Trẻ nhỏ: 1 tuổi: 10 mg; Từ 1-3 tuổi là 7 mg; Từ 4-6 tuổi: 6 mg; Từ 7-9 tuổi: 12 mg.
Video đang HOT
- Thiếu niên: Từ 10-12 tuổi: 12 mg; Từ 13-15 tuổi: 18 mg; Từ 16-18 tuổi: 11 mg.
- Người trưởng thành: 11 mg cho nam giới; Nữ giới từ 18-60: 24 mg;> 60 tuổi: 9 mg. Riêng phụ nữ có thai (trong 6 tháng cuối): 30 mg; Phụ nữ cho con bú: 24 mg.
Theo VNE
Nhận biết dấu hiệu cơ thể đang thiếu sắt
Thiếu sắt sẽ khiến cơ thể mệt mỏi kéo dài nhưng ít người nhận biết. Trẻ em và phụ nữ là những đối tượng thường xuyên bị thiếu sắt. Hãy xem các dấu hiệu sau để nhận biết tình trạng thiếu hụt sắt của cơ thể.
1. Mệt mỏi, uể oải
Thiếu sắt làm cho cơ thể cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi. Một lý do hợp lý để giải thích điều này là tất cả các tế bào trong cơ thể con người đều chứa sắt và nó có nhiều chức năng quan trọng. Một trong những chức năng quan trọng nhất là cung cấp oxy cho các tế bào. Khi có sự thiếu hụt sắt, oxy này không đến được các tế bào, vì vậy làm chậm quá trình cung cấp oxy cho cơ thể.
2. Thay đổi tâm trạng
Hầu hết triệu chứng của thiếu sắt là rất nhẹ, và cũng chính vì vậy mà bạn thường không để ý đến sự khác biệt của cơ thể. Tuy nhiên, khi đột nhiên bắt đầu cảm thấy gắt gỏng, thường xuyên nhức đầu hoặc cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, bạn nên đi kiểm tra. Khi tình trạng thiếu sắt trở nên nặng hơn, bạn thậm chí sẽ rất nóng tính, hay bước vào giai đoạn đầu của bệnh trầm cảm.
3. Khó thở
Nếu ngay cả việc leo lên cầu thang cũng làm bạn gặp chút vấn đề, hoặc là cảm thấy khó thở khi làm công việc hàng ngày, thì nên đi kiểm tra sức khỏe. Khó thở có thể sẽ ảnh hưởng đến trái tim, vì vậy tốt nhất không nên bỏ qua nó.
4. Móng tay giòn
Móng tay cần được cung cấp máu và các chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe. Khi nhận thấy rằng móng tay trở nên giòn, điều đó cho thấy bạn đang bị thiếu sắt. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, điều này chỉ xảy ra trong giai đoạn rất nặng.
5. Màu sắc da nhợt nhạt
Khi không có nguồn cung cấp oxy thích hợp cho các tế bào máu, và hemoglobin thấp, màu sắc da sẽ bắt đầu chuyển sang tái nhợt, làm cho bạn trông yếu đi. Điều này thường xảy ra từ từ và khi nó đến bất ngờ tức là đã trở nên nghiêm trọng.
6. Rụng tóc
Tóc, giống như tất cả cơ quan và phần khác của cơ thể, cần đến các chất dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng để khỏe mạnh. Thiếu sắt trong cơ thể có nghĩa là bạn sẽ phải đối mặt với việc gãy và rụng tóc.
7. Mãn kinh sớm
Phụ nữ đang trải qua giai đoạn tiền mãn kinh dễ bị thiếu sắt. Điều này chủ yếu là do sự thiếu hụt nội tiết tố. Các bác sĩ nói rằng nguyên nhân chính của thiếu sắt là do lượng sắt trung bình được cung cấp từ nguồn thực phẩm hàng ngày bị thiếu hụt, nhất là trong thời kỳ mãn kinh. Vì vậy phụ nữ cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống, thực phẩm hàng ngày để cung cấp sắt cần thiết cho cơ thể.
8. Mất máu nhiều
Một nguyên nhân rất nổi bật của thiếu sắt là mất máu mãn tính. Ví dụ, bạn đang trải qua chu kỳ kinh nguyệt nặng, hoặc hiến máu một cách thường xuyên hay bị chảy máu nghiêm trọng..., nếu cảm thấy chóng mặt hay cơ thể thường xuyên yếu thì tốt nhất bạn nên đi kiểm tra để tránh trường hợp xấu nhất.
9. Hội chứng tê chân
Hội chứng này thường khiến người ta phải di chuyển hoặc rung chân liên tục. Nó cũng có nghĩa là có cảm giác khó chịu ở chân, đặc biệt là bạn ở một vị trí trong thời gian dài. Đôi khi, chân cũng biến lạnh và cứng trong khi ngủ.
10. Thèm ăn những thứ lạ
Mặc dù điều này xảy ra chủ yếu ở trẻ em, một số phụ nữ mang thai cũng phải đối mặt với tình trạng này. Theo đó, người ta có cảm giác thèm ăn những thứ kỳ lạ bất thường như bụi bẩn, nước đá hoặc sơn. Cảm giác thèm này cũng có thể xảy ra với những thực phẩm khác, và có thể tệ hơn theo thời gian. Ở trẻ em, đây là một trong những cách dễ nhất để xác định thiếu sắt.
Tất cả triệu chứng này có thể xảy ra cùng lúc hoặc ngẫu nhiên, cho thấy nguy cơ cao là bạn đang bị thiếu hụt sắt. Từ thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu và không thể duy trì mức độ hemoglobin trong máu. Vì vậy, cần kiểm tra các dấu hiệu xảy ra của cơ thể và chăm sóc bản thân thật tốt.
Một số mẹo giúp bạn tăng lượng hấp thu sắt:
- Bổ sung vitamin C: vitamin C giúp tăng lượng hấp thu sắt lên đến 50% vì vậy hãy bổ sung thêm vitamin C để giúp cơ thể dễ hấp thu sắt từ thực vật hơn.
- Thực phẩm bổ trợ: như ngũ cốc, bánh mì có bổ sung sắt là lựa chọn tốt.
- Sử dụng chế phẩm bổ sung sắt: nếu bạn đang có thai hoặc cho con bú, hãy tư vấn bác sĩ để bổ sung sắt hợp lí.
- Một số thực phẩm cản trở sự hấp thu sắt của cơ thể, vì vậy nên tránh ăn cùng như đồ uống có cafein và thực phẩm giàu canxi như trà, café, sữa.
Theo VNE
10 dấu hiệu cơ thể thiếu sắt Thiếu sắt là tình trạng rất phổ biến, đặt biệt ở trẻ em và phụ nữ. Nó thường gặp ở những người suy dinh dưỡng và có thể làm cạn kiệt các tế bào hồng cầu. Các triệu chứng của tình trạng này từ nhẹ đến nặng, bao gồm chóng mặt, mệt mỏi liên tục và nhức đầu, sốt, đau ngực, làn da...