Phấn đấu 100% trẻ em trong độ tuổi được uống vitamin A trong Ngày Vi chất dinh dưỡng
Việc bổ sung vitamin A là rất cần thiết đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Hằng năm, thông qua hai chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em trong độ tuổi trên toàn quốc, tỷ lệ trẻ em uống vitamin A thường xuyên được duy trì trên 98%.
Vẫn còn trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
Cho đến nay chúng ta đã có những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em đã giảm nhanh và bền vững; thanh toán được tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A; tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các vi chất dinh dưỡng khác ngày càng được cải thiện; kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng của người dân ngày càng được nâng cao….
Tuy nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với 3 gánh nặng về dinh dưỡng (tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và thừa cân béo phì), kèm theo xu hướng gia tăng của bệnh không lây nhiễm. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi còn ở mức cao, chiếm khoảng 19,6% và có sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là vùng miền núi so với thành thị và nông thôn.
Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường (5 – 19 tuổi) tăng từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020.
Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ và trẻ em còn ở mức có ý nghĩa đối với sức khỏe cộng đồng, cụ thể tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 19,6%; phụ nữ có thai là 25,6%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 9,5% và vẫn còn 58,0% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm.
Việc bổ sung vitamin A là rất cần thiết đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Cho trẻ bổ sung đủ vitamin A
Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao thấp ở thanh niên Việt Nam. Ngoài ra, thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em, khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động khi trưởng thành.
Việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng theo vòng đời từ giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trẻ lứa tuổi học đường, trẻ vị thành niên, người trưởng thành và người cao tuổi đặc biệt quan trọng trong phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và nâng cao tầm vóc của người Việt Nam.
Video đang HOT
Bổ sung vitamin A là rất cần thiết đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Hằng năm, thông qua hai chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em trong độ tuổi trên toàn quốc, tỷ lệ trẻ em uống vitamin A thường xuyên được duy trì trên 98% (tương đương với hơn 6 triệu trẻ em từ 6 tháng đến 59 tháng tuổi).
Từ năm 1993 đến nay, hoạt động bổ sung vitamin A cho trẻ em đã trở thành hoạt động thường niên của hơn 11.000 xã/phường trong toàn quốc.
Vì sao các vitamin thiết yếu cho cơ thể được đặt tên theo bảng chữ cái?
Là những chất rất cần thiết cho cơ thể, nhưng các vitamin được gọi tên rất đơn giản như vitamin A, B, vitamin C, D..., chứ không phải bằng các tên dài dòng và khó nhớ như các chất khác.
Vitamin rất cần thiết cho cơ thể. (Ảnh: Getty)
Vitamin là thuật ngữ mô tả nhiều loại hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự trao đổi chất để duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của con người nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp mà phải bổ sung từ các thức phẩm ăn hàng ngày.
Là những chất rất cần thiết cho cơ thể, nhưng các vitamin được gọi tên rất đơn giản và dễ nhớ như vitamin A, B, vitamin C, D..., chứ không phải bằng các tên dài dòng, khó nhớ như các loại chất hay thuốc khác.
Ai là người phát hiện ra vitamin?
Tên gọi vitamin, ban đầu là vitamine, ghép từ "vita" (sự sống trong tiếng Latinh) và "amine" (một loại hợp chất hóa học chứa nitơ).
Tên gọi này do nhà hóa sinh người Mỹ gốc Ba Lan Casimir Funk đặt ra vào năm 1912, khi ông phát hiện nguyên nhân gây ra một số căn bệnh là do thiếu hụt vài thành phần nhất định trong chế độ ăn uống.
Năm 1912, Funk phát hiện 4 căn bệnh gồm Beriberi (có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và hệ thần kinh), Scurvy (khiến răng và nướu thối rữa), Pellagra (dẫn đến các biến chứng như viêm da), và bệnh còi xương, đều bắt nguồn từ việc thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định.
Quan điểm bệnh tật có thể xuất hiện do thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu, không phải chỉ do nhiễm trùng hay độc tố, mang tính cách mạng, nhất là vào thời điểm mà lý thuyết mầm bệnh đang chiếm ưu thế, lý thuyết này chỉ ra một số bệnh nhất định bắt nguồn từ những vi sinh vật gây bệnh.
Tuy nhiên, Funk lại đề xuất rằng một số loại vitamin cần góp mặt trong chế độ ăn uống của con người và chỉ một lượng rất nhỏ cũng có thể giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh.
Tại Viện Lister ở London, Anh, Funk đã tiến hành thí nghiệm để cô lập một phức hợp các vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự sống, được ông coi là các amin thiết yếu (vital amine).
