Phát hiện lợi ích bất ngờ của nước dừa liên quan đến ung thư
Được mệnh danh là “thức uống thể thao của thiên nhiên”, nước dừa có thể mang lại những lợi ích sức khỏe bất ngờ ngoài việc làm dịu cơn khát trong những ngày oi bức.
Một nghiên cứu mới đã phát hiện uống nước dừa mỗi ngày có thể giúp thuyên giảm chứng viêm loét đại tràng – đồng nghĩa với làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Khoa Tiêu hóa, Viện Khoa học Y tế toàn Ấn Độ thực hiện, bao gồm 95 bệnh nhân viêm đại tràng nhẹ đến trung bình (mắc bệnh trung bình 4 năm) tham gia.
Nước dừa có thể mang lại những lợi ích sức khỏe bất ngờ ngoài việc làm dịu cơn khát cho ngày oi bức. Ảnh Pexels
Những người tham gia, trong độ tuổi từ 25 đến 48, được chia thành 2 nhóm: Một nhóm uống nước dừa mỗi ngày trong 8 tuần và nhóm thứ 2 uống giả dược. Cả hai nhóm tiếp tục sử dụng các loại thuốc điều trị viêm đại tràng thông thường và ăn uống như bình thường.
Kết quả cho thấy sau thời gian nghiên cứu, người tiêu thụ nước dừa tăng 25% tỷ lệ thuyên giảm chứng viêm đại tràng so với nhóm đối chứng, theo Verywell Health.
Cô Edwina Clark, chuyên gia dinh dưỡng đang làm việc tại Mỹ, cho biết nước dừa là liệu pháp bổ sung cho các biện pháp điều trị viêm đại tràng từ nhẹ đến trung bình và có ít rủi ro.
Viêm đại tràng là một dạng viêm ruột gây kích ứng và sưng ở ruột già, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, đi tiêu thường xuyên và khẩn cấp, phân có máu, người mệt mỏi.
Ý nghĩa to lớn của phát hiện này là nước dừa giúp thuyên giảm chứng viêm đại tràng đồng nghĩa với giảm nguy cơ ung thư đại tràng và các biến chứng của viêm đại tràng trong lâu dài.
Chuyên gia Clark nói thêm: Việc điều trị thường là kết hợp giữa thuốc, chế độ ăn uống và lối sống.
Tại sao nước dừa làm được điều tuyệt vời này?
Video đang HOT
Viêm đại tràng là một dạng viêm ruột gây kích ứng và sưng ở ruột già, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, đi tiêu thường xuyên và khẩn cấp, phân có máu, người mệt mỏi
Pexels
Nước dừa có chứa cytokinin chống viêm. Thử nghiệm cho thấy nước dừa cũng có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hóa.
Một số nghiên cứu cho thấy nước dừa có các peptide kháng khuẩn có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột. Mất cân bằng trong hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan đến viêm đại tràng, nên nước dừa có thể có lợi cho những người bị viêm đại tràng, theo Verywell Health.
Đồ uống này cũng chứa nhiều kali có tác dụng giảm viêm. Lượng kali hấp thụ cao hơn giúp giảm nguy cơ viêm ruột, bao gồm cả viêm đại tràng.
Người bệnh viêm loét đại tràng có nên uống nước dừa không?
Ngoài tác dụng làm dịu cơn khát, nước dừa còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một nghiên cứu mới cho thấy, uống nước dừa có thể hỗ trợ giảm triệu chứng lâm sàng đối với những người bị viêm loét đại tràng.
1. Lợi ích của nước dừa đối với sức khỏe
Nước dừa được coi là "thức uống thể thao của thiên nhiên" vì nó có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, đồng thời chứa ít calo và chất béo.
Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, nước dừa tự nhiên chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C...
Các khoáng chất có trong nước dừa như: kali, natri, canxi, magie, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào.
Trong một cốc nước dừa nguyên chất có:
Lượng calo: 44
Natri: 64mg
Carbohydrate: 10,4g
Chất xơ: 0g
Đường: 9,6g
Chất đạm: 0,5g
Vitamin C: 24,3mg
Kali: 404 mg
Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ, điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.
Nước dừa có lượng đường thấp hơn hầu hết các loại đồ uống thể thao và có carbohydrate, giúp cải thiện chức năng cơ bắp. Nghiên cứu cho thấy uống nước dừa có lợi hơn nước thông thường trong việc bù nước sau khi tập thể dục vì lượng chất điện giải cao.
Nước dừa chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao.
2. Nước dừa có tốt cho người bị viêm loét đại tràng không?
Viêm loét đại tràng là căn bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng nên người bệnh thường bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đầy bụng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng đối với người bệnh viêm đại tràng. Nguyên nhân bởi các tổn thương viêm tại đại tràng có thể cản trở quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, khi bị viêm đại tràng, việc kiểm soát chế độ ăn uống sẽ góp phần giảm các triệu chứng đau bụng và rối loạn tiêu hóa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần làm giảm sự kích thích, tổn thương niêm mạc đại tràng. Người bệnh viêm đại tràng nên ăn các thực phẩm tốt cho đại tràng và sự phục hồi như: ngũ cốc tinh chế, thịt nạc, cá, khoai tây, khoai sọ, bí xanh, bí đỏ, cà rốt, rau ngót, rau cải, sữa chua...
Một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Y tế ở Ấn Độ đã khám phá tiềm năng của nước dừa trong việc làm giảm triệu chứng bệnh viêm loét đại tràng (UC).
Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung nước dừa cùng với các loại thuốc tiêu chuẩn có thể giúp làm giảm triệu chứng, giảm viêm đường ruột trong bệnh viêm loét đại tràng nhẹ và trung bình.
Trong nghiên cứu, 49 bệnh nhân trưởng thành bị UC nhẹ và trung bình đã uống 200ml nước dừa hai lần mỗi ngày, trong khi 46 bệnh nhân dùng giả dược (nước có hương vị dừa). Tất cả những người tham gia đều đang điều trị bệnh UC.
Sau 8 tuần, 26 trong số 49 bệnh nhân (53%) tiêu thụ nước dừa đã thuyên giảm triệu chứng, cho thấy các triệu chứng được kiểm soát tốt với mức độ hoạt động của bệnh ở mức tối thiểu. Ngược lại, chỉ có 28% trong số 46 bệnh nhân ở nhóm giả dược có sự thuyên giảm tương tự. Ngoài ra, 57% những người trong nhóm uống nước dừa cho thấy sự cải thiện về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, trái ngược với 28% ở nhóm dùng giả dược.
Kiểm soát chế độ ăn uống sẽ góp phần giảm các triệu chứng viêm loét đại tràng.
Một số bệnh nhân mắc bệnh UC được uống nước dừa cũng cho thấy lượng calprotectin trong phân giảm (dưới 150mcg/g) và những thay đổi ở một số vi khuẩn đường ruột có liên quan đến sự thuyên giảm qua nội soi và lâm sàng. Tuy nhiên, những thay đổi nội soi không khác nhau giữa nhóm dùng nước dừa và nhóm dùng giả dược.
Nghiên cứu này được thúc đẩy bởi các nghiên cứu hấp dẫn trên động vật chứng minh đặc tính chống viêm của nước dừa và khả năng phát triển sự cân bằng giữa các vi sinh vật có lợi trong đường ruột.
Một số nghiên cứu cho thấy nước dừa có các peptide kháng khuẩn cụ thể có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột. Do mối liên hệ giữa sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật đường ruột và các triệu chứng UC, nên nước dừa có thể có lợi cho những người mắc UC.
Nước dừa cũng chứa nhiều kali, một chất dinh dưỡng có tác dụng giảm viêm và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ruột, bao gồm cả viêm loét đại tràng.
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn? Thời tiết nắng nóng, nhu cầu giải khát tăng cao, nước mía, nước dừa là lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Vậy uống nước mía hay nước dừa thì tốt hơn? Những ngày qua, cả nước bước vào chuỗi ngày nắng nóng gay gắt, nhất là thời điểm từ 10 giờ trưa đến 3 giờ chiều. Để giải nhiệt và giữ nước...