Trong nghiên cứu của mình, ông đặt tên chất này là "vitamin" vì ông tin rằng nó cần thiết cho sự sống cũng như có thể chữa khỏi bệnh tật. Funk tuyên bố: "Để khỏe mạnh, nên tránh một chế độ ăn uống đơn điệu."
Nguồn gốc tên gọi các loại vitamin
Vitamin không chỉ có một loại và ý tưởng sử dụng hệ thống chữ cái quen thuộc hiện nay để đặt tên cho các vitamin bắt nguồn từ Cornelia Kennedy, khi trong luận án thạc sỹ của mình năm 1916, bà đã "sử dụng chữ cái 'A' và 'B' để chỉ định các yếu tố cần thiết trong chế độ ăn uống mới."
Các loại vitamin được đặt tên theo trình tự khám phá ra chúng. Từ năm 1910 đến năm 1920, vitamin A, B, C, D và E được phát hiện và đặt tên theo các chữ cái trong bảng chữ cái.
Việc phát hiện được thực hiện trên cả thành phần hòa tan trong chất béo và hòa tan trong nước, dẫn đến việc chia tách vitamin từ A đến E.
Vitamin C có nhiều trong trái cam. (Nguồn: bewellnova)
Năm 1920, nhiều loại vitamin được phát hiện hơn, cụ thể là B1 và B2. Tuy nhiên, những vitamin này sau đó được nhóm lại với nhau do sự giống nhau về tính chất, sự phân bố trong các nguồn tự nhiên và chức năng sinh lý chồng chéo. Sau đó, chúng được gọi là "phức hợp vitamin B."
Vitamin B có nhiều loại, bao gồm vitamin B12 (cobalamin) được phát hiện năm 1926, B5 (axit pantothenic), B7 (Biotin) năm 1931, B6 (pyridoxine) năm 1934, B3 (Niacin) và B9 (axit folic) vào năm 1941.
Tuy nhiên, theo thời gian, các nhà nghiên cứu khác nhận thấy lý thuyết ban đầu của Funk không hoàn toàn chính xác, không phải tất cả vitamin đều là amine.
Chẳng hạn, vitamin D được tổng hợp khi da tiếp xúc với ánh sáng cực tím và thực chất là một hormone steroid. Đây là lý do tại sao chữ "e" trong "vitamine" bị lược bỏ để tạo thành thuật ngữ "vitamin" như ngày nay.
Vitamin cũng không phải chỉ ảnh hưởng đến một bệnh như Funk đề xuất ban đầu. Ví dụ, sự thiếu hụt vitamin D liên quan đến nhiều bệnh mãn tính như rối loạn chuyển hóa xương, bệnh tim và tiểu đường.
Có tổng cộng 13 loại vitamin đã được xác định từ năm 1913 đến 1948. Chúng được chia thành 2 loại chính gồm vitamin tan trong nước với các vitamin nhóm B và C và vitamin tan trong chất béo với các vitamin nhóm A, D, E, K.
Vai trò của vitamin đối với cơ thể
Vitamin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và duy trì sự sống của con người, nếu cơ thể thiếu vitamin sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.
Vitamin là một trong những thành phần quan trọng để tạo nên tế bào, giúp phát triển và duy trì sự sống của tế bào; là chất xúc tác tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng, biến đổi thức ăn thành năng lượng để cung cấp, phục vụ cho tất cả hoạt động sống của cơ thể.
Vitamin có nhiều trong các thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Ảnh minh họa. (Nguồn: Harvard Health)
Vitamin hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa và điều trị bệnh từ đó tăng cường sức khỏe cho cơ thể; tham gia điều hòa và tăng cường các chức năng hoạt động của hệ thần kinh và tim mạch.
Vitamin bảo vệ tế bào của cơ thể tránh khỏi các cuộc tấn công của các tác nhân gây bệnh nhờ khả năng chống lại quá trình oxy hóa, đặc tính khử độc và khả năng sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương, từ đó giúp hỗ trợ phục hồi nhanh chóng tổn thương.
Tuy nhiên, mặc dù vitamin rất cần thiết cho cơ thể, song việc bổ sung vitamin không nên lạm dụng mà cần có sự tư vấn của bác sỹ, bởi tình trạng thừa hay thiếu vitamin cũng đều là nguyên nhân gây nên những bệnh lý của cơ thể, tác động tiêu cực đến sức khỏe./.
Ăn cà chua sống hay cà chua nấu chín tốt hơn cho sức khỏe? Nhiều người cho rằng cà chua ăn sống sẽ tốt hơn vì nó sẽ 'bảo toàn' được dinh dưỡng, tuy nhiên một số người lại cho rằng ăn cà chua chín mới tốt. Vậy ăn cà chua sống hay chín sẽ tốt hơn? Câu trả lời sẽ có trong bài viết. Những tác dụng của cà chua với sức khỏe Theo y học